Biểu hiện đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống thường sẽ không có gì phải lo lắng bởi tình trạng này sẽ biến mất sau đó vài ngày giờ. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài và kèm theo nhiều biểu hiện bất thường, tốt nhất người bệnh nên cảnh giác.
Chắc hẳn trong cuộc sống của chúng ta ai cũng từng mắc phải hiện tượng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống. Các biểu hiện đau thường diễn ra và chấm dứt một cách tự nhiên nhưng nếu hiện tượng đau kéo dài cộng thêm đầu gối có các biểu hiện như sưng đầu gối, co cứng khớp hoặc sưng khớp, các bạn nên cẩn thận. Bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy đầu gối bạn đang gặp phải vấn đề tổn thương hoặc mắc phải bệnh lý nào đó liên quan đến xương khớp.
I. Vì sao bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống, khi ngồi xổm?
Khớp gối khi đang ở trong tư thế ngồi thường không chịu tác động của trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, khi ta đứng lên đột ngột thì lúc này lực ép của cơ thể sẽ dồn nén lên đầu gối. Khi đó, khớp gối sẽ đóng vai trò chịu lực chính vì thế khớp gối là vị trí rất dễ bị tổn thương và gây đau nhức. Bên cạnh đó, việc đứng lên ngồi xuống làm tư thế thay đổi cũng khiến các dây chằng quanh khớp gối bị co giãn, căng ra và gây đau nhức đầu gối.
Thông thường mức độ đau khớp gối ở mỗi người thường không giống nhau. Có người thường không có cảm giác đau nhức đầu gối hoặc nếu có triệu chứng đau nhức thì cũng diễn ra ở mức độ nhẹ. Nhưng có bệnh nhân vì quá trình máu lưu thông tới các khớp bị hạn chế và bao hoạt dịch giảm tiết dịch nên dẫn đến hiện tượng co cứng khớp, giảm độ trơn trượt và gây đau nhức dữ dội.
Ngoài ra, tình trạng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống còn có khả năng do sụn khớp bánh chè đùi bị tổn thương. Điều này được giải thích như sau, khớp bánh chè đùi tham gia vào việc gấp duỗi khớp gối vì vậy khi có các động tác gập gối, xương bánh chè sẽ trượt và ép lên mặt sụn khớp giữa hai cầu lồi của đầu xương đùi. Lúc này hai cánh bên của xương bánh chè sẽ chuyển động trong khe khớp giữa hai cầu lồi xương đùi giúp cho khớp gối chuyển động dễ dàng và linh hoạt hơn. Tuy nhiên, khi khớp bánh chè đùi bị tổn thương sẽ làm tăng độ ma sát giữa các khớp xương với nhau và dẫn đến tình trạng đau nhức, nhất là khi người bệnh di chuyển.
Nói tóm lại, nếu bạn thấy đau nhức vùng khớp gối khi đứng lên ngồi xuống thì khả năng khớp gối của bạn đã bị tổn thương khá cao. Do đó, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống thì cần phải thăm khám ở các cơ sở y tế có chuyên môn.
II. Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống phải làm sao?
Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống nếu không sớm phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, để chữa đau đầu gối, bệnh nhân cần chú ý các điểm sau đây.
1/ Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất và hợp lý
- Theo các chuyên gia xương khớp để xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Thì chế độ ăn cần giàu hàm lượng khoáng chất như canxi, magie, phospho,… Bên cạnh đó, những thực phẩm giàu vitamin C, E, A, D,.. là không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh đau đầu gối. Bởi vitamin giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và xương, hạn chế và ngăn ngừa gốc tự do tạo thành gây hại cho xương.
- Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều chất acid béo no, như dầu thực vật, dầu dừa,… Đồng thời, không nên ăn các loại thức ăn chứa chất kích thích. Tốt nhất, các bạn cũng nên loại bỏ các loại nước uống có ga, bia, rượu,… ra khỏi thực đơn. Điều quan trọng cuối cùng đó là người bệnh đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống nên hạn chế ăn thực phẩm chế biến mặn. Bởi muối sẽ hút nước và khiến bệnh tình trở nên tồi tệ hơn.
2/ Thay đổi thói quen sống
- Việc thừa cân cũng chính là nguyên nhân dẫn đến cơn đau nhức đầu gối khi người bệnh đứng lên và ngồi xuống. Do đó, để giảm thiểu áp lực đè nén lên đầu gối, người bệnh nên cân đối giữa chiều cao và cân nặng ở mức ổn định. Tốt nhất, các bạn nên áp dụng chế độ giảm cân theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp giảm cân không đúng cách gây hại cho sức khỏe.
- Ngoài ra, người bệnh tuyệt đối không được khuân vác hoặc bưng bê đồ đạc quá nặng. Để xương đầu gối có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn, bạn nên ngồi với tư thế thoải mái nhất tránh trường hợp ngồi quỳ gối, ngồi xổm, ngồi chéo chân hoặc bó chân quá lâu.
- Theo một số thông kê cho thấy, những người ít vận động thường có nguy cơ mắc bệnh đau đầu gối cao hơn những người hoạt động. Do đó, người bệnh nên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng ngay tại nhà sẽ giúp máu lưu thông và làm giảm các triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra. Đồng thời, các bài tập như đạp xe đạp sẽ giúp chức năng xương khớp phục hồi một cách tự nhiên.
- Người bệnh cũng nên tránh đi lại ở những bậc tam cấp, nơi gồ ghề, nhất là không nên leo cầu thang quá nhiều sẽ khiến khớp gối không khỏi mà còn chuyển biến xấu hơn.
Điều trị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống người bệnh cần đáp ứng hai yếu tố chính đó là giảm đau và chăm sóc, tái tạo sụn khớp. Do đó, ngoài việc chữa trị theo yêu cầu của bác sĩ, bệnh nhân cũng nên kết hợp giữa chế độ ăn uống cũng như luyện tập để rút ngắn thời gian hồi phục bệnh.
BTV: Hạ Thiên
→ Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!