Viêm khớp cùng chậu bệnh học: chẩn đoán và cách điều trị

Viêm khớp cùng chậu là bệnh rất hay gặp ở nữ giới, đặc biệt ở độ tuổi trưởng thành. Bệnh thường gây ra không ít phiền toái cho người mắc phải nếu không được điều trị kịp thời.

I/ Bệnh viêm khớp cùng chậu là gì?

Theo bác sĩ Nguyễn Đình Toàn, bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết, khớp cùng chậu là hai khớp nối giữa đoạn thấp nhất của cột sống, cũng là phần khớp nối giữa xương cùng cụt và phần sau của xương chậu. Khớp này thuộc khớp bán động, bình thường không di động chỉ trong một số trường hợp đặc biệt chúng mới hoạt động. Chẳng hạn, khớp cùng chậu sẽ hoạt động trong trường hợp như sinh đẻ. Khi đó, thai đi qua vùng tiểu khung sẽ làm giãn khớp cùng chậu và các eo vùng tiểu khung cũng sẽ được nới rộng ra thuận lợi cho quá trình sinh nở. Hiện tượng viêm khớp xương chậu xảy ra có thể là do nhiễm khuẩn hoặc do vô khuẩn mà ra và bệnh xảy ra có thể trên cả hai khớp.

Viêm khớp cùng chậu bệnh học - đau khớp xương chậu

Chẩn đoán viêm khớp cùng chậu

Chẩn đoán bệnh viêm khớp cùng chậu có thể thực hiện theo các cách dưới đây.

✪ Dựa vào triệu chứng lâm sàng

Bác sĩ thường chẩn đoán viêm khớp cùng chậu thông qua biểu hiện, triệu chứng lâm sàng như cơn đau nhức âm ỉ kéo dài từ cột sống thắt lưng đến giữa hai mông và vùng chậu hông. Song song đó, cơn đau còn khiến người bệnh mất ngủ, tâm trạng lúc nào cũng khó chịu, stress. Tuy nhiên, cơn đau này cũng thường gây ra nhiều nhầm lẫn trong việc chẩn đoán đau nhức do viêm khớp cùng chậu gây ra hay đau do thoái hóa cột sống thắt lưng hoặc cũng có thể đau do đau dây thần kinh tọa gây ra. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán viêm khớp cùng chậu dựa vào hiện tượng teo cơ mông và đùi.

✪ Thủ thuật khám vùng cùng chậu

Ngoài dựa vào các triệu chứng lâm sàng điển hình, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán viêm khớp cùng chậu bằng các thủ thuật khám sau đây: Bệnh nhân nằm nghiêng trên giường và hai chân duỗi thẳng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành ấn mạnh lên vùng xương chậu, nếu có biểu hiện đau chứng tỏ nguy cơ mắc bệnh là khá cao. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể nằm ngửa và duỗi thẳng hai chân. Thầy thuốc sẽ dùng tay ấn mạnh lên hai cánh xương chậu theo tư thế ép ngửa khung chậu từ trên xuống, nếu bị bệnh người bệnh sẽ cảm thấy đau ở vùng cùng chậu.

✪ Chẩn đoán bằng triệu chứng hình ảnh học

Sau khi khám, nếu vẫn không chắc chắn cho kết quả chuẩn xác, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân chụp X – quang khung chậu. Dựa vào kết quả, có thể thấy mức độ tổn thương của vùng cùng chậu nhiều hay ít. Ngoài ra, chụp khảo sát đồng vị phóng xạ và chụp cộng hưởng từ MRI cũng là cách giúp phát hiện bệnh viêm khớp cùng chậu bằng hình ảnh hiệu quả.

✪ Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán khác

Ngoài các cách chẩn đoán trên, xét nghiệm protein viêm, xét nghiệm máu hay tốc độ máu lắng hoặc kháng thể kháng nhân hay thử xét nghiệm gen HLA – 27 đều là những xét nghiệm giúp chẩn đoán các bệnh toàn thân có liên quan đến bệnh viêm khớp cùng chậu.

II/ Phương pháp điều trị viêm khớp cùng chậu

Điều trị viêm khớp cùng chậu, bệnh nhân có thể thực hiện theo các phương pháp sau đây.

1/ Điều trị viêm khớp cùng chậu bằng Tây y

Để điều trị viêm khớp cùng chậu ngoài các biện pháp không cần dùng đến thuốc như xây dựng chế độ ăn uống kết hợp các bài tập vật lý trị liệu ra, kháng sinh đang được ưu tiên lựa chọn để điều trị bệnh đau khớp cùng chậu. Hiện nay, một số loại kháng sinh phổ rộng đang được sử dụng chữa viêm khớp cùng chậu đó là nhóm thuốc beta lactam bao gồm amoxillin, penicillin, cephalosporin,… Tuy nhiên, liều dùng và thời gian sử dụng của thuốc còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người bệnh.

Phương pháp điều trị viêm khớp cùng chậu

Hoặc bệnh nhân cũng có thể sử dụng một số loại thuốc chống viêm không chứa steroid như celecoxib, meloxicam, diclofenac, piroxicam và các loại thuốc giảm đau đơn thuần như paracetamol để chữa bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng nên thận trọng với sự kết hợp giữa các nhóm thuốc này với nhau bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Ngoài ra, đối với trường hợp viêm khớp cùng chậu ở mức độ nặng, ngoài các thuốc trên cần có sự kết hợp với một số loại thuốc khác như azithromycine, clindamycine, cefotaxime, gentamycine, ceftriaxone, metronidazole, roxithromicine,…

Mặt khác, người bệnh có thể sử một số nhóm thuốc điều trị cơ bản dùng để chữa viêm khớp cùng chậu liên quan đến nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính như methotrexat và sulfasalazine. Hoặc cũng có thể dùng nhóm thuốc sinh học có tác dụng ức chế yếu tố hoại như entanercept.

Bên cạnh các nhóm thuốc vừa nêu trên, Corticoid toàn thân dưới dạng tiêm cũng được bác sĩ chỉ định dùng cho bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp cùng chậu nhưng không có dấu hiệu nhiễm trùng kèm theo. Nhóm thuốc này cũng được dùng để chữa viêm khớp cùng chậu do bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính tiến triển nặng. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng phụ, do đó, chúng chỉ được sử dụng ngay tại cơ sở y tế. Liều dùng của thuốc còn tùy thuộc vào tình trạng tiến triển của bệnh.

2/ Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp cùng chậu

Ngoài việc dùng thuốc Tây điều trị bệnh, người bệnh viêm khớp cùng chậu nếu ở mức độ nhẹ có thể áp dụng những cách dưới đây để giảm đau.

✪ Dùng gừng chữa viêm khớp cùng chậu tại nhà

Gừng khá quen thuộc với mọi nhà, chúng vừa là nguyên liệu dùng trong bữa ăn hàng ngày vừa là thảo dược có công dụng điều trị bệnh xương khớp hiệu quả, đặc biệt bệnh viêm khớp cùng chậu. Với tính chất kháng khuẩn, chống viêm, gừng có tác dụng giúp làm giảm nhanh cơn đau nhức do bệnh gây ra.

Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp cùng chậu

Người bệnh chỉ cần sử dụng 200g gừng đã được bóc vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng. Sau đó, bệnh nhân đun gừng chung với 120g đường đỏ và khoảng 400ml rượu trắng. Nước sôi, bạn lọc lấy thuốc uống vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi lần uống, các bạn nên uống ly nhỏ khoảng 5ml và sau vài ngày uống cơn đau nhức xương cùng chậu sẽ giảm nhanh chóng.

✪ Bài thuốc chữa viêm khớp cùng chậu bằng lá ngải cứu

Chắc hẳn, ai cũng biết ngải cứu – vị thuốc đông y có tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Với tính ấm, vị cay the, tác dụng vào các kinh và can, giúp làm giảm sưng tấy và đau nhức khá tốt. Người bệnh chỉ cần hái khoảng 50g lá ngải cứu đem rửa sạch rồi cho vào cho vào nồi với một ít muối và 2 lít nước. Nước sôi, bạn chờ cho nước nguội bớt và dùng nước này ngâm mình. Cách làm này giúp khí huyết lưu thông tốt, làm giảm đau và tạo cảm giác thoải mái ở vùng cùng chậu.

Trong quá trình điều trị bệnh viêm khớp cùng chậu bằng tây y hay các biện pháp dân gian, người bệnh cũng nên chú ý cân bằng chế độ nghỉ ngơi và tập luyện. Đồng thời, nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn bệnh tái phát trở lại.

BTV: Thiên Thiên

→ Có thể bạn quan tâm:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 10:41 - 28/09/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *