Bị đau, sưng khớp ngón tay do viêm đừng nên xem thường!

Đau khớp ngón tay là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ ai, trong bất kỳ độ tuổi nào. Không chỉ khiến cho các hoạt động cầm, nắm của bệnh nhân bị ảnh hưởng, tình trạng đau khớp ngón tay cũng tiềm ẩn nguy cơ tiến triển nặng thành các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy việc hiểu và chủ động can thiệp sớm đối với bệnh là rất quan trọng.

Nội dung bao gồm:

I. Đau khớp ngón tay là bệnh gì?

II. Phương pháp điều trị đau khớp ngón tay hiệu quả

III. Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đau khớp ngón tay

Đau khớp ngón tay cần phải làm gì? viem khop ngon tay
Đau khớp ngón tay cần phải làm gì?

I. Đau khớp ngón tay là bệnh gì?

Đau khớp ngón tay, bàn tay là dạng bệnh lý phổ biến thứ hai trong số các bệnh lý viêm khớp ở tay. Thống kê cho thấy có khoảng 20% dân số bị đau khớp ngón tay, bao gồm những trường hợp đau cấp và đau mãn tính.

Cấu trúc chính của khớp ngón tay gồm có mặt lồi xương, mặt lõm xương, sụn khớp. Đồng thời các khớp ngón tay còn có sự hỗ trợ liên kết với các dây chằng, gồm dây chằng chéo trước, dây chằng sau xiên,… và các cơ hỗ trợ vận động. Nhờ có cấu trúc này, các khớp ngón tay có khả năng thực hiện các hoạt động gấp/duỗi và dạng/khép khá đa dạng, thích hợp cho các hoạt động cầm nắm đa dạng của các ngón tay, bàn tay.

Khi cấu trúc của khớp ngón tay bị ảnh hưởng sẽ gây ra cảm giác đau nhức và ảnh hưởng đến hàng loạt chức năng vận động của các khớp ngón tay. Theo PGS. BS. Vũ Thanh Thủy (Khoa Cơ Xương Khớp, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) triệu chứng đau và sưng khớp ngón tay là những hiện tượng rất thường gặp ở những người cao tuổi, phụ nữ trung niên và các đối tượng thường xuyên cử động tay trong các hoạt động, vận động hằng ngày. Bác sĩ Thủy cũng cho biết các dấu hiệu đau khớp ngón tay cũng có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo các bệnh lý xương khớp.

 PGS. BS. Vũ Thanh Thủy (Khoa Cơ Xương Khớp, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội)
PGS. BS. Vũ Thanh Thủy: “Đau khớp ngón tay là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý xương khớp”

A. Nguyên nhân gây đau khớp ngón tay

Những nguyên nhân dẫn đến đau khớp ngón tay khá đa dạng, có thể đến từ các bệnh lý xương khớp hoặc do các tổn thương tại chỗ đến từ các hoạt động, vận động, sinh hoạt hằng ngày. Có thể điểm qua một số nguyên nhân phổ biến gây đau khớp ngón tay bao gồm:

  • Thoái hóa khớp ngón tay

Tương tự như các khớp khác trên cơ thể, khớp ngón tay cũng có thể bị thoái hóa, suy yếu dần theo thời gian. Thoái hóa khớp ngón tay thường gặp ở người lớn tuổi, nhất là độ tuổi ngoài 50. Các khớp ở bàn tay khi bị thoái hóa sẽ đau nhức do lớp sụn ở khớp ngón tay đã bị bào mòn. Trong đó các khớp ngón cái, ngón trỏ là những vị trí khớp ngón tay dễ bị thoái hóa nhất do đây là các khớp quan trọng trong sinh hoạt, cầm nắm.

Theo thời gian, thoái hóa khớp ngón tay có thể tiến triển sang dạng xơ hóa sụn, phát sinh các gai xương gây đau nhức, khó chịu, sụn khớp suy yếu, tiềm ẩn nguy cơ nứt vỡ sụn khớp và khớp. Nặng hơn có thể gây ra biến dạng khớp trên vị trí khớp bị thoái hóa.

Thoái hóa khớp ngón tay dẫn đến biến dạng khớp - dau khop ngón tay
Thoái hóa khớp gây đau khớp ngón tay, có thể dẫn đến biến dạng khớp nếu nặng
  • Bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến nhiều vị trí khớp trên cơ thể. Ảnh hưởng của bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ khiến cho vị trí các ngón tay sưng tấy, có cảm giác bị đau khi ấn vào.

Khi cầm nắm, cử động bàn tay, ngón tay sẽ có cảm giác run rẩy, khó cầm nắm như bình thường. Khi thức dậy hoặc sau một thời gian không cử động khớp thì xuất hiện tình trạng cứng khớp. Đôi khi tình trạng này có thể kéo dài hơn 30 phút. Không chỉ gây ra đau khớp ngón tay, viêm đa khớp dạng thấp nếu tiến triển nặng còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân, kéo theo nguy cơ gây ra nhiều biến chứng khác cho sức khỏe.

  • Đau khớp ngón tay do thiếu hụt canxi

Một trong những nguyên nhân gây đau khớp ngón tay có thể đến từ sự thiếu hụt canxi trong cơ thể của bạn. Người bị đau khớp ngón tay do nguyên nhân này thường gặp nhiều ở phụ nữ hơn so với nam giới, đặc biệt là phụ nữ cao tuổi, trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.

  • Loạn dưỡng cơ bắp

Tỉ lệ đau khớp ngón tay do mắc bệnh loạn dưỡng cơ bắp khá thấp so với những nguyên nhân khác vì đây là một nhóm bệnh di truyền hiếm gặp liên quan đến các cơ bắp. Người mắc bệnh này dễ bị yếu ở các cơ, nhất là các cơ đảm nhiệm chức năng hỗ trợ vận động. Vì thế người mắc bệnh này thường gặp nhiều ảnh hưởng khi vận động các cơ.

  • Đau khớp ngón tay do chấn thương

Chấn thương là tình trạng có thể gặp phải ở bất cứ ai, có thể xảy ra bất cứ lúc nào do các tai nạn lao động, tai nạn trong sinh hoạt, cuộc sống. Những chấn thương ở khớp ngón tay thường gặp nhất là do té ngã, chống tay hoặc va đập mạnh.

Nếu những chấn thương gây ra tình trạng trật khớp, gãy ngón tay, thương tổn các cơ, sụn khớp, xương dưới sụn,… gây ra tình trạng đau khớp ngón tay. Tùy theo tình trạng thương tổn mà đau do chấn thương có thể âm ỉ kéo dài vài ngày hoặc lâu hơn. Một số chấn thương có thể tự khỏi, một số khác có thể phải điều trị bằng các phương pháp khác.

Các chấn thương có thể dẫn đến đau khớp ngón tay - dau khop ngon tay
Các chấn thương có thể dẫn đến đau khớp ngón tay
  • Hội chứng ống cổ tay

Đây là một hội chứng thường gặp phải ở những người thường xuyên sử dụng cổ tay trong vận động, sinh hoạt hằng ngày, nhất là những người thường xuyên dùng máy tính, chuột và bàn phím. Người mắc phải hội chứng này khiến cho cổ tay, bàn tay, cánh tay cũng như các ngón tay thường đau khi làm việc.

Về lâu dài, người mắc phải hội chứng ống cổ tay có thể gặp phải nhiều vấn đề vận động cổ tay, bàn tay, ảnh hưởng xấu đến các dây thần kinh vùng cổ tay, bàn tay.

Hội chứng ống cổ tay gây đau khớp ngón tay và một số rối loạn vận động ngón tay
Hội chứng ống cổ tay gây đau khớp ngón tay và một số rối loạn vận động ngón tay
  • Hội chứng De Quervain

Tương tự như hội chứng ống cổ tay, hội chứng De Quervain cũng có thể dẫn đến tình trạng sưng đau cổ tay, bàn tay, ngón tay. Hội chứng này dễ gặp phải ở người thường xuyên thực hiện các động tác như nấu ăn, cầm, nắm, xoay cổ tay quá nhiều.

Ảnh hưởng chủ yếu của hội chứng De Quervain thường tập trung ở bao gân cơ dạng dài và bao cơ gân duỗi ngắn ngón cái. Từ đó gây ra tình trạng đau ở những khu vực lân cận các bao gân cơ này.

Hội chứng De Quervain có thể gây đau nhức khớp ngón tay, nhất là ở ngón cái
Hội chứng De Quervain có thể gây đau nhức khớp ngón tay, nhất là ở ngón cái

B. Sưng khớp ngón tay có nguy hiểm không

Tùy theo tình trạng sưng khớp ngón tay do những nguyên nhân nào gây ra mà mức độ nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng có nhiều khác biệt. Nhìn chung, tình trạng sưng khớp ngón tay có thể gây ra nhiều vấn đề về cấu trúc và sức khỏe các khớp, bao gồm:

  • Cứng khớp khiến cho sự linh hoạt các ngón tay giảm đi đáng kể. Tình trạng này có thể dẫn đến ảnh hưởng về hoạt động cầm, nắm,… trong sinh hoạt, đời sống.
  • Biến dạng khớp và teo cơ cũng là một trong những ảnh hưởng rất xấu đến ngón tay và bàn tay. Các ngón tay có dấu hiệu co rút các cơ, dẫn đến biến dạng các khớp và ngón tay dẫn đến cong vẹo bất thường ở các ngón tay.
  • Liệt ngón tay cũng là một trong những biến chứng nặng nề ở người bị đau ngón tay. Tình trạng liệt ngón tay có thể xảy ra nếu như bệnh nhân đau ngón tay trong thời gian kéo dài, phương pháp điều trị chưa hợp lý, chưa phù hợp.
Đau sưng khớp ngón tay nếu tiến triển nặng và không điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng
Đau sưng khớp ngón tay nếu tiến triển nặng và không điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng

II. Phương pháp điều trị đau khớp ngón tay hiệu quả

Để điều trị viêm khớp ngón tay, bệnh nhân có nhiều lựa chọn tùy theo tình trạng tiến triển cũng như mức độ cơn đau. Đối với tình trạng đau khớp ngón tay, bệnh nhân có thể lựa chọn những hướng điều trị bằng thuốc Nam, thuốc Tây, thuốc Đông Y. Mỗi hướng điều trị đều có những đặc điểm, ưu nhược điểm riêng biệt.

1. Phương pháp Tây Y chữa đau khớp ngón tay

Chữa đau khớp ngón tay bằng phương pháp Tây Y chủ yếu áp dụng các biện pháp giảm đau, giảm nhẹ tình trạng bệnh. Ngoài ra, người bệnh có thể được điều trị các triệu chứng với các thuốc đặc hiệu, các loại thuốc hỗ trợ cải thiện tình trạng đau cứng cơ. Những loại thuốc thường được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân đau khớp ngón tay gồm có:

  • Nhóm thuốc giảm đau, thường sử dụng các loại thuốc giảm đau như Aspirin, Paracetamol, Tramadol…
  • Nhóm thuốc kháng viêm, kháng sinh, đa số là các nhóm thuốc như Tenoxicam, Diclofenac, Meloxicam,…
  • Người cao tuổi và những trường hợp đau nặng thì có thể điều trị bệnh bằng việc tiêm trực tiếp Corticosteroid tại vị trí đau để kiểm soát tình trạng đau.

Trong số các thuốc này có một số thuốc không cần kê toa. Tuy vậy việc sử dụng thuốc phải theo đúng theo chỉ định của bác sĩ để tránh những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thành dạ dày khi dùng các thuốc điều trị bệnh xương khớp.

Các loại thuốc điều trị đau khớp ngón tay cần dùng đúng liều và đúng chỉ định
Các loại thuốc điều trị đau khớp ngón tay cần dùng đúng liều và đúng chỉ định

2. Bài thuốc Nam chữa đau khớp ngón tay đơn giản

Ngoài việc điều trị bệnh bằng các loại thuốc Tây y, Đông y thì chữa bệnh bằng thuốc nam cũng được khá nhiều người tin dùng. Vì những bài thuốc này rất đơn giản và dễ thực hiện, an toàn, không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm và ít tốn kém.

✽ Chữa đau khớp ngón tay bằng củ tam thất

Theo nghiên cứu, hoạt chất Saponin ( bao gồm Arasaponin A và Arasaponin B), acid amin, đường, canxi và sắt có trong củ tam thất tỏ ra khá hiệu quả trong việc tiêu sưng, giảm đau nhức xương khớp.

Cách 1:

  • Dùng 6-13g củ tam thất khô sắc lấy nước đặc, chia làm 2 lần uống hết trong ngày.

Cách 2:

  • Củ tam thất đem phơi khô và nghiền thành bột mịn. Mỗi lần lấy 6g bột pha uống với nước cơm, thực hiện 2 lần/ngày.
Chia sẻ cách giảm đau khớp ngón tay theo kinh nghiệm dân gian
Chữa đau khớp ngón tay bằng củ tam thất

Lưu ý: Không nên áp dụng cách chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc nam này trong thời gian dài vì dễ gây mẩn ngứa, nổi mụn nhọt. Bài thuốc này cũng chống chỉ định cho phụ nữ có thai, trẻ em, người bị cao huyết áp, tiêu chảy.

✽ Dùng mễ nhân chữa đau nhức khớp ngón tay

Trong Đông y, Mễ nhân còn được gọi là ý dĩ, là vị thuốc có vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn, không độc đi vào kinh Tỳ, Thận, Phế. Giúp giảm đau, trừ phong thấp, loại bỏ tà khí. Để sử dụng vị thuốc này chữa đau khớp ngón tay, người ta thường kết hợp với đu đủ.

Nguyên liệu:

  • 30g đu đủ chín hườm
  • 30g hạt mễ nhân
Đu đủ và mễ nhân
Đu đủ và mễ nhân

Thực hiện:

  • Đu đủ gọt sạch vỏ, xắt miếng vuông và cho vào nồi cùng với mễ nhân và 300ml nước.
  • Hầm lửa nhỏ cho đến khi mễ nhân chín mềm thì thêm chút đường vào cho vừa đủ ngọt.
  • Mỗi ngày nên ăn 1 chén để nhanh chóng cắt đứt được cơn đau khớp ngón tay.

Lưu ý: Chống chỉ định với phụ nữ mang thai, người bị táo bón, tân dịch khô.

✽ Bài thuốc nam chữa đau khớp ngón tay từ cây lá lốt

Lý giải về cách chữa đau khớp ngón tay bằng lá lốt, bác sĩ Vương Trương Minh Thế – khoa Cơ xương khớp bệnh viện Y Học Cổ Truyền TPHCM chia sẻ: Không chỉ đơn thuần là một loại rau gia vị, lá lốt còn được y học cổ truyền dùng làm thuốc chữa đau khớp ngón tay. Với tác dụng tán hàn, chỉ thống, ôn trung, hạ khí vị thuốc nam này thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, tay chân lạnh, phong thấp, viêm khớp,..

Cách 1:

  • Chuẩn bị 15-30g lá lốt tươi ( tương đương 5-10g lá khô).
  • Đem thuốc sắc cùng với 2 chén nước cho đến khi cạn còn 1/2 chén thì chia đều thành 2 lần uống, và uống hết trong ngày.
  • Nên uống khi thuốc còn ấm.

Cách 2:

  • Kết hợp lá lốt với cỏ xước, vòi voi, rễ cây cỏ bung mỗi vị 30g.
  • Các nguyên liệu trên thái nhỏ ra rồi đem sao vàng và sắc lấy nước uống.

Lưu ý: Không sử dụng phương pháp này vì nó có thể gây nóng trong, ảnh hưởng đến dạ dày, nhiệt miệng, táo bón.

Chia sẻ cách giảm đau khớp ngón tay theo kinh nghiệm dân gian
Chữa đau khớp ngón tay với lá lốt

✽ Chữa đau khớp ngón tay chỉ với củ gừng

Gừng được xem là dược liệu khá quen thuộc trong các nhà bếp. Ngoài tác dụng kích thích vị giác, chống nôn, thì gừng còn giúp kháng viêm, giảm đau nhức khớp ngón tay. Bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ để chữa đau khớp ngón tay với củ gừng theo các bước sau:

Chuẩn bị:

  • Gừng tươi 2 lạng
  • Nước sôi 2 lít

Thực hiện:

  • Gừng tươi đem giã nhuyễn, bọc trong 1 miếng vải mùng và nấu với nước sôi trong 10 phút.
  • Sau đó lấy 1 miếng vải khác nhúng nước gừng, vắt sơ cho ráo nước và chườm vào vị trí đau nhức ngay khi còn nóng.
  • Khi vải nguội thì tiếp tục nhúng vào nước gừng và chườm thêm 4-5 lần nữa.
  • Thực hiện tương tự 2 ngày 1 lần cơn đau sẽ được xoa dịu nhanh chóng.
Chia sẻ cách giảm đau khớp ngón tay theo kinh nghiệm dân gian
Chữa đau khớp ngón tay với củ gừng

✽ Chườm nóng bằng ngải cứu rang muối

Ngải cứu có công dụng giảm đau, giữ ấm khớp chống viêm,… Khi kết hợp cùng muối sẽ giúp giảm đau khớp ngón tay nhanh hơn.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá ngải cứu
  • Muối

Thực hiện: Rang ngải cứu cùng muối cho đến khi vàng đều, cho ngải cứu rang muối vào một miếng vải thắt lại và chườm vào ngón tay bị đau sẽ thấy giảm đau thật nhanh chóng.

Ngải cứu và muối đem rang cùng với nhau có thể tạo thành hỗn hợp đắp ngoài để giảm đau
Ngải cứu và muối đem rang cùng với nhau có thể tạo thành hỗn hợp đắp ngoài để giảm đau

✽ Chữa đau khớp ngón tay với đinh lăng

Trong thành phần của đinh lăng có nhiều Saponin oleanane, các vitamin B1, B2, B6, C, các loại acid amin thiết yếu cho cơ thể như methionin, cystein, lyzin,… Đây cũng là loại cây khá quen thuộc trong đời sống hằng ngày, được nhiều gia đình sử dụng để làm gia vị, ăn kèm trong các món gỏi, dùng làm thuốc điều trị các vấn đề về đau nhức, giải độc thức ăn, giải dị ứng,…

Chuẩn bị:

  • Đinh lăng khoảng 20 – 30g
  • Có thể chuẩn bị thêm cúc tần, rễ cây xấu hổ, bưởi bung (mỗi loại khoảng 10g)
  • Nước khoảng 600ml
Đinh lăng có thể dùng làm dược liệu giảm đau
Đinh lăng có thể dùng làm dược liệu giảm đau

Thực hiện:

  • Đinh lăng rửa sạch sau đó để ráo
  • Cho vào sắc cùng với nước, sắc đến khi còn khoảng 300ml thì tắt bếp
  • Mỗi ngày uống khoảng 3 lần
  • Cách này có thể giúp cho tình trạng đau nhức của bệnh nhân được cải thiện

3. Chữa đau khớp ngón tay bằng các bài tập tại nhà

Các bài tập tại nhà có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện chức năng khớp, lấy lại khả năng cầm nắm cho các khớp. Những bài tập chữa đau khớp ngón thường mô phỏng lại các hoạt động cầm nắm, co duỗi các khớp như:

  • Nắm thả các ngón tay
  • Duỗi nhanh các ngón tay
  • Gồng các cơ gập ngón
  • Gập duỗi bàn ngón
  • Dạng khép ngón tay
  • Duỗi dạng các ngón tay
  • Gập cuộn ngón tay
  • Động tác bò ngón tay
  • Sấp ngửa các cẳng tay luân phiên
  • Xoay tròn cổ tay

Thực hiện đều đặn trong thời gian nhất định có thể giúp bạn sớm lấy lại khả năng cầm nắm, vận động cũng như làm giảm đau. Nên thực hiện các bài tập chữa đau khớp ngón tay song song với các biện pháp điều trị đau khớp ngón tay tại nhà để đạt hiệu quả cao nhất. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây để áp dụng các bài tập này ngay tại nhà.

4. Áp dụng vật lý trị liệu chữa sưng khớp ngón tay

Vật lý trị liệu cũng được xem là giải pháp hữu ích để cải thiện tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân đau khớp ngón tay. Bên cạnh các bài tập hỗ trợ vận động, các liệu pháp sử dụng nhiệt, sóng ngắn,… cũng có thể giúp các khớp bị đau được cải thiện tình trạng đau.

III. Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đau khớp ngón tay

Bao giờ cũng vậy, việc phòng ngừa và chữa trị bệnh luôn có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người. Chính vì thế, trong sinh hoạt hằng ngày, mọi người nên đặc biệt chú ý một số vấn đề sau đây, để hạn chế tình trạng viêm khớp dạng thấp gây đau nhức khớp ngón tay. Đây cũng là cách giúp bạn có thể điều trị được căn bệnh này và bảo vệ được sức khỏe của chính bản thân mình.

  • Bổ sung thường xuyên các loại vitamin cho cơ thể mỗi ngày. Bạn có thể tăng cường ăn nhiều calo, rau xanh, hoa quả. Hạn chế sử dụng các loại thức ăn cay, nóng và chứa nhiều chất kích thích, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Người bệnh nên có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, không nên thức quá khuya, nhất là trong khoảng thời gian khớp ngón tay bị sưng đau nhiều.
  • Tăng cường vận động các khớp, tập luyện thể dục thể thao, xoa bóp cơ tay để tránh tình trạng dính khớp, teo cơ. Thường xuyên massage hoặc tập các động tác nhẹ nhàng có lợi cho khớp cổ tay, bàn tay và ngón tay.
  • Ngâm tay vào nước muối ấm mỗi ngày 2 lần, mỗi lần ngâm từ 10-15 phút để giảm đau khớp ngón tay ở các khớp.
Người đau khớp ngón tay cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp
Người đau khớp ngón tay cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp
  • Bệnh nhân cần phải kiểm tra các triệu chứng lâm sàng và khám cận lâm sàng như chụp X-quang, chụp CT,… Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác và chỉ định phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
  • Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ sẽ kê các thuốc chống viêm, giảm đau sao cho phù hợp. Chính vì thế, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc điều trị đau khớp ngón tay vì có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe và khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
  • Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc theo các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân nên kết hợp thêm một số bài tập vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để cho bệnh nhanh chóng khỏi. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể kết hợp điều trị bằng các loại thuốc của y học cổ truyền và châm cứu.

Hy vọng câu trả lời trên sẽ cung cấp cho người bệnh những thông tin hữu ích về chứng bệnh đau khớp ngón tay bị sưng. Để biết chính xác mình có mắc phải căn bệnh viêm khớp dạng thấp hay không, bạn nên nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. Đây là cách giúp bạn có thể duy trì được chức năng của vận động của các ngón tay và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở khớp.

Chúc bạn nhanh chóng khỏi bệnh!

➥ Bạn hãy xem ngay: Mẹo điều trị viêm khớp cổ tay không cần đến bác sĩ

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 12:05 - 23/07/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *