Đau đầu gối và bắp chân có sao không, làm sao hết?

Bạn có biết, một khi cơn đau đầu gối và bắp chân xuất hiện có thể báo hiệu cơ thể bạn đang gặp phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng?

Bất kỳ cơn đau nào trên cơ thể cũng đều cảnh báo vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải. Đau đầu gối và bắp chân cũng vậy. Tuy nhiên, nhiều người bệnh lại thường tỏ ra thờ ơ và không quan tâm dẫn đến bệnh chuyển biến nặng và gây khó khăn trong việc chữa trị.

Đau đầu gối và bắp chân có sao không?

Theo các chuyên gia y khoa, đầu gối và bắp chân được xem là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể bởi tập trung nhiều hệ dây thần kinh cảm giác giống như bàn tay. Chính vì vậy, khi đầu gối và bắp chân bị một tổn thương nào đó dù là nhỏ nhất cũng khiến người bệnh cảm giác đau đớn. Do đó, nếu bạn vô tình bỏ qua và không chịu chú ý tới những cơn đau nhức, người bệnh sẽ không tìm được giải pháp điều trị bệnh dứt điểm, nhất là bệnh đau đầu gối. Lúc đó, bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng và bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng sức khỏe tồi tệ về sau.

Đau đầu gối và bắp chân
Người bệnh bị đau đầu gối và bắp chân nếu không tiến hành điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Một vài biến chứng do đau đầu gối và bắp chân gây ra không chỉ tác động xấu đến sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

  • Đau nhức xương khớp dai dẳng: Nếu bệnh về đau đầu gối và bắp chân không được tiến hành điều trị đúng lúc, đúng cách, bệnh sẽ ngày càng chuyển biến xấu. Các cơn đau sẽ xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều hơn và mức độ đau sẽ tăng dần lên theo thời gian. Cơn đau nhức ban đầu chỉ diễn ra vài phút nhưng sau đó có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày, thậm chí có người tiếp diễn trong vòng 1 tháng hay nhiều tháng. Cơn đau thường kéo dài sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
  • Khớp đầu gối vận động kém: Người bình thường thực hiện các động tác chạy, nhảy, đi đứng hoặc leo cầu thang, co duỗi chân,… thường rất dễ dàng và linh hoạt. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân đau đầu gối và bắp chân thì lại khác, các khớp thường bị co cứng và bắp chân đau nhức dẫn đến việc vận động hoặc thực hiện các động tác sinh hoạt hàng ngày thường khó khăn. Ngay cả việc ngồi quá lâu hoặc đứng cũng khiến người bệnh cảm thấy khó.
  • Đầu khớp gối bị biến dạng: Đau đầu gối và bắp chân thường do nhiều bệnh lý liên quan đến xương khớp gây ra. Do đó, nếu bệnh nhân không tiến hành điều trị nhanh chóng, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng và gây biến dạng phần đầu gối. Một số trường hợp gặp phải hiện tượng chân bị bẻ cong vào trong và gây ảnh hưởng đến khả năng đi đứng, co duỗi chân.
  • Teo cơ hoặc bại liệt chân: Một khi bệnh đau đầu gối và bắp chân tiến triển tới giai đoạn nặng. Khi đó, các phần sụn khớp, dây chằng hoặc gân, cơ bắp đều bị tổn thương ở mức độ phức tạp. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác chân bị tê cứng hoặc teo rút khiến khả năng vận động bị suy giảm, nhiều bệnh nhân không đi đứng vững và nghiêm trọng hơn là người bệnh bị bại liệt, teo chân.

⇒ Kết luận: Dựa trên những biến chứng do bệnh đau đầu gối và bắp chân gây ra. Chúng ta có thể đưa ra kết luận đau đầu gối thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Và tỷ lệ thành công trong việc điều trị bệnh cũng giảm đáng kể nếu chẳng may biến chứng xảy ra. Do đó, một khi nghi ngờ bản thân có dấu hiệu đau đầu gối và bắp chân, các bạn nên tiến hành đến cơ sở thăm khám gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán bệnh và đưa ra hướng điều trị bệnh kịp thời.

Đau đầu gối và bắp chân phải làm sao?

Đau đầu gối và bắp chân do bệnh lý xương khớp gây ra, cách duy nhất để kiểm soát và khắc phục tình trạng đau nhức do bệnh gây ra là người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ thực hiện các thủ tục và xét nghiệm để chẩn đoán bệnh và đưa ra hướng điều trị dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Còn đối với một số trường hợp, đau đầu gối và bắp chân do các nguyên nhân không phải xương khớp gây ra, để giảm nhanh cơn đau, người bệnh có thể áp dụng những cách sau đây.

1/ Massage hoặc xoa bóp

Massage giúp giảm đau đầu gối và bắp chân
Thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng giúp giảm đau đầu gối và bắp chân hiệu quả ngay tại nhà

Một trong những cách giảm đau đầu gối và bắp chân khá phổ biến hiện nay và mang lại nhiều hiệu quả tích cực đối với hệ xương khớp và cơ bắp đó là massage, xoa bóp xương khớp. Tuy nhiên, để việc xoa bóp mang lại kết quả tốt, tránh gây những ảnh hưởng xấu đến các khớp và cơ bắp, người bệnh nên xoa bóp nhẹ nhàng và không nên sử dụng dầu nóng trong trường hợp này. Bởi các hoạt chất gây tê trong dầu chỉ có tác dụng làm giảm cơn đau một cách tạm thời nhưng sức nóng của dầu khiến các tĩnh mạch dãn rộng, gây ứ máu và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

2/ Chườm lạnh

Phương pháp này đơn giản và dễ thực hiện mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Hơn thế nữa, chườm lạnh còn giúp làm tan máu đông và tiêu sưng. Người bệnh chỉ cần sử dụng vài viên đá lạnh cho vào túi chườm hoặc bọc trong khăn rồi đắp lên vùng đau khoảng 10 – 15 phút, cơn đau nhức sẽ thuyên giảm ngay sau đó. Tuy nhiên, trong quá trình chườm đá lạnh các bạn cũng lưu ý, nên chườm trong khoảng thời gian quy định, không nên vượt quá 20 phút. Bởi đá lạnh có thể gây tổn thương dây thần kinh và da của bạn. Ngoài ra, khi chườm, bệnh nhân nên nhấc chân lên cao một chút để giúp máu lưu thông và giảm đau hiệu quả.

3/ Dùng chanh và mật ong

Chanh và mật ong mặc dù không được sử dụng phổ biến như các phương pháp nêu trên nhưng đây cũng là mẹo hay giúp bệnh nhân xua tan cơn đau nhức do bệnh gây ra khá hiệu quả.

Người bệnh sử dụng một chén nước ấm nhỏ như ly uống rượu và pha với 1/2 quả chanh và 2 muỗng cà phê mật ong. Sau đó, khuấy đều cho hỗn hợp đồng nhất rồi thoa đều hỗn hợp lên bắp chân hoặc vùng đầu gối bị đau nhức. Để đạt được hiệu quả giảm đau nhanh, các bạn nên vừa thoa vừa massage trong vòng 20 phút.

4/ Ngâm nước trà ấm

Ngâm trà ấm giúp chữa đau đầu gối và bắp chân
Ngâm trà ấm mỗi ngày trước khi đi ngủ giúp giảm đau đầu gối và bắp chân đồng thời cải thiện giấc ngủ.

Bạn pha khoảng 2 lít nước ấm với 10g trà và thêm vào 1 – 2 thìa muối tinh. Sau đó, chờ cho nước nguội còn khoảng 50 độ C, tốt nhất bạn nên cảm nhận độ nhạy nhiệt của chân. Tiếp đến, các bạn ngâm chân trong khoảng 15 – 20 phút. Với cách làm này, bạn nên thực hiện vào buổi tối để giấc ngủ trở nên ngon giấc hơn. Bởi nước ấm làm máu lưu thông, giảm đau và các hoạt chất trong trà giúp an thần.

5/ Uống đủ nước

Bổ sung nước đầy đủ trong ngày cũng là cách giúp làm giảm đau đầu gối và bắp chân. Bởi cơ thể chúng ta chiếm 75% là nước và nước giúp việc trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn, giúp bôi trơn và giảm ma sát giữa các khớp xương và giảm đau nhức. Đây chính là lý do, các chuyên gia xương khớp thường khuyên bệnh nhân nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

6/ Xây dựng chế độ ăn lành mạnh

Người bị đau nhức đầu gối và bắp chân nên tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng vitamin E, C và khoáng chất, chất xơ dồi dào. Bởi các hoạt chất này giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch và ngăn ngừa gốc tự do hình thành gây tổn hại xương khớp. Tuy nhiên, bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân nên bổ sung cân đối các thành phần dinh dưỡng, tránh tình trạng béo phì. Vì đây chính là nguyên nhân gây đau đầu gối, khiến bệnh ngày càng chuyển biến tồi tệ hơn.

Nếu tình trạng đau đầu gối và bắp chân của bạn diễn ra vài ngày không khỏi mặc dù bạn đã thử các biện pháp giảm đau trên đây. Tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn thuốc sử dụng, chấm dứt tình trạng đau nhức xảy ra.

BTV: Nam Phong

➥ Tìm hiểu ngay:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 23:38 - 10/07/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *