Đau nhức chân từ 2 đầu gối trở xuống: nguyên nhân và cách trị

Trong mỗi chúng ta ai cũng từng một lần gặp phải tình trạng nhức chân từ đầu gối trở xuống, vậy nguyên nhân do đâu? Làm sao để hết? Hãy đọc bài viết sau đây nhé.

Nguyên nhân và cách điều trị đau nhức chân từ đầu gối trở xuống

Đau nhức chân từ 2 đầu gối trở xuống là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra hiện tượng đau nhức, tê chân từ đầu gối trở xuống thường không phải ai cũng biết. Đau có thể do chấn thương hoặc cũng có thể do các điều kiện y tế gây ra.

Nguyên nhân nhức chân từ đầu gối trở xuống

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hòa (Bệnh viện đa khoa Đống Đa) cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức chân từ đầu gối trở xuống. Tuy nhiên, không có cách nào để có thể phân loại tất cả các nguyên nhân bắt nguồn từ đâu. Tuy nhiên, cách tốt nhất để phát hiện và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau nhức mỏi đầu gối chân đó là bác sĩ cần tiến hành làm các thủ thuật, xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Sau đây là các nguyên nhân điển hình gây đau nhức chân từ đầu gối trở xuống.

1/ Đau nhức hai đầu gối chân do tình trạng thừa cân béo phì

Như các bạn đều biết, một trong những nguyên nhân gây đau đầu gối là do yếu tố cân nặng gây ra. Bởi hai đầu gối là nơi giữ vai trò quan trọng, gánh vác toàn bộ trọng lượng cơ thể. Chính vì vậy, đầu gối và các bộ phận từ đầu gối trở xuống thường chịu áp lực đè nén lớn của cơ thể. Do đó, một khi bạn sở hữu cân nặng vượt mức cho phép, trọng lượng cơ thể sẽ đè lên khớp gối dẫn đến hiện tượng nhức chân từ đầu gối trở xuống bàn chân. Nếu vấn đề cân nặng không được giải quyết sớm, triệu chứng đau nhức sẽ diễn ra ngày càng nặng hơn.

2/ Chứng thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối gây đau nhức chân từ đầu gối trở xuống - chữa nhức mỏi chân

Nếu chẳng may gặp phải triệu chứng nhức chân từ đầu gối trở xuống rất có thể bạn đang mắc phải chứng thoái hóa khớp gối. Căn bệnh này xảy ra có thể là do ảnh hưởng của trục của chi dưới. Thông thường, trục chi dưới của mỗi người thường không giống nhau và bao gồm hai loại chính đó là loại gối vẹo trong và loại gối vẹo ngoài.

Với những trường hợp, người có trục chi dưới thuộc loại gối vẹo trong thì khi đứng thẳng gối sẽ tách ra xa nhau và gây áp lực lên khoang trong. Còn với người có gối vẹo ngoài thì ngược lại, hai gối sáp lại gần nhau trong khi đó cổ chân lại tách ra xa. Chính yếu tố này làm tăng sức đè nén lên khoang ngoài, dẫn đến hiện tượng thoái hóa khớp gối ngoài và gây nhức chân từ đầu gối trở xuống.

3/ Nhức chân từ đầu gối trở xuống do yếu tố tuổi tác

Tuổi tác cũng quyết định một phần dẫn đến biểu hiện nhức chân từ đầu gối trở xuống. Bởi tuổi tác thường tỷ lệ nghịch với độ săn chắc của xương. Chính vì vậy, theo thời gian, tuổi tác càng cao hệ thống xương khớp bắt đầu xuất hiện tình trạng loãng xương và dần dần trở nên lão hóa. Các khớp gối có dấu hiệu bị bào mòn và thoái hóa dẫn đến tình trạng đau nhức dữ dội, đau 2 đầu gối xuống bàn chân.

4/ Cục máu đông

Cục máu đông ở chân cũng có thể là nguyên nhân gây đau nhức chân từ đầu gối trở xuống. Bởi các cục máu đông thường nằm sâu trong tĩnh mạch ở chân từ đầu gối trở xuống. Hiện tượng này có nhiều khả năng xảy ra đó là do người bệnh không hoạt động trong khoảng thời gian dài (có thể do ngồi trên máy bay hay đi xe quá lâu). Bên cạnh đó, cục máu đông cũng có thể do thừa cân nặng hoặc do người bệnh sử dụng một số loại thuốc nhất định.

Giãn tĩnh mạch chân là hiện tượng các tĩnh mạch màu xanh đậm hoặc tím ở chân xoắn lại vào nhau dẫn đến suy yếu chức năng tĩnh mạch ở chân. Điều này có nghĩa là chức năng lưu thông và dẫn máu về tim không còn hiệu quả và gây ứ đọng máu ở phần thấp của chân rồi lan lên dần. Người bị giãn tĩnh mạch chân thường cảm thấy đau nhức hoặc đau âm ỉ, nhất là khi đứng. Phụ nữ trong độ tuổi 30 – 50 hoặc những người làm công việc như đứng khá lâu hoặc ngồi nhiều thường có nguy cơ mắc phải bệnh cao.

6/ Hẹp cột sống thắt lưng

Hẹp cột sống thắt lưng xảy ra khi rễ dây thần kinh cột sống bị chèn ép và đè nén. Bệnh xảy ra thường là do các khớp xương mở rộng nằm ở giữa phía sau cột sống gây ra. Các triệu chứng của hẹp cột sống thường được gọi là đau dây thần kinh tọa. Chính vì vậy, cơn đau do hẹp cột sống gây ra thường có khuynh hướng phát triển và lan rộng theo chiều hướng từ thắt lưng hông đến đùi và gây tê chân từ đầu gối trở xuống.

7/ Bệnh thần kinh đái tháo đường

Bệnh thần kinh tiểu đường gây nhức chân từ đầu gối trở xuống

Những người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát kém có thể phát triển thành bệnh thần kinh tiểu đường. Triệu chứng của bệnh có thể bao gồm cơn đau tê từ đầu gối xuống bàn chân. Người bệnh thường có cảm giác đau nhức ở bàn chân như bị kim chích hoặc đau, ngứa râm ran.

Bên cạnh đó, tiểu đường cũng là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh mạch máu ngoại vi gây hẹp động mạch ở chân và làm giảm lưu lượng máu truyền đến bắp chân. Chính vì thiếu nguồn cung cấp máu nên dẫn đến hiện tượng đau nhức chân từ đầu gối trở xuống.

Điều trị nhức chân từ đầu gối trở xuống như thế nào?

Một trong những nguyên tắc chung trong việc chữa đau tê từ đầu gối xuống bàn chân đó là người bệnh cần kết hợp giữa biện pháp giảm đau và phục hồi chức năng các cơ, khớp. Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng nên có kế hoạch chăm sóc bệnh ngay tại nhà. Sau đây là các cách điều trị nhức chân từ đầu gối trở xuống.

1/ Chăm sóc nhức chân từ đầu gối trở xuống tại nhà

Các nguyên tắc đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn giảm đau nhức chân từ đầu gối trở xuống ngay tại nhà hiệu quả.

  • Nghỉ ngơi: Các bạn nên dành thời gian cho chân nghỉ ngơi và tránh xa các hoạt động đi đứng, chạy nhảy,… cho đến khi bạn có thể đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh.
  • Chườm nước đá: Đây được xem là một trong những biện pháp can thiệp khá hữu hiệu trong việc làm giảm đau nhức 2 đầu gối. Người bệnh chỉ cần sử dụng vài viên đá cho vào túi chườm và đắp lên nơi bị đau khoảng 15 đến 20 phút. Sau đó, các bạn cứ lặp lại động tác này ba đến bốn giờ một lần.
  • Kê cao chân: Người bệnh nên dùng một chiếc gối mềm kê cao chân lên khoảng 10cm. Việc kê cao chân giúp máu lưu thông tốt và giúp đầu gối thư giãn, giảm cảm giác đau nhức.
  • Băng bó: Dùng băng để quấn quanh chân cũng là cách giúp làm giảm đau nhức chân từ đầu gối trở xuống. Tuy nhiên, trong quá trình băng, các bạn nên chắc chắn không cắt đứt lưu thông và máu vẫn có thể di chuyển đến các cơ quan.

2/ Điều trị y tế

Nếu bạn đã thử áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà nhưng bệnh tình của bạn vẫn không thuyên giảm. Cách duy nhất để cải thiện bệnh là bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc của y tế. Bác sĩ có thể sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng nhức chân từ đầu gối trở xuống bằng cách xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu, chụp cộng hưởng từ, chụp X – quang,…

Dựa vào kết quả chẩn đoán đau nhức xương đầu gối và dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng điều trị nội khoa hoặc tiến hành các biện pháp can thiệp ngoại khoa.

Chứng đau nhức chân từ đầu gối trở xuống nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh nên tiến hành thăm khám nếu thấy các triệu chứng đau nhức đầu gối xuất hiện.

BTV: Khả Ngân

→ Có thể bạn quan tâm:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 16:39 - 13/07/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *