9 dấu hiệu viêm khớp gối không thể xem thường (có ảnh minh họa)

Khớp gối là một trong những khớp lớn và cực kỳ quan trọng của cơ thể, có nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể và tham gia vào quá trình vận động của chi dưới. Khớp gối bị viêm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và vận động của bệnh nhân. Do đó cần nhận biết sớm các dấu hiệu viêm khớp gối để can thiệp kịp thời.

Nội dung bao gồm:

I. 9 dấu hiệu viêm khớp gối cần sớm nhận biết

II. Người bị viêm khớp gối nên làm gì?

Cần cảnh giác với các dấu hiệu viêm khớp gối
Cần cảnh giác với các dấu hiệu viêm khớp gối

Khớp gối là khớp lớn nhất trên cơ thể và có vai trò cực kỳ quan trọng. Nhiệm vụ của khớp gối là nâng đỡ cơ thể và tham gia vào quá trình vận động của chi dưới. Hầu hết các cử động, di chuyển của cơ thể như đi, đứng, chạy, cúi, khom, rướn, nhảy,… đều cần tới sự hỗ trợ của khớp gối. Khớp gối được cấu tạo bởi các bộ phận chính là xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Mỗi đầu xương được phủ một lớp sụn khớp và sụn chêm giữa hai xương, xung quanh khớp gối là bao hoạt dịch khớp, dây chằng và hệ thống gân cơ. Đây là một trong những khớp có cấu tạo cực kỳ phức tạp.

Cấu tạo của khớp gối gồm các bộ phận chính là xương đùi, xương chày và xương bánh chè
Cấu tạo của khớp gối gồm các bộ phận chính là xương đùi, xương chày và xương bánh chè

Do phải vận động thuờng xuyên và chịu áp lực lớn từ trọng lượng của toàn bộ cơ thể nên khớp gối có nguy cơ bị tổn thương cao hơn so với nhiều khớp khác. Khi khớp gối bị viêm, sụn khớp sẽ mỏng dần và sần sùi, màng hoạt dịch tiết ra các chất dịch gây sưng khớp, bao khớp dày lên trong khi các cơ quanh khớp lại yếu dần khiến khớp gối bị mất vững. Dần dà, sụn khớp bị bào mòn gần như hoàn toàn để lộ ra các đầu xương cọ xát vào nhau và kéo theo đó là sự hình thành gai xương, gai khớp gối, biến dạng khớp gối, teo cơ quanh khớp gối.

I. 9 dấu hiệu viêm khớp gối cần sớm nhận biết

Viêm khớp gối thường tiến triển âm thầm, khó nhận biết, thông thường khi có các dấu hiệu viêm khớp gối thì cấu trúc trong khớp đã có sự bào mòn và tổn thương. Sau đây là 9 dấu hiệu viêm khớp gối mà bệnh nhân có thể dễ dàng nhận biết.

1. Đau nhức đầu gối

Đau nhức đầu gối là dấu hiệu đặc trưng mà bệnh nhân viêm khớp gối nào cũng gặp phải. Thời gian đầu, bệnh nhân có thể xuất hiện những cơn đau đột ngột ở đầu gối, đau vào buổi sáng hoặc về đêm, đau sau khi ngồi nằm ở một tư thế nào đó trong thời gian dài. Cơn đau thường tăng lên khi hoạt động, vận động, làm việc, mức độ đau giảm dần khi nghỉ ngơi, khi ngủ,…

Tuy nhiên ở những giai đoạn sau đó, khi viêm khớp gối đã tiến triển nặng thì người bệnh có cảm giác bị đau liên tục cả ngày đêm, kể cả khi nghỉ ngơi và khi ngủ. Nếu ấn nhẹ vào vị trí khớp bị viêm cũng gây đau. Cơn đau tăng mạnh khi lên khi khớp gối có các cử động gập, duỗi, đặc biệt là trong một số trường hợp như xuống cầu thang, quỳ, khoanh chân, đứng dậy đột ngột, đi bộ… Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời lạnh thì cơn đau càng rõ ràng và dễ nhận biết hơn.

Đau nhức đầu gối là một trong những dấu hiệu nhận diện viêm khớp gối
Đau nhức đầu gối là một trong những dấu hiệu nhận diện viêm khớp gối

2. Sưng tấy đỏ đầu gối

Dấu hiệu sưng tấy, đỏ đầu gối rất dễ quan sát và nhận ra ở những bệnh nhân bị viêm khớp gối. Quan sát phần cơ và da bên ngoài đầu gối sẽ thấy có hiện tượng sưng và tấy đỏ, sờ vào có cảm giác ấm nóng, biểu hiện rõ ràng nhất vào buổi sáng.

Sưng tấy đỏ ở khớp gối thường có 2 dạng là sưng cứng và sưng mềm. Sưng cứng thường do tổn thương ở sụn khớp kéo dài, dẫn đến tổn thương ở hai đầu xương dẫn đến tình trạng bề mặt đầu xương lồi lõm, xuất hiện các gai xương gây đau. Sưng mềm thường xuất hiện chủ yếu do màng hoạt dịch tiết dịch dư thừa trong ổ khớp làm cho khớp gối bị sưng lên và kèm theo những cơn đau dữ dội.

3. Cứng khớp gối

Một triệu chứng viêm khớp gối đặc trưng thường gặp ở căn bệnh này là hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng. Do sưng đau nhức khớp gối liên tục mà bệnh nhân thường bị cứng khớp gối sau một giấc ngủ hoặc sau một thời gian ngồi lâu ít vận động khớp.

Cứng khớp gối có thể kéo dài hơn 30 phút đến 1 giờ và chỉ giảm nhẹ khi bệnh nhân xoa bóp đầu gối hoặc vận động khớp gối nhẹ nhàng. Một số trường hợp cứng khớp gối có thể kèm theo các dấu hiệu tê mỏi khớp gối.

Triệu chứng cứng khớp ở bệnh nhân viêm khớp gối
Triệu chứng cứng khớp ở bệnh nhân viêm khớp gối

4. Tê mỏi khớp gối

Tình trạng tê mỏi thường gặp ở nhiều bệnh nhân viêm khớp, tại các vị trí khác nhau như viêm khớp bàn tay, viêm khớp ngón tay, viêm khớp gối,… Xung quanh các khớp của chúng ta ngoài các cơ, các dây chằng, gân còn có các dây thần kinh dẫn truyền tín hiệu, cảm giác. Khi viêm khớp gối xảy ra sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh này, dẫn đến các cơn đau lan, đau âm ỉ và tê mỏi.

Tình trạng tê mỏi khớp gối không chỉ xảy ra ở khớp gối mà còn có thể kéo dài và lan xuống bàn chân. Sau khi ngồi lâu một chỗ hoặc khi đi ngủ dậy bệnh nhân dễ gặp những cơn đau lan và tê. Một số trường hợp có thể mất cảm giác tạm thời ở khớp gối và vùng bàn chân. Tê mỏi khớp gối cũng có thể xảy ra song song với tình trạng cứng khớp gối ở bệnh nhân.

Tê mỏi khớp gối có thể lan đến bàn chân
Tê mỏi khớp gối có thể lan đến bàn chân

5. Khớp gối phát ra tiếng động

Đây không phải là dấu hiệu viêm khớp gối thường gặp nhưng vẫn có một số trường hợp gặp phải. Khớp gối có thể phát ra âm thanh lạo xạo, lục cục, cót két khi người bệnh di chuyển do các đầu xương ở khớp gối ma sát với nhau. Đa số những trường hợp có tiếng động ở khớp khi di chuyển thường đã có những tiến triển nhất định, khớp bị bào mòn đáng kể.

Dễ phát hiện những tiếng lạo xạo, lục cục khi bệnh nhân cử động khớp nhiều, có các hoạt động gập, duỗi khi leo cầu thang, đứng ngồi, rướn, cúi người,… Tình trạng này thường kèm theo đau nhức, cảm giác tê đầu gối, tê chân,…

6. Hạn chế vận động khớp gối

Đau khớp, sưng khớp, cứng khớp khiến bệnh nhân bị hạn chế vận động ở khớp gối. Càng vận động thì càng thấy đau và bị cản trở, đặc biệt là khi bệnh nhân leo cầu thang, đi bộ. Các hoạt động thường ngày bị hạn chế do người bệnh không thể vận động khớp gối linh hoạt và dễ dàng. Khi vận động khớp gối bị hạn chế trong thời gian dài có thể khiến cho bệnh nhân mất khả năng duỗi.

Người bị viêm khớp gối có thể ảnh hưởng đến tầm vận động khớp gối bình thường
Người bị viêm khớp gối có thể ảnh hưởng đến tầm vận động khớp gối bình thường

7. Mất khả năng duỗi

Phản xạ tự nhiên khi bị đau của chúng ta là co gối lại. Ở những bệnh nhân viêm khớp gối, tình trạng cơn đau sẽ diễn ra thường xuyên và kéo dài. Điều này sẽ khiến cho bệnh nhân thường hay co gối lại, dẫn đến tình trạng mất duỗi gối nếu không được can thiệp sớm.

Sự teo yếu các cơ khi bị viêm khớp gối và suy giảm khả năng hoạt động khớp gối cũng là một trong những yếu tố khiến cho cơ tứ đầu đùi của bệnh nhân trở nên yếu đi và làm mất khả năng duỗi. Người bệnh sẽ khó có thể duỗi thẳng các khớp gối. Ngoài những ảnh hưởng đến vận động, nếu như gối duỗi không thẳng, lực nâng đỡ của đầu gối sẽ phải phân tán ra các cơ xung quanh gối và cơ đùi, gây mỏi cơ, tăng nguy cơ tràn dịch khớp gối, đau lan đến các điểm bám của các cơ quanh khớp gối.

Người bị viêm khớp gối có thể mất khả năng duỗi
Người bị viêm khớp gối có thể mất khả năng duỗi

8. Teo yếu cơ ở vùng đầu gối

Tổn thương khớp gối khiến bệnh nhân ít vận động khớp, dần dà sẽ làm các cơ bắp quanh khớp gối bị yếu đi và có thể dẫn đến teo cơ. Đặc biệt là các cơ vùng đùi, cơ bắp chân, cơ tứ đầu đùi,… Nếu viêm khớp ở một bên đầu gối thì bệnh nhân có thể quan sát và so sánh thấy vùng đầu gối bị viêm sẽ teo nhỏ hơn đầu gối bình thường. Dấu hiệu teo cơ thường gặp phải ở những bệnh nhân bị viêm khớp gối trong thời gian dài mà không có sự can thiệp cũng như hướng điều trị phù hợp.

Teo yếu cơ ở vùng đầu gối
Teo yếu cơ ở vùng đầu gối

9. Biến dạng đầu gối

Đây là dấu hiệu đánh dấu bệnh viêm khớp gối ở bệnh nhân đã bước vào giai đoạn nặng. Sau những những dấu hiệu viêm khớp gối ở giai đoạn đầu, kéo dài và tiến triển về sau, khớp càng bị tổn thương nặng nề thì càng trở nên biến dạng.

Hai đầu gối trở nên cong và gập xuống, khớp gối lỏng lẻo do hệ thống gân cơ và dây chằng suy yếu. Một số trường hợp biến dạng khớp gối còn khiến cho chân có dấu hiệu bị vẹo, ảnh hưởng đến dáng đi, nhất là tình trạng dáng đi vòng kiềng. Từ đó, khiến bệnh nhân mất vững vàng khi di chuyển, thậm chí là bị liệt chân.

7 dấu hiệu viêm khớp gối không thể xem thường
Biến chứng nghiêm trọng của viêm khớp gối đó là tình trạng khớp biến dạng

Những triệu chứng viêm khớp gối khác

Ngoài các dấu hiệu viêm khớp gối đặc trưng trên đây thì một số loại viêm khớp có kèm theo triệu chứng liên quan đến các bộ phận khác của cơ thể. Đáng chú ý nhất là các dấu hiệu như:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Phát ban
  • Khô mắt và miệng
  • Ra mồ hôi đêm
  • Sút cân bất thường
  • Người bệnh tính tình thường cáu gắt, nóng tính hoặc có thể ủ rũ, buồn bã, trầm cảm,…

Mặc dù không phải các triệu chứng điển hình, tuy nhiên những dấu hiệu này cũng cho thấy ảnh hưởng của viêm khớp gối đến tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Nếu không được điều trị sớm thì dễ gây ra những ảnh hưởng nặng nề cho sức khỏe, tinh thần, khiến chất lượng sống suy giảm.

II. Người bị viêm khớp gối nên làm gì?

Khi phát hiện cơ thể có 1 trong những dấu hiệu viêm khớp gối trên đây, bệnh nhân nên nhanh chóng đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, phù hợp và hiệu quả. Phát hiện bệnh viêm khớp gối càng sớm thì khả năng điều trị thành công càng cao và nguy cơ để lại biến chứng càng thấp, giảm những rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Bên cạnh đó, việc áp dụng một số biện pháp hỗ trợ khác cũng rất quan trọng trong việc điều trị bệnh viêm khớp gối. Người bệnh cần đặc biệt lưu ý đến một số yếu tố trong sinh hoạt, cuộc sống, bao gồm:

Chế độ luyện tập

Luyện tập phù hợp và thường xuyên để giúp khớp gối được vận động một cách phù hợp, duy trì chức năng của khớp gối. Bệnh nhân đau khớp gối thường được khuyên nên tập các bài tập nhẹ như yoga, thái cực quyền, dưỡng sinh,… Lưu ý luôn khởi động trước khi tập đồng thời nên có sự hướng dẫn của người có chuyên môn đến tránh chấn thương khi luyện tập.

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Bệnh nhân viêm khớp gối nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thêm canxi với các loại thực phẩm như cá, tôm, cua, xương heo,… đa dạng các loại rau củ quả để bổ sung canxi cho cơ thể.

Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân viêm khớp gối cần điều chỉnh phù hợp để tránh dư thừa năng lượng, tránh thừa cân sẽ ảnh hưởng xấu đến xương khớp. Người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm nhiều chất béo, nhiều năng lượng, hàm lượng đạm và acid béo cao,…

Người bị viêm khớp gối cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp
Người bị viêm khớp gối cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt của người bệnh viêm khớp gối cần tránh căng thẳng, có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, cân bằng, tránh căng thẳng. Điều này giúp cho khớp của bệnh nhân có thời gian cần thiết để nghỉ ngơi, phục hồi. Đặc biệt trong mùa lạnh cần chú ý giữ ấm cơ thể để tránh các khớp đau nhức tăng lên và gặp nhiều khó chịu.

Viêm khớp gối là tình trạng viêm ở một hoặc cả hai khớp đầu gối. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất vẫn là ở người cao tuổi. Viêm khớp gối có thể là viêm xương khớp gối (thoái hóa khớp gối), viêm khớp dạng thấp ở khớp gối, viêm khớp thiếu nhi, nhiễm trùng khớp gối do lao hoặc do vi trùng sinh mủ… Trong đó, loại thường gặp nhất là viêm xương khớp gối và viêm khớp dạng thấp ở đầu gối. Vì thế nhận diện sớm các dấu hiệu viêm khớp gối đặc biệt quan trọng trong điều trị bệnh. Với 9 dấu hiệu trên đây, bạn có thể nhận diện và phát hiện sớm để có hướng điều trị hiệu quả. Hi vọng những thông tin trên có thể giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về căn bệnh này. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

➥ Bạn hãy xem ngay:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 15:46 - 21/07/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *