Tại sao bà bầu bị đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu?

Tình trạng đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu không còn quá xa lạ với các mẹ bầu trong quá trình mang thai. Những biểu hiện đau nhức thường khiến các mẹ bầu khó chịu và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt. Vậy nguyên nhân nào gây đau khớp háng ở mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu?

Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu - bà bầu bị đau háng bên phải

Mang thai và sinh con là một trong những điều thiêng liêng của người mẹ. Tuy nhiên, những thay đổi nhanh chóng trong cơ thể khi mang thai thường gây ra những bất ngờ và ảnh hưởng lớn đến người mẹ. Và đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối là những biến đổi phổ biến nhất mà hầu như mẹ bầu nào cũng phải trải qua trong suốt giai đoạn mang thai.

Tại sao bà bầu bị đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu?

Theo các chuyên gia khoa sản, đau xương khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu là một trong những biểu hiện rất đỗi bình thường ở các mẹ bầu. Cơn đau có thể dao động ở mức độ khác nhau từ nhẹ cho đến trung bình và nặng. Đau khớp háng xuất hiện chỉ có thể là do mẹ bầu vận động nhiều hoặc do sự thay đổi cơ thể,… Sau đây là lý giải của các chuyên gia về tình trạng đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu.

1/ Đau do vận động

Đau xương khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu tiên có thể là do thai phụ vận động nhiều. Chẳng hạn như khi mẹ bầu đứng lên ngồi xuống sẽ chịu một lực ép từ thai nhi thúc xuống và tạo ra những cử động mạnh tác động lên vùng tử cung và gây đau khớp háng. Bên cạnh đó, việc gánh đỡ một khối lượng cơ thể nặng thường làm tăng áp lực lên vùng xương chậu và lan xuống vùng khớp háng, gây đau.

2/ Do thay đổi trong cơ thể

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra một loại hormon gọi là Relaxin. Loại hormon này cho phép mô liên kết thư giãn và làm mềm. Khi đó, các dây chằng và khớp xương chậu sẽ co giãn và nới lỏng ra tạo điều kiện thuận lợi cho xương chậu mở ra khi sinh. Đồng thời, Relaxin làm tăng tính linh hoạt trong các xương, giúp thai nhi di chuyển qua lại dễ dàng trong dạ con. Chính vì những thay đổi này khiến khớp háng trở nên yếu dần và gây đau nhức khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu.

3/ Do cấu tạo cơ thể phụ nữ

Bà bầu đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu

Cơ thể người phụ nữ có những thiết kế và chức năng sinh lý khá phức tạp phù hợp với thiên chức làm mẹ. Và dạ con là một trong những bộ phận được cố định trong một hệ thống tiểu khung để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ thai nhi bên trong. Hệ thống này được níu giữ bởi các dây chằng nối từ dạ con xuống thành chậu hông. Do đó, khi thai nhi phát triển, dạ con cũng thay đổi lớn dần lên cho kịp sự thay đổi của trẻ. Lúc này, dây chằng bị co giãn dẫn đến những cơn đau nhức hình thành và lan rộng đến khớp háng. Điều đặc biệt, cơn đau nhức sẽ diễn ra dữ dội hơn khi mẹ bầu di chuyển hoặc làm việc quá sức.

4/ Do thiếu canxi

Thiếu hụt canxi cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu. Bởi cơ thể người mẹ cần cung cấp đầy đủ canxi để nuôi dưỡng thai nhi, nhất là trong khoảng thời gian đầu thai nhi cần canxi để hình thành khung xương và phát triển. Do đó, nếu mẹ bầu không bổ sung canxi đủ, thai nhi sẽ lấy canxi từ xương mẹ dẫn đến hệ xương khớp sẽ trở nên yếu dần và dễ bị đau nhức.

5/ Tăng cân trong quá trình mang thai

Trong quá trình mang thai, hệ xương khớp nhất là khớp háng và khớp đầu gối ngoài việc phải gánh đỡ trọng lượng của bản thân mẹ bầu còn gánh thêm phần cân nặng của thai nhi. Chính vì vậy, khớp háng phải hứng chịu một áp lức lớn dẫn đến đau nhức. Tình trạng này sẽ tiếp diễn cho đến khi bà bầu sinh con. Mặt khác, đau nhức sẽ tăng lên và kéo dài nếu cân nặng mẹ bầu tăng nhanh.

Cách giảm đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu

Trong giai đoạn mang thai, các bác sĩ thường khuyến cáo mẹ bầu nên hạn chế sử dụng thuốc tránh gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Do đó, nếu bị đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu nên áp dụng những cách hiệu quả sau đây để khắc phục cơn đau.

1/ Chườm nóng

Hơi nước nóng sẽ giúp các mao mạch giãn nở và giúp lưu thông khí huyết, giảm đau hiệu quả. Mẹ bầu chỉ cần dùng một chiếc khăn và nhúng vào trong thau nước ấm. Sau đó, dùng khăn nóng chườm lên nơi bị đau và thực hiện 2 – 3 lần, cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, trong quá trình chườm nóng, bà bầu cũng nên hết sức cẩn thận, không nên chườm khăn quá nóng tránh trường hợp gây bỏng da.

2/ Tăng cường nghỉ ngơi và vận động đúng cách

Bà bầu nghỉ ngơi giảm đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu
Đau khớp háng bên phải khi mang thai

Các bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng nhọc. Bởi áp lực khi mang thai thường rất lớn, nếu mẹ bầu tiếp tục làm việc sẽ khiến khớp xương chịu áp lực đè nén hơn mức bình thường dẫn đến đau nhức. Do đó, để giảm đau hiệu quả, bà bầu tốt nhất nên nghỉ ngơi và thư giãn.

Bên cạnh đó, vùng xương háng thường đỡ xương chậu nên sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp trong suốt quá trình mang thai. Cho nên, mẹ bầu không nên đi lại hoặc đứng quá nhiều. Khi đi nên đi chậm rãi và nhẹ nhàng, không nên chạy nhảy hay leo lên leo xuống cầu thang với tần suất nhiều lần trong ngày.

3/ Sử dụng dụng cụ hỗ trợ

Khi thai nhi phát triển, các hoạt động như ngủ hay thậm chí ngồi trong một thời gian dài đều trở nên khó khăn. Để giảm thiểu những cơn đau khớp háng, mẹ bầu nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ như đai nâng đỡ bụng để hạn chế sức nặng của bụng bầu lên khớp háng. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên thay đổi nệm giường thành những tấm có độ mềm và mịn hơn. Ngoài ra, bà bầu nên sử dụng giày thể thao thay cho giày cao gót khi di chuyển, giảm bớt áp lực lên đầu gối và khớp háng.

4/ Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau nhức khớp háng khi mang thai. Chính vì vậy, thai phụ nên có chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp thai nhi phát triển. Đặc biệt, mẹ bầu nên bổ sung lượng canxi vừa đủ cho mẹ và bé tránh tình trạng thiếu hụt canxi gây loãng xương và dẫn đến các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa xương khớp, viêm khớp,… Thông thường ở mỗi giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Do đó, bà bầu nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn hợp lý và khoa học.

Ngoài sự hình thành và phát triển của thai nhi khiến cơ thể bị thay đổi, đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu xảy ra cũng có thể do bệnh lý liên quan đến xương khớp gây ra. Do đó, mẹ bầu cần thăm khám nhanh chóng để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị, tránh trường hợp nguy hiểm gây ảnh hưởng cả mẹ và bé.

BTV: Hạ Thiên

→ Bạn nên xem thêm:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 15:39 - 20/07/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *