Bị đau sau lưng dưới bả vai trái, phải đừng nên xem thường!!!

Khá nhiều người mắc phải hiện tượng đau sau lưng dưới bả vai trái nhưng không rõ nguyên nhân vì sao? Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì thế người bệnh nên hết sức cẩn thận, tốt nhất nên tìm cho bản thân phương án điều trị và phòng tránh hiệu quả.

Đau sau lưng dưới bả vai trái

Đau sau lưng dưới bả vai trái là bệnh gì?

Triệu chứng đau sau lưng dưới bả vai trái thường khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để biết cách khắc phục bệnh hiệu quả.

1/ Loãng xương

Hầu hết trường hợp đau sau lưng dưới bả vai trái đều xuất phát từ vấn đề xương khớp. Cho nên, loãng xương cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức lưng vùng dưới bả vai. Khi bị loãng xương, mật độ canxi trong xương bắt đầu giảm dần. Lúc này, xương bắt đầu xốp và trở nên giòn hơn nên rất dễ bị tổn thương cho dù gặp phải chấn thương nhỏ.

Người bệnh nhận biết dấu hiệu loãng xương qua các biểu hiện như đau nhức sau lưng liên tục, sụt cân, đau lưng dưới bả vai, đặc biệt là bả vai trái. Bệnh loãng xương thường xuất hiện ở phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh, người cao tuổi và bệnh rất khó phát hiện, chỉ có thể nhận biết khi người bệnh thực hiện các thủ tục kiểm tra như chụp X – quang hoặc khi bệnh nhân bị gãy xương. Do đó, để đề phòng bệnh loãng xương xảy ra, chị em phụ nữ, người cao tuổi nên có chế độ dinh dưỡng đảm bảo, nhất là canxi.

2/ Đau dây thần kinh liên sườn

Nếu bạn cảm thấy phần xương sườn đau nhức thoáng qua hay đau lâu ngày hoặc tức ngực xuất hiện, chắc chắn một điều bạn đang mắc phải bệnh đau dây thần kinh liên sườn. Những cơn đau do bệnh gây ra thường khiến người bệnh mệt mỏi và khó chịu. Người bệnh thường cảm thấy đau nhức mỗi khi ho hoặc thay đổi tư thế nằm ngủ. Bên cạnh đó, hiện tượng đau sau lưng dưới bả vai trái cũng không ngừng diễn ra, tái lặp gây mệt mỏi về cả thể chất và tinh thần.

Nếu bệnh không được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị sớm, người bệnh có thể bị suy nhược cơ thể trầm trọng. Và nghiêm trọng hơn, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

3/ Vẹo cột sống

Đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng cũng có thể là do vẹo cột sống gây ra. Dấu hiệu nhận biết vẹo cột sống thường rất dễ:

  • Người bệnh đi hoặc đứng thường nghiêng hẳn sang một bên.
  • Hai bả vai thường không tương xứng với nhau. Có một bên vai nhô lên cao hơn bên còn lại.

Đối với trường hợp xương cột sống bị vẹo nhiều, khi đó, lồng ngực và xương sườn thường bị nhô ra đằng trước gây cản trở quá trình hít thở của người bệnh. Không chỉ dừng lại ở đó, người bệnh còn phải hứng chịu cơn đau sau lưng bên trái dưới bả vai.

Khi gặp phải căn bệnh này, tốt nhất bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp thăm khám và áp dụng các biện pháp kỹ thuật điều trị để dần đưa cột sống về lại vị trí ban đầu vốn có của nó. Không nên tự ý điều trị bằng các phương pháp uốn nắn cột sống hay các cách điều trị dân gian, tránh tình trạng cột sống ngày càng vẹo nặng hơn.

4/ Viêm khớp

Đau vùng lưng dưới bả vai bên trái không thể bỏ qua nguyên nhân gây đau là do bệnh viêm khớp vai. Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm khớp vai nhưng nguyên nhân chính vẫn là do lớp sụn, dây chằng, màng dịch ngay tại khớp vai bị tổn thương.

Đau sau lưng dưới bả vai trái

Triệu chứng viêm khớp vai thường gặp phải là tình trạng đau nhức âm ỉ quanh khớp vai. Sau đó cơn đau nặng hơn gây đau nhức dữ dội, khả năng vận động ở khớp vai giảm, thậm chí có thể ngưng hoạt động. Do đó, để chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, khi có các dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh nên đến ngay cơ sở có chuyên khoa xương khớp để khám sớm nhất có thể.

5/ Bệnh nhồi máu cơ tim

Đau sau lưng dưới bả vai trái kèm theo chứng co thắt ngực là một trong những biểu hiện rất hay thường gặp của bệnh nhồi máu cơ tim. Ban đầu lúc mới khởi phát bệnh chỉ xuất hiện ở bên ngực trái và sau đó có xu hướng lan rộng ra sau lưng và từ từ xuống cánh tay.

Cơn đau nhức do bệnh nhồi máu cơ tim gây ra có khi xuất hiện và biến mất đột ngột nhưng cũng có khi kéo dài nhiều giờ liền. Đặc biệt, cơn đau thường tập trung chủ yếu vào buổi sáng nhưng cũng có khi xuất hiện vào ban đêm. Và khả năng tử vong của bệnh thường rất cao nếu người bệnh không biết cách khắc chế. Do đó, để ngăn ngừa nguy hiểm, người bệnh nên có biện pháp chăm sóc, điều trị thích hợp.

6/ Viêm loét dạ dày – tá tràng

Đây cũng là bệnh dẫn đến tình trạng đau sau lưng dưới bả vai trái. Bên cạnh dấu hiệu này, người bị viêm loét dạ dày còn gặp phải các biểu hiện như nôn, buồn nôn, sụt cân, chán ăn, ợ hơi, ợ nóng,… , nhất là sau bữa ăn. Tình trạng đau nhức sau lưng dưới bả vai trái diễn ra thường xuyên hơn nếu bệnh viêm loét dạ dày chuyển sang giai đoạn mãn tính.

7/ Bệnh viêm phế quản phổi

Bệnh viêm phế quản phổi cũng gây ra những cơn đau vùng lưng dưới bả vai bên trái. Đặc biệt, khi bệnh nhân lên cơn ho triệu chứng đau này sẽ tăng lên. Cơn đau chỉ thuyên giảm khi bệnh nhân nằm ngang hoặc xoay cơ thể. Ngoài tình trạng đau sau lưng dưới bả vai trái, người bệnh viêm phế quản phổi còn gặp phải các biểu hiện khó chịu như ho khan hoặc ho có đờm, sốt và khó thở. Nếu bệnh không được phát hiện và tiến hành chữa trị đúng lúc, phổi có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đau sau lưng bên phải dưới bả vai là bệnh gì?

Đau sau lưng bên phải dưới bả vai thường rất khó chẩn đoán lâm sàng. Đau có thể là các bệnh lý liên quan đến xương khớp như loãng xương, chóp vai bị viêm hoặc do đau dây thần kinh liên sườn,… Hoặc đau cũng có thể là do chấn thương trong quá trình lao động hoặc do các bệnh lý liên quan đến phủ tạng gây ra.

Đau sau lưng bên phải dưới bả vai

Tuy nhiên, theo các bác sĩ xương khớp, đau lưng dưới xương bả vai cho dù là vai trái hay vai phải đều do các căn bệnh giống nhau gây ra. Cho nên, khi thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng đau nhức ở vai trái hay phải, người bệnh cũng nên đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán bệnh.

Cách điều trị đau sau lưng dưới bả vai trái, phải

Để điều trị đau sau lưng dưới bả vai trái hay đau sau lưng bên phải dưới bả vai, ngoài phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra, người bệnh cũng nên xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống khoa học. Đặc biệt, tuân thủ đúng theo quy tắc ăn uống, ăn những thực phẩm lành mạnh chứa nhiều vitamin C, D và nhất là khoáng chất canxi. Hạn chế sử dụng thực phẩm, đồ uống chứa nhiều chất kích thích như rượu, bia,…, thức ăn mặn,…

Thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và cả hệ xương khớp. Tốt nhất nên tập luyện các bài tập chuyên biệt dành riêng cho khớp vai. Tuy nhiên, cũng nên tham khảo ý kiến chỉ định của bác sĩ. Nếu gặp phải các triệu chứng đau sau lưng dưới bả vai trái kèm theo triệu chứng tức ngực, khó thở,… bệnh nhân nên đến gặp ngay bác sĩ chăm sóc sức khỏe để được khám và tư vấn về tình trạng sức khỏe của bản thân.

Nếu chẳng may gặp phải triệu chứng đau sau lưng dưới bả vai trái, người bệnh đừng nên chần chừ mà hãy đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được khám và nghe lời khuyên hữu ích từ bác sĩ. Chúc các bạn sức khỏe!

BTV: Hạ Thiên

→ Có thể bạn quan tâm:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 10:30 - 06/12/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *