Viêm đau khớp gối là một trong những bệnh lý phổ biến ở nhiều đối tượng bệnh nhân, nhất là người cao tuổi. Đây được xem là căn bệnh dai dẳng, khó chịu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và vận động. Việc điều trị viêm đau khớp gối cần kiên nhẫn, điều trị đúng cách và đúng thuốc để bệnh có những cải thiện tích cực.
Bài viết bao gồm:
I. Kiến thức về bệnh viêm khớp gối
- Viêm đau khớp gối là gì?
- Đau khớp gối nguyên nhân do đâu?
- Triệu chứng nhận biết viêm đau khớp gối
- Các giai đoạn viêm khớp gối
- Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp gối
Cấu tạo và chức năng của khớp gối (knee joint) có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đối với vận động của cơ thể. Không chỉ giúp cơ thể linh hoạt hơn, có thể thực hiện nhiều cử động hơn, khớp gối còn nâng đỡ một phần lớn trọng lượng của cơ thể khi chúng ta đứng thẳng.
Vì vai trò quan trọng như vậy nên khớp gối cũng là khớp có kích thước lớn nhất trên cơ thể chúng ta. Cấu trúc khớp gối rất phức tạp gồm có ba khớp cấu thành như xương lồi cầu đùi, mâm chày và xương bánh chè. Các khớp này được nối kết nhờ một số bộ phận như sụn chêm, các dây chằng bên trong, dây chằng bên ngoài, dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau,… Bao bọc cấu trúc này còn có gân, cơ quanh khớp gối.
Sự kết hợp của các cấu trúc này giúp cho khớp gối chịu được lực khi nâng đỡ cơ thể cũng như giúp cho khớp có thể vận động được ở nhiều góc độ khác nhau, đa dạng trong các hoạt động, vận động hằng ngày, giảm ma sát, giảm xóc. Bất kỳ các thương tổn nào lên cấu trúc khớp gối cũng có thể ảnh hưởng đến vận động, đi đứng của người bệnh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch Hội thấp khớp học Việt Nam: tỷ lệ mắc bệnh thoái hoá khớp tăng theo tuổi tác và thời gian trong những năm gần đây. Điều này khiến cho chất lượng cuộc sống, công việc, sinh hoạt của bệnh nhân đều bị giảm sút.
I. Kiến thức về bệnh viêm khớp gối
A. Viêm đau khớp gối là gì?
Viêm khớp gối là tình trạng phần sụn, xương dưới sụn tại khớp gối bị bào mòn, mỏng, giảm tác động nâng đỡ, bảo vệ hai đầu xương khiến cho cử động không còn trơn láng, dễ dàng như người bình thường. Ở người bị viêm đau khớp gối, hai đầu xương bị ma sát, cạ vào nhau trong quá trình vận động, gây ra viêm sưng. Đây là dạng viêm khớp rất phổ biến mà rất nhiều người gặp phải.
B. Đau khớp gối nguyên nhân do đâu?
Theo nghiên cứu của Hội Thấp khớp học Việt Nam, những nguyên nhân thoái hóa khớp gối thường có liên quan nhiều đến đặc thù công việc, các thói quen xấu, những hoạt động không khoa học, chấn thương, các yếu tố về chế độ dinh dưỡng, bệnh lý, tuổi tác,… Ở người trẻ tuổi và người cao tuổi thường có những nguyên nhân riêng biệt và khác nhau, ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
Người trẻ chủ yếu đau khớp gối do các nguyên nhân chấn thương, tai nạn, những đặc thù trong công việc, nghề nghiệp, thừa cân béo phì… Trong khi đó người cao tuổi thường đau, viêm khớp gối do các bệnh về xương khớp. Song song với các nguyên nhân viêm khớp gối cũng có một số yếu tố thúc đẩy gây ra bệnh cũng như khiến cho bệnh tiến triển nặng hơn.
- Đặc thù nghề nghiệp, công việc
Một số công việc, nghề nghiệp đặc thù có thể gây ra những ảnh hưởng xấu lên các khu vực xương, khớp của bạn. Thống kê cho thấy nhóm công việc có cường độ cao, mang vác nặng, động tác lặp đi lặp lại trong thời gian dài thường có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối cao hơn so với người bình thường.
Những trường hợp như công nhân xây dựng, thợ mộc, vận động viên, vũ công, tài xế xe đường dài, công nhân dệt may, nhân viên y tế, người làm các công việc nặng nhọc khác… là nhóm nghề nghiệp có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp gối.
- Đau khớp gối do chấn thương
Khớp gối là bộ phận nhạy cảm và thường xuyên bị chấn thương. Những tai nạn như té ngã, vận động đầu gối quá sức, các chấn thương thể thao cũng làm ảnh hưởng đến dây chằng, khớp gân, sụn, dịch khớp quanh gối.
Tùy theo tình trạng chấn thương mà những ảnh hưởng đối với sức khỏe bệnh nhân có thể khác nhau. Bên cạnh đó, thời gian chấn thương cũng có mức độ kéo dài khác nhau, những chấn thương nhẹ có thể kéo dài vài ngày, một số chấn thương nặng có thể kéo dài lâu hơn và cần điều trị đặc hiệu. Nhất là các trường hợp chấn thương làm giãn, rách dây chằng, rách gân, gãy xương, chấn thương vùng sụn,…
Về lâu dài, những vị trí thương tổn này dễ bị viêm sưng cũng như có nguy cơ thoái hóa khớp gối sớm hơn so với người bình thường.
- Mắc các bệnh về xương khớp mãn tính
Thoái hóa khớp, gout, viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh có liên quan trực tiếp đến xương khớp, mà đặc biệt là khớp gối. Bệnh gây tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn và làm giảm khả năng hoạt động của các đầu khớp. Vì các bệnh xương khớp này là mạn tính nên những ảnh hưởng của bệnh thường kéo dài, và làm tăng nguy cơ bị viêm khớp gối. Đặc biệt là ở những bệnh nhân có thời gian mắc bệnh kéo dài nhưng không điều trị thì nguy cơ này càng cao hơn.
Một số nguyên nhân khác
- Hội chứng Iliotibial: Iliotibial (dải chậu chày) là dây chằng chạy dọc từ hông đến mặt ngoài của đầu gối. Nếu vị trí này bị tổn thương sẽ gây viêm và đau ở phía ngoài của đầu gối.
- Bệnh Osgood-Schlatter: Tình trạng này khiến đầu gối bị sưng và đau, đây là hậu quả của những chấn thương liên tục ở đầu gối do các hoạt động chạy, nhảy và thường xảy ra phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi 10-14. Cơn đau có thể kéo dài trên một tháng và tiếp tục tái diễn cho đến khi xương của các em ngừng phát triển.
✽ Những tác nhân có thể khiến viêm khớp gối nặng hơn
- Thừa cân, béo phì
Tình trạng thừa cân béo phì có những ảnh hưởng đặc biệt xấu đối với sức khỏe và hệ xương khớp. Khi dư thừa cân nặng, vùng chậu, thắt lưng, đầu gối,… là những vị trí phải gánh thêm một lượng cân nặng không cần thiết. Tình trạng này khiến cho bệnh nhân bị suy yếu các cơ, các khớp, làm tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương, thoái hóa khớp. Từ đó ảnh hưởng xấu đến hệ xương khớp, chức năng vận động của các khớp và toàn bộ cơ thể.
- Yếu tố tuổi tác
Tuổi tác là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp, trong đó có viêm khớp gối. Đây là yếu tố không thể tránh khỏi, người càng cao tuổi thì nguy cơ mắc viêm khớp gối càng cao. Ở người càng lớn tuổi thì quá trình hủy xương, hủy sụn sẽ tăng lên, trong khi đó khả năng tái tạo sụn lại suy giảm, không bù đắp được cho lượng sụn bị hủy.
Song song đó, tuổi tác cũng làm bào mòn lớp sụn khớp, xương dưới sụn, gây giảm tiết các chất nhờn bôi trơn khớp. Điều này cũng khiến cho sức khỏe xương khớp ở bệnh nhân giảm sút, các hoạt động gặp nhiều khó khăn hơn.
- Giới tính
Thống kê cho thấy tỉ lệ nữ giới mắc bệnh viêm khớp gối chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so với nam giới cùng độ tuổi. Theo ghi nhận của Hội Thấp khớp học Việt Nam, khoảng 80% người bị thoái hóa khớp gối trên 50 tuổi là nữ giới, chỉ có 20% người bị thoái hóa khớp gối cùng độ tuổi là nam giới.
Nguyên nhân này có thể do ảnh hưởng từ sinh nở của phụ nữ, các thay đổi về hormoon,… đặc biệt là vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, khiến cho các hoạt động chuyển hóa canxi cũng ít nhiều gặp ảnh hưởng, dẫn đến suy yếu hệ cơ xương khớp của bệnh nhân.
- Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng không khoa học
Người có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, lạm dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích khác, mất cân bằng trong công việc, nghỉ ngơi cũng có thể dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp, sức khỏe suy yếu. Tình trạng này cũng tiềm ẩn nguy cơ viêm khớp gối trong tương lai.
C. Triệu chứng nhận biết viêm đau khớp gối
Dấu hiệu đau khớp gối thường xuất hiện rất rõ ràng như đau đầu gối, sưng viêm, càng vận động các triệu chứng đau nhức càng dữ dội hơn,… Trong đó, đau khớp gối là triệu chứng điển hình và đến sớm nhất báo hiệu khớp gối đang bị viêm.
- Đau, nhức
Cơn đau xuất hiện ngay cả khi khớp gối ít vận động, bạn có thể cảm nhận điều này vào lúc sáng sớm sau khi ngủ dậy (khi ngủ khớp không cử động thì không đau). Biểu hiện rõ nét nhất là khi leo cầu thang, đứng lên ngồi xuống, thay đổi thời tiết,… Ngoài ra, đau khớp có thể xuất hiện đột ngột sau các chấn thương cơ học như té ngã, va chạm mạnh,..
- Sưng, viêm khớp
Khớp gối có dấu hiệu sưng, viêm sau một đêm dài không hoạt động. Vùng da xung quanh khớp gối bị viêm thường có hiện tượng sưng, tấy đỏ và khi bạn dùng tay ấn vào sẽ có cảm giác hơi nóng và đau. Ngoài nguyên nhân do nhiễm trùng, triệu chứng sưng khớp gối này còn có thể là do tràn dịch khớp gối, viêm màng bao hoạt dịch khớp gây ra.
- Cứng khớp, hạn chế vận động
Thông thường, các triệu chứng cứng khớp chỉ xuất hiện vào mỗi buổi sáng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này tiếp diễn thường xuyên thì thời gian khớp bị cứng có thể kéo dài từ 10-30 phút, vì vậy phải hết sức lưu ý vì đây có thể là nguyên nhân làm sưng khớp gối.
- Có tiếng kêu phát ra từ khớp gối
Khi vận động, khớp gối phát ra tiếng kêu lục cục, răng rắc. Triệu chứng này cho thấy sụn khớp bị khô, viêm hoặc đã thoái hóa khiến cho bề mặt sụn bị thô ráp, thậm chí khiến cho các phần xương dưới sụn bị lộ ra tiếp xúc, chà xát với nhau tạo ra tiếng động mỗi khi vận động khớp.
D. Các giai đoạn viêm khớp gối
Tương tự như nhiều bệnh lý khác, viêm khớp gối cũng tiến triển qua nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Mỗi giai đoạn có một số dấu hiệu tổn thương đặc trưng. Diễn tiến của bệnh viêm khớp gối qua từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1
Tại khớp gối bắt đầu có tình trạng viêm, tổn thương cấu trúc bên trong. Tuy nhiên ở giai đoạn này những tổn thương khớp gối thường rất nhẹ. Hầu hết bệnh nhân không cảm nhận được các dấu hiệu bất thường cũng như không gặp phải đau đớn khó chịu do bệnh gây ra. Do đó rất ít bệnh nhân phát hiện ra bệnh ở giai đoạn này, thường chỉ vô tình phát hiện khi thực hiện khám tổng quát.
- Giai đoạn 2
Xuất hiện sự tăng trưởng ở xương và bên trong khớp của bệnh nhân. Tuy nhiên ở giai đoạn này chưa có sự thay đổi nhiều về khoảng cách giữa các khớp gối. Các đầu xương vẫn cách nhau một đoạn nhất định, chưa có hiện tượng ma sát hay cọ vào nhau khi đi đứng, vận động.
Dịch khớp cũng vừa phải, đủ để các khớp chuyển động bình thường. Mặc dù vậy, từ giai đoạn 2, bệnh nhân có thể bắt đầu cảm nhận được những triệu chứng của viêm khớp gối. Thường gặp nhất là cảm giác đau nhói, cứng khớp sau các hoạt động như đi bộ, chạy, đứng, ngồi lâu. Một số bệnh nhân cũng có cảm giác âm ỷ khi quỳ hoặc uốn đầu gối.
- Giai đoạn 3
Trong giai đoạn này, tình trạng bệnh viêm khớp gối bắt đầu có những tiến triển chậm, âm ỉ. Các khoảng cách giữa hai đầu xương bắt đầu thu hẹp lại. Ở các sụn khớp có thể thấy rõ sự tổn thương cũng như có dấu hiệu bào mòn, mỏng các lớp sụn. Khi cử động khớp gối đã có dấu hiệu đau do hai đầu xương cạ vào nhau.
Những người bị viêm khớp giai đoạn 3 có thể bị đau thường xuyên tại đầu gối khi đi bộ, chạy, uốn hoặc quỳ gối. Khi nghỉ ngơi, ngủ, bệnh nhân cũng có thể gặp phải tình trạng cứng khớp, tình trạng này gây nhiều khó chịu khi người bệnh thức dậy vào buổi sáng.
- Giai đoạn 4
Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh viêm khớp gối. Bệnh nhân thường xuyên gặp phải dấu hiệu đau đầu gối, khó khăn khi đi đứng, cử động khớp gối. Ở giai đoạn này phần sụn khớp đã bị bào mòn rất đáng kể, nhiều khu vực sụn khớp tiêu biến, không thể phục hồi.
Song song đó, dịch bôi trơn khớp cũng giảm đáng kể khiến cho khớp mất đi đáng kể khả năng ma sát giữa các bộ phận bên trong khớp. Tình trạng hai đầu xương va vào nhau xảy ra thường xuyên hơn.
E. Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp gối
Viêm khớp gối là một trong những bệnh lý có thể gây ra biến chứng nếu bệnh tiến triển kéo dài và không can thiệp sớm. Những biến chứng phổ biến nhất của người bệnh viêm khớp gối gồm có:
- Vận động khớp bị hạn chế, khó cử động, cứng khớp thường xuyên, đi đứng khó khăn.
- Sưng to khớp gối do viêm nếu để kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng đấu gối biến dạng. Phần chân dưới của bệnh nhân không còn thẳng mà bị bẻ cong vào phía trong. Điều này dẫn đến tình trạng đi đứng khó khăn, ảnh hưởng lớn đến sự vững chắc của xương khớp.
- Người bị viêm khớp gối nặng thường ít di chuyển do đau. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây ra teo cơ, yếu các cơ, bệnh nhân đi không vững. Những biến chứng nặng có thể gây ra rút cơ, có thể gây ra bại liệt chân. Đây cũng là biến chứng nặng nhất của bệnh viêm khớp gối.
II. Phương pháp điều trị đau khớp gối
Hiện nay việc chữa viêm khớp gối chủ yếu là dùng thuốc. Ngoài ra, phẫu thuật khớp gối có thể giúp cho nhiều bệnh nhân thoát khỏi căn bệnh này nhưng lại ít khi được chỉ định. Bởi vì trong và sau phẫu thuật bệnh nhân có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, biện pháp điều trị đau khớp gối này cũng khá tốn kém không phải bệnh nhân nào cũng đáp ứng được. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp điều trị đau khớp gối cũng cần phải cân nhắc kỹ càng hơn.
1. Điều trị đau khớp gối theo Tây Y
Sử dụng thuốc tây chữa viêm khớp gối vẫn là phương án được lựa chọn đầu tiên bởi so với các loại thuốc khác thì thuốc tân dược đặc biệt có tác dụng nhanh hơn cả. Việc sử dụng thuốc Tây là rất cần thiết để đối phó với các cơn viêm khớp cấp tính. Nhưng việc sử dụng tân dược điều trị cần có sự hướng dẫn chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế những tác dụng phụ không món muốn.
✽ Thuốc uống: Acetaminophen, Paracetamol và thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs).
- Acetaminophen: là loại thuốc giảm đau, hạ sốt được dùng để điều trị các bệnh đau đầu, sốt, đau nhức xương khớp… Các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng thuốc này vượt quá liều quy định, không sử dụng kéo dài và không uống khi đã sử dụng bia, rượu, chất kích thích.
Các loại thuốc cảm, thuốc ngủ, thuốc giảm đau khác cũng có thành phần Acetaminophen nhất định. Vì vậy, không nên tự ý kết hợp các loại thuốc này với nhau, tránh tình trạng dùng quá liều Acetaminophen.
- Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): làm giảm viêm theo cơ chế là ức chế các chất trung gian hóa học gây viêm, đặc biệt là prostaglandine. Nhóm này có thể được chỉ định kết hợp với các thuốc giảm đau (nhóm acetaminophen) để làm giảm các triệu chứng đau khớp gối. Tuy nhiên thuốc gây ra tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan, thận, tăng huyết áp… nếu sử dụng trong thời gian dài. Do đó, cần phải cân nhắc kĩ và hết sức thận trọng khi chỉ định dùng cho người cao tuổi, phụ nữ mang thai…
✽ Thuốc tiêm: Corticoid và acid hyaluronic
- Corticoid: là nhóm thuốc kháng viêm mạnh. Một số loại thuốc thường dùng như prednisolone, methylprednisolone, triamcinolone. Liệu pháp tiêm corticoid trực tiếp vào khớp để giảm viêm, giảm đau nhanh. Tuy nhiên tiêm liều cao gây ra tác dụng phụ như teo da, tăng huyết áp, tích nước gây tăng cân, loãng xương, xốp xương…
- Acid hyaluronic: là thành phần tự nhiên có trong dịch khớp có vai trò bôi trơn và bảo vệ sụn khớp. Tiêm acid hyaluronic giúp giảm đau nhanh, nhưng phương pháp này lại gây nhiều tác dụng phụ như gây đau quanh vùng được tiêm… Cách này chỉ được áp dụng trong trường hợp đau khớp gối nặng, và chỉ được thực hiện trong phòng vô khuẩn bởi bác sĩ có chuyên môn cao thì mới hạn chế tối đa nguy cơ bị nhiễm trùng.
Ngoài ra, các thuốc như Methotrexate, Sulfasalazine, và Hydroxychloroquine , COX-2 thường được kê đơn cũng rất có ích trong việc làm chậm sự tiến triển của bệnh đau khớp gối.
Chú ý:
Khi sử dụng các thuốc giảm đau cần lưu ý mặc dù các loại thuốc giảm đau đầu gối được bày bán rộng rãi, một số loại không cần kê toa nhưng bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về dùng khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. Sử dụng các loại thuốc điều trị xương khớp, giảm đau không đúng cách, quá liều,… có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho đường tiêu hóa, gan, thận và tương tác với các loại thuốc bạn đang dùng.
Ưu điểm:
Làm giảm nhanh triệu chứng, không mất nhiều thời gian điều trị, thuốc bán thông dụng trên thị trường.
Nhược điểm:
- Bởi vì thuốc có dược tính mạnh nên có thể làm ảnh hưởng đến một số bộ phận khác như gan, thận và một số tác dụng phụ không mong muốn.
- Ngoài ra,người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
- Dùng lâu có thể bị nhờn thuốc, không có tác dụng điều trị lâu dài.
2. Chữa viêm khớp gối theo dân gian
Sử dụng các bài thuốc Nam trong dân gian là phương pháp chữa đau khớp gối truyền thống lâu đời do các bậc tổ của nghề y Việt Nam là Tuệ Tĩnh hay Hải Thượng Lãn Ông ghi chép và lưu truyền lại cho con cháu. Đặc điểm của thuốc Nam là chỉ sử dụng các loại thảo mộc quen thuộc, cách chế biến và sử dụng cũng khá đơn giản nên được phần lớn người bệnh hướng đến.
Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp các bài thuốc dân gian đang được nhiều bệnh nhân sử dụng để chữa đau khớp gối:
✽ Điều trị viêm khớp gối bằng cây ngải cứu
Y học cổ truyền xem ngải cứu như một vị thuốc quý nhờ có nhiều công dụng như kích thích lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn máu, kháng viêm, giảm đau nhức khớp. Cũng chính bởi tác dụng này mà ngải cứu có mặt trong hầu hết các bài thuốc chữa viêm khớp gối và được dân gian sử dụng rất lâu đời.
Bài thuốc uống
Chuẩn bị:
- Lá ngải cứu khoảng một nắm
- Muối tinh
Thực hiện:
- Giã nát một nắm lá ngải cứu đã được rửa và ngâm qua nước muối pha loãng.
- Sau đó vắt lấy nước cốt và thêm 2 muỗng mật ong vào, quậy lên cho mật ong tan đều.
- Số thuốc thu được chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và buổi chiều.
Theo kinh nghiệm của nhiều bệnh nhân, sử dụng bài thuốc trị đau khớp gối này liên tục khoảng 2 tuần các cơn đau nhức sẽ xuất hiện thưa dần, giảm bớt tình trạng đau nhức ở khu vực gối.
Bài thuốc chườm
Chuẩn bị:
- Lá ngải cứu một nắm
- Muối hạt
- Khăn sạch
Thực hiện:
- Lấy một nắm ngải cứu đem rang với muối cho thật nóng.
- Sau đó bọc hỗn hợp này trong một cái khăn có độ dày vừa phải đắp lên đầu gối trước khi đi ngủ vào mỗi buổi tối.
- Khi thuốc nguội lại cho vào chảo rang nóng lên rồi chườm tiếp.
- Mỗi ngày nên chườm thuốc ít nhất 20 phút để xoa dịu các cơn đau đầu gối và giúp người bệnh ngủ ngon và sâu giấc hơn.
✽ Dùng cây trâu cổ chữa viêm đau khớp gối
Cây trâu cổ hay còn gọi là cây xộp, cây vẩy ốc… một loại cây thân leo thường mọc hoang trên các vách đá hoặc được người dân ở một số tỉnh phía bắc trồng làm cảnh hay làm hàng rào. Theo các tài liệu ghi chép từ y học cổ truyền ghi nhận toàn thân và rễ cây trâu cổ có vị đắng, tính bình; có hoạt huyết, ngừa tê mỏi, chống phong thấp và đau nhức xương khớp, giải độc, tiêu viêm.
Bệnh nhân có thể sử dụng cây trâu cổ chữa viêm khớp gối theo cách sau:
Chuẩn bị:
- Quả trâu cổ khoảng vài quả
Thực hiện:
- Quả trâu cổ mang đi rửa sạch, để ráo nước và mang đi thái nhỏ.
- Nấu quả trâu cổ đã thái sẵn với nước khoảng 30 phút thì vớt bỏ bã.
- Tiếp tục nấu phần nước trong nồi với lửa nhỏ cho đến khi nước cô đặc thành cao.
- Mỗi ngày uống từ 5-10 g sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức khớp gối.
✽ Điều trị đau khớp gối với bài thuốc từ hạt gấc
Theo kinh nghiệm của người xưa để lại, hạt gấc có tác dụng rất hữu hiệu trong việc giảm đau nhức khớp, hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp gối. Trong các sách cổ hạt gấc được xem là một vị thuốc có tên gọi là mộc miết tử, vị đắng ngọt, tính ôn và chứa nhiều dưỡng chất quý như vitamin, photphotoba, invedaxa, lipit, protit, gluxit có tác dụng kháng viêm, giảm đau tự nhiên. Dân gian thường ngâm hạt gấc với rượu làm thuốc xoa bóp giảm đau do bệnh viêm khớp gối.
Chuẩn bị:
- Khoảng 50g hạt gấc chín
Thực hiện:
- Lột bỏ lớp màng bên ngoài hạt gấc và đem rửa cho sạch.
- Sau đó đổ hạt gấc ra nền đất sạch cho nguội.
- Dùng dao tách bỏ lớp vỏ đen bên ngoài, phần ruột bên trong thì đập dập cho vào bình thủy tinh đổ ngập rượu vào ngâm.
- Khoảng một tuần sau có thể lấy rượu ra sử dụng.
- Khi dùng lấy bông gòn thấm chút rượu xoa đều lên đầu gối và khu vực xung quanh, xoa bóp nhẹ nhàng để rượu nhanh thấm vào bên trong.
✽ Giảm đau khớp gối bằng cà rốt
Cà rốt không hẳn là một vị thuốc mà là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe mà dân gian thường áp dụng. Trong cà rốt có nhiều vitamin, chất xơ và các dưỡng chất khác như vitamin A, B1, B2, B3, B6, C, các chất khoáng canxi, sắt, magie, phosphore, kali, natri,… Cách sử dụng cà rốt để giúp giảm rất đơn giản và dễ áp dụng.
Chuẩn bị:
- Cà rốt 2 củ.
Thực hiện:
- Có thể sử dụng dưới nhiều cách như ăn sống, luộc, hấp hoặc ép lấy nước sử dụng mỗi ngày.
- Tác dụng chính là giúp cung cấp cho cơ thể cung cấp các chất cần thiết qua đó giúp giảm đau các khớp.
- Thường kết hợp với các phương pháp điều trị và bài tập khác để cải thiện sức khỏe xương khớp.
✽ Giảm đau khớp gối bằng củ hành tây và mè đen
Hành tây có nhiều chất chống oxy hóa quan trọng như Glutathione và một số hoạt chất có lợi cho sức khỏe như flavonoid quercetin, callyl propyl disulphide,… Từ lâu, khả năng kháng viêm của hành rất đáng chú ý, thường được áp dụng nhiều để giảm tình trạng sưng đau, viêm,… Mè đen cũng có nhiều acid béo no như esamin, sesamon, sesamolin, sesamol, axit oleic, axit linoleic, axit palmitic, axit arachic,… cùng nhiều hoạt chất khác giúp chống viêm, giảm kích thích.
Có thể sử dụng hành tây và mè đen giảm đau khớp theo các bước sau:
Chuẩn bị:
- Hành tây 3 củ
- Mè đen khoảng 100g.
Thực hiện:
- Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, sau đó ép chắt lấy nước.
- Mè đen giã nhuyễn sau đó trộn cùng với nước ép hành tạo thành hỗn hợp.
- Dùng khăn sạch quấn hỗn hợp này sau đó đắp vào vị trí đầu gối sưng viêm từ 30 phút – 1 giờ rồi rửa lại cho sạch. Có thể áp dụng vài lần trong ngày để giảm tình trạng đau do viêm khớp gối.
✽ Dùng dầu dừa làm giảm đau viêm khớp
Thành phần của dầu dừa có nhiều chất béo bão hòa, vitamin A, D, E, K, một số vi chất khoáng như canxi, magie, beta – carotene,… một số chất kháng viêm và hỗ trợ chuyển hóa, kháng khuẩn, kháng nấm. Dân gian cũng thường dùng dầu dừa ngoài da để cải thiện một số vấn đề ngoài da, đau nhức, sưng, viêm,…
Cách dùng dầu dừa làm giảm đau nhức, viêm, sưng khớp
Chuẩn bị:
- Một lượng nhỏ dầu dừa, khoảng 2 – 3 muỗng.
Thực hiện:
- Dùng một lượng nhỏ dầu dừa thoa lên vùng gối.
- Duỗi thẳng chân khi thực hiện, kết hợp đồng thời xoa bóp khớp gối.
- Sau khi xoa bóp có thể rửa sạch lại với nước.
- Kết hợp vận động khớp gối nhẹ nhàng sau khi thực hiện.
✽ Cải thiện đau nhức khớp gối với cây cúc tần
Cúc tần là loại cây mọc hoang có nhiều tinh dầu và acid chlorogenic, β-sitosterol, stigmasterol,… Trong dân gian thường sử dụng cây cúc tần để cải thiện nhiều vần đề như đau mỏi, nhức đầu, mỏi lưng, các chấn thương mô mềm,…
Cách dùng cúc tần cải thiện tình trạng đau nhức khớp gối
Chuẩn bị:
- Rễ cúc tần khoảng 15 – 20g
Thực hiện:
- Rễ cúc tần đem rửa sạch, để ráo.
- Sắc nước uống hằng ngày để cải thiện tình trạng sức khỏe khớp gối.
- Có thể áp dụng mỗi ngày một lần kéo dài khoảng một tuần.
✽ Sữa và bột nghệ cải thiện viêm, đau
Nghệ rất quen thuộc trong dân gian, vừa là gia vị trong các món ăn, dùng để tạo màu sắc hấp dẫn, tạo mùi,… Nghệ có thành phần đặc trưng là curcumin, có tính kháng viêm khá mạnh giúp cải thiện tình trạng đau nhức, viêm sưng. Có thể kết hợp nghệ với sữa để sử dụng cho bệnh nhân đau khớp gối nhằm cải thiện sức khỏe.
Cách thực hiện chi tiết như sau:
Chuẩn bị:
- Một ly sữa khoảng 250ml
- Bột nghệ khoảng 2 muỗng
Thực hiện:
- Trộn vài muỗng canh bột nghệ vào một ly sữa, khuấy đều
- Uống đều đặn mỗi ngày một ly để cải thiện sức khỏe xương khớp, đầu gối, giúp giảm đau.
✽ Ngâm nước muối giúp giảm đau do viêm khớp
Sử dụng nước muối là cách khá đơn giản để giúp bạn chống lại những cơn đau khó chịu do viêm khớp gây ra. Khi tiếp xúc với nước muối ấm, các tế bào có thể giảm sưng. Những cation (+) và cation (-) trong nước muối sẽ giúp cân bằng tại vị trí viêm, kết hợp với nhiệt độ ấm sẽ giúp cho lưu thông máu qua khu vực viêm sưng tốt hơn. Từ đó giảm đáng kể tình trạng viêm sưng khó chịu.
Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 lần, mỗi lần ngâm chân 15 – 20 phút trong chậu nước ấm với nhiệt độ từ 40 – 50 độ C, có pha thêm một chút muối sẽ giúp bạn giảm đau nhanh hơn đồng thời đem lại cảm giác dễ chịu hơn. Cách ngâm nước muối thường áp dụng kèm với các biện pháp điều trị bằng thuốc và các bài tập vật lý trị liệu để đạt hiệu quả tốt nhất.
✽Giảm đau do viêm khớp gối bằng cây liễu trắng
Phần vỏ của cây liễu trắng có một số hoạt chất như axit salicylic, flavonoid chống oxy hóa và tannin kháng khuẩn, đặc biệt là salicin có tác dụng chính trong giảm đau. Dẫn chất của salicin là acid acetyl salicylic có ứng dụng lâm sàng trong giảm đau xương khớp. Các chiết xuất trong vỏ cây liễu cũng là thành phần chính để sản xuất thuốc giảm đau aspirin. Dân gian thường dùng vỏ cây liễu trắng như một loại kháng sinh tự nhiên.
Thực hiện:
- Nước tinh khiết khoảng vài chén
- Bột liễu trắng khoảng 3 thìa
Thực hiện:
- Đun sôi nước sau đó cho vào 3 thìa bột liễu trắng để pha trà uống.
- Sử dụng mỗi ngày khoảng 2 lần có thể giúp làm giảm tình trạng đau với những bệnh nhân viêm khớp gối nhẹ.
- Thường kết hợp với chế độ dinh dưỡng, luyện tập cũng như một số thuốc điều trị khác.
✽ Cải thiện đau khớp gối với dứa quế nước cam
Quế có nhiều tinh dầu, các chất oxy hoá, kháng khuẩn, kháng viêm. Nước cam có nhiều chất xơ, các vitamin C, thiamin, folate, các chất chống oxy hoá, cùng với nhiều khoáng chất kim loại cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là canxi. Dứa cũng là một nguyên liệu giàu vitamin C, nhiều chất chống oxy hoá, giúp tăng cường sức khoẻ. Phối hợp các nguyên liệu này có thể giúp cải thiện tình trạng đau do viêm khớp gối.
Chuẩn bị:
- Cam tươi ép 1 cốc
- Dứa cắt miếng 2 cốc
- Bột quế 1 muỗng nhỏ
- Mật ong nguyên chất khoảng 1 lít
- Một số nguyên liệu khác như yếu mạch (1 cốc), hạnh nhân nghiền (nửa cốc),…
Thực hiện:
- Nấu chín yến mạch với nước, tắt bếp, để nguội sau đó cho hạnh nhân, bột quế, hạnh nhân, cam ép, dứa vào tạo thành hỗn hợp.
- Xay nhuyễn hỗn hợp để uống giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể và cải thiện sức khoẻ khớp gối, hỗ trợ giảm đau.
✽ Rau mồng tơi giảm đau khớp gối
Rau mồng tơi rất quen thuộc với nhiều người, thường dùng trong các món ăn, món canh, giúp giải nhiệt, nhuận tràng cũng như hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp khá tốt. Loại rau này chứa một lượng lớn carotenoid, các chất chống oxy hoá như beta-carotene, lutein, zea-xanthin, polysaccharide, vitamin A, vitamin C, lượng chất xơ dồi dào, các nguyên tố vi lượng khác như sắt, magie, canxi, kali,…
Người bị đau khớp gối có thể bổ sung mồng tơi vào thực đơn của mình với lượng phù hợp. Không nên dùng quá nhiều rau mồng tơi để tránh tình trạng dư thừa các chất. Ngoài ra người bệnh cũng cần cân đối giữa chế độ dinh dưỡng, luyện tập và phối hợp cùng các phương pháp điều trị khác.
✽ Giảm đau khớp bằng lá lốt
Theo quan điểm của y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm và vị hơi cay có công dụng giảm đau và giúp điều trị các bệnh lý liên quan về vấn đề xương khớp. Rất đơn giản, người bệnh chỉ cần chuẩn bị cây lá lốt cùng với đơn gối hạc, hoàng lực, rễ quýt rừng với cây cỏ xước, mỗi vị 12g. Sau đó, sắc thuốc và chia đều ra làm 2 uống trong ngày. Với cách làm này, các triệu chứng đau đầu gối sẽ được cải thiện hiệu quả ngay sau đó một thời gian.
✽ Chanh và dầu mè chữa đau đầu gối
Chanh và dầu mè chữa đau đầu gối thoạt nghe có vẻ lạ nhưng các chuyên gia sức khỏe đã đưa ra gợi ý chữa đau khớp gối bằng các thành phần tự nhiên này. Bởi dầu mè và chanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa và khoáng chất giúp củng cố xương và ngăn chặn những cơn đau đầu gối xuất hiện.
Cách thực hiện đơn giản sau:
- Người bệnh nhúng miếng vải vào lớp dầu mè đã được đun nóng.
- Sau đó, bạn cắt vài lát chanh mỏng rồi đặt lên đầu gối và dùng miếng vải băng xung quanh đầu gối.
- Để nguyên trong vòng 10 phút cho các hoạt chất từ dầu mè và chanh ngấm vào giúp giảm đau.
- Với cách làm này, người bệnh nên thực hiện 2 lần trong ngày để bệnh mau chóng thuyên giảm.
✽ Chữa đau đầu gối bằng cà gai leo
Cà gai leo có lẽ là bài thuốc Nam chữa đau khớp gối khá mới mẻ với nhiều người bệnh. Tuy nhiên, công dụng chữa bệnh của loại cây này đã được giới y khoa công nghiên cứu kỹ. Bên cạnh đó, đông y cũng nhận định, tính ấm và vị the của cà gai leo có tác dụng trị đau nhức xương khớp khá hay, đặc biệt là bệnh đau khớp gối.
Người bệnh chỉ cần sử dụng 450g cà gai leo khô đem sắc chung với 2 lít nước và dùng nước này uống thay nước lọc trong ngày. Sử dụng bài thuốc này sau một thời gian ngắn triệu chứng đau khớp sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, bởi cà gai leo có chứa lượng độc nhỏ, nếu sử dụng quá liều có thể gây nguy hại đến sức khỏe.
Ưu điểm và nhược điểm của các bài thuốc dân gian:
- Ưu điểm:
Thành phần bài thuốc đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, dễ thực hiện. Các nguyên liệu cũng gần gũi và quen thuộc với người dân. Các nguyên liệu tự nhiên ít gây ra tình trạng dị ứng, kích ứng và những tác dụng phụ so với các loại thuốc Tây.
- Nhược điểm:
Các thảo dược thiên nhiên không có dược tính cao, nên việc điều trị cần rất nhiều thời gian. Mặt khác, các phương pháp này không có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh. Đa số các loại thảo dược thiên nhiên cũng chỉ có tác dụng với những trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát. Khi dùng cũng cần kết hợp nhiều biện pháp điều trị khác để tối ưu hiệu quả sử dụng.
3. Áp dụng liệu pháp chữa viêm khớp gối
Bên cạnh những biện pháp điều trị viêm khớp gối, các liệu pháp hỗ trợ cũng rất quan trọng, góp phần vào tiến trình chữa bệnh cũng như có ảnh hưởng đến tiến độ phục hồi sức khoẻ ở bệnh nhân. Những liệu pháp hỗ trợ điều trị viêm khớp gối gồm có:
✽ Châm cứu
Là liệu pháp được thực hiện từ lâu đời, tác động vào các mạch máu, huyệt ở khu vực đầu gối, xung quanh gối để giúp cho tuần hoàn được cải thiện. Liệu pháp này có tác dụng làm cho các cơ được kháng viêm, giảm đau cũng như giúp giãn cơ, hạn chế tê mỏi, đau nhức.
Bên cạnh châm cứu thông thường còn có phương pháp điện châm, thầy thuốc sử dụng một xung điện có tần số từ 60 – 100Hz đi qua kim, đến vị trí châm. Thời gian thực hiện trong vòng 20 – 30 phút lần và thường được tiến hành định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Châm cứu thường phối hợp với các phương pháp điều trị khác và áp dụng chế độ dinh dưỡng, bài tập phù hợp cho bệnh nhân để đạt được hiệu quả tối ưu trong điều trị.
Massage đầu gối hay xoa bóp đầu gối là một trong những cách được nhiều người áp dụng, giúp làm giảm tình trạng đau nhức các khớp, hỗ trợ vận động khớp gối. Phương pháp này chủ yếu áp dụng các động tác day, miết và cử động co duỗi vừa phải ở khớp gối nhằm giúp cho bệnh nhân thoải mái và bớt được cơn đau.
Đối với các động tác massage đầu gối cần chú ý thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ/kỹ thuật viên, không nên tự thực hiện vì dễ gây chấn thương và đau nặng hơn.
✽ Tập Yoga
Tương tự như một số bài tập phục hồi chức năng, tập Yoga là giải pháp phù hợp cho những bệnh nhân viêm khớp gối. Những bài tập này có tác dụng giảm đau, cải thiện sức khoẻ cũng như hỗ trợ phục hồi chức năng tại các vị trí khớp đau nhức. Việc lựa chọn các bài tập phải có chỉ dẫn của bác sĩ, cho từng đối tượng bệnh nhân khác nhau ở những giai đoạn bệnh khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất.
Nước có tác dụng vô cùng lớn trong việc giữ cho sức khỏe của chúng ta khỏe mạnh, đặc biệt bệnh đau đầu gối. Việc hình thành thói quen uống nước đều đặn hàng ngày là cách giúp giảm đau đầu gối hiệu quả. Bởi việc hydrat hóa giúp đẩy độc tố ra ngoài và giúp chống viêm khá tốt. Đồng thời, nước giúp các khớp được bôi trơn và hoạt động linh hoạt hơn.
Và theo ông Silke Restemeyer (Hiệp hội Tư vấn DGE của Đức) cho biết, lượng nước tối thiểu mà mỗi người cần nạp vào cơ thể mỗi ngày là 1 lít. Bên cạnh bổ sung nước cho cơ thể, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại nước uống có chứa hoạt chất kháng viêm, chất chống oxy hóa giúp giảm đau và ngăn ngừa bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu. Một số loại nước uống bệnh nhân xương khớp nên thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình như nước ép trái cây chứa nhiều vitamin C, trà xanh chứa hoạt chất polyphenol chống oxy hóa, sữa,…
4. Chữa viêm khớp gối bằng thuốc Đông Y
Bài thuốc Đông y chữa đau khớp gối chỉ với Cốt Vương Thần Hiệu Thang
Kể cả tân dược hay bài thuốc nam đều có những tác dụng phụ không mong muốn người bệnh có thể tham khảo bài thuốc “Cốt Vương Thần Hiệu Thang” được các danh y tại Trung tâm Xương Khớp Đông Y Việt Nam, đơn vị trực thuộc của Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông Y Việt Nam nghiên cứu và ứng dụng.
Thành Phần:
- Đương Quy
- Phòng Phong
- Quế Chi
- Tần Giao
- Hoàng Bá
- Ý dĩ nhân
- Ma Hoàng
- Uy linh tiên
- Ngưu tất
Công dụng:
Bài thuốc này giúp giải độc, tiêu viêm, lưu thông khí huyết, bổ thận, lợi gân cốt, tạo dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhầy (dịch khớp). Ngoài ra thuốc có tác dụng tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, bảo vệ ổ khớp, giúp sinh huyết và lưu thông khí huyết đến tận tứ chi, ngăn cản thoái hóa của sụn khớp, màng bao hoạt dịch, sụn chêm giúp người bệnh hoạt động dễ dàng.
Bài thuốc hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, gồm nhiều vị thuốc quý đã được tuyển chọn kỹ lưỡng ở các vườn dược liệu của Trung tâm
Ưu điểm của bài thuốc
- Giải quyết tận gốc bệnh
Kế thừa phương pháp luận trị của Y học cổ truyền, bài thuốc gồm các vị thuốc vừa có tác dụng tác động từ căn nguyên của bệnh, vừa làm giảm đi các triệu chứng bên ngoài (đau, sưng các khớp), qua đó giúp giải quyết bệnh một cách dứt điểm.
- Hiệu quả lâu dài, tránh tái phát
Phương pháp Tây y chỉ chủ trị các triệu chứng bên ngoài dẫn đến khi ngưng thuốc là bệnh tái phát khiến người bệnh bị phụ thuộc vào thuốc, bài thuốc Cốt Vương Thần Hiệu Thang tác động từ nguyên nhân gây bệnh nằm bên trong cơ thể, giải quyết tận gốc căn nguyên gây ra bệnh. Từ đó, hiệu quả của bài thuốc sẽ thực sự lâu dài khi người bệnh kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt điều độ.
- An toàn, không biến chứng
Chất lượng của các vị thuốc luôn được đảm bảo một cách tốt nhất. Hơn thế nữa, đây đều là các thảo dược thiên nhiên khá lành tính, khi sử dụng sẽ không gây tác dụng phụ tới các bộ phận khác trong cơ thể như dạ dày hay thận (đây là một ưu điểm vượt trội của bài thuốc so với thuốc tây y hiện nay).
Tình trạng viêm đau khớp gối có thể tiếp diễn hàng ngày khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm sút, thậm chí là mất khả năng vận động. Do đó, người bệnh cần lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và có thể sử dụng song song các phương pháp châm cứu, vật lý trị liệu, tập luyện với nhau. Tuy nhiên trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào cần đến bệnh viện khám trước để bác sĩ xem xét mức độ viêm của khớp gối và tư vấn cách điều trị phù hợp nhất.
III. Cách phòng bệnh đau khớp gối
Để phòng bệnh đau khớp gối, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt, công việc, cuộc sống, gồm có:
- Điều chỉnh cân nặng cho phù hợp, có biện pháp giảm cân khoa học khi có dấu hiệu thừa cân, béo phì. Càng điều chỉnh cân nặng sớm càng tránh được áp lực quá tải lên các khớp.
- Chú ý các bài tập thể dục hằng ngày phù hợp với độ tuổi và thể trạng để phòng tránh viêm xương khớp nói chung và viêm xương khớp nói riêng, giúp cơ thể khoẻ mạnh, tăng cường sức đề kháng.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học, nhiều canxi, các chất khoáng, vitamin,… hạn chế thịt đỏ và các chất béo động vật. Bổ sung nhiều rau củ quả tươi, uống đủ nước.
- Tránh rượu bia và các chất kích thích để không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
- Cân bằng giữa công việc, nghỉ ngơi, hạn chế làm việc, vận động quá sức.
Trên đây là một số thông tin bạn cần biết về bệnh viêm khớp gối, một số lưu ý và những hướng chữa trị phù hợp đối với tình trạng bệnh. Áp dụng hướng điều trị hợp lý, phù hợp với tình trạng bệnh nhân có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khoẻ bệnh nhân. Bạn có thể tham khảo những thông tin trên để chủ động hơn trong điều trị bệnh viêm khớp gối, nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
➥ Bạn nên xem thêm: Bệnh tràn dịch khớp gối dùng thuốc nào chữa khỏi?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!