Bà bầu đau háng không đi được phải làm sao?

Các cơn đau nhức khớp háng thường khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và gây khó khăn trong việc đi lại, thậm chí có người không đi lại được. Vậy bà bầu đau khớp háng không đi được phải làm sao để khắc phục?

Bà bầu đau háng không đi được nên làm gì?

Phụ nữ mang thai thường là đối tượng thường xuyên bị đau nhức xương khớp, trong đó có đau khớp háng. Điều đáng nói ở đây, thai nhi càng lớn, áp lực đè nén lên xương chậu càng cao dẫn đến tình trạng đau nhức khớp háng diễn ra ngày càng tồi tệ. Cơn đau khớp háng ở mẹ bầu có thể diễn ra từ những tháng đầu chu kỳ thai cho đến khi sinh, thậm chí có người vẫn bị đau sau sinh nếu không được chăm sóc tốt.

Bà bầu đau háng không đi được nên làm gì?

Đau khớp háng thường khiến mẹ bầu đau nhức, mệt mỏi và khó chịu. Hơn thế nữa, nhiều bà bầu còn gặp khó khăn trong vấn đề đi lại. Do đó, mẹ bầu không nên bỏ qua những cách sau đây để khắc phục và hạn chế tình trạng đau nhức do bệnh gây ra.

1/ Chườm nóng

Bà bầu đau khớp háng không đi được, chườm nóng chính là cách hữu hiệu và nhanh nhất giúp bạn giảm đau nhức, trở lại hoạt động sinh hoạt bình thường. Chườm nóng sẽ giúp các mạch máu co giãn và giúp máu lưu thông đi nuôi dưỡng tốt hơn. Bên cạnh đó, giải pháp này giúp cơ gân được thư giãn và thả lỏng mang lại tác dụng tốt trong việc tiết chế cơn đau, giúp bạn đi lại. Theo kinh nghiệm dân gian, chườm nóng bằng các loại thảo dược từ thiên nhiên như gừng, muối hoặc lá ngải cứu,… thường mang lại tác dụng hiệu quả hơn chườm nóng bằng nước thông thường. Bởi đây đều là những vị thuốc dân gian, giúp giảm đau, giảm sưng và hỗ trợ điều trị xương khớp khá tốt.

Một số cách chườm nóng từ thảo dược tự nhiên:

Cách 1: Chườm nóng bằng lá ngải cứu và muối

Bà bầu đau háng không đi được
Bà bầu đau háng không đi được nên chườm lá ngải cứu và muối giúp giảm đau hiệu quả
  • Mẹ bầu dùng một nắm lá ngải cứu đem rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Sau đó cho lá ngải cứu cùng với 1/2 bát muối hạt vào chảo và sao cho vàng.
  • Tiếp đến, các mẹ cho lá ngải cứu và muối đã sao vàng vào một miếng vải sạc.
  • Bà bầu chờ cho thuốc nguội bớt và đắp lên vùng đau nhức.
  • Sau khi thuốc nguội, mẹ bầu lấy ra, sao nóng lại và tiếp tục chườm.
  • Thực hiện phương pháp này 3 – 4 lần trong ngày, cơn đau nhức do bệnh gây ra sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Lưu ý: Bà bầu đau khớp háng không đi được nên áp dụng cách này mỗi khi tình trạng bệnh xuất hiện sẽ giúp giảm đau nhức. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng lưu ý, chườm lúc lá thuốc nguội bớt, tránh trường hợp chườm quá nóng gây bỏng da và ảnh hưởng xấu đến dây thần kinh cảm giác dưới da. Và trong quá trình chườm nóng, bà bầu nên massage nhẹ nhàng xung quanh vùng khớp háng để dịch chất từ lá ngải cứu và muối thấm sâu, mang lại kết quả điều trị tốt hơn.

Cách 2: Dùng gừng ngâm rượu giảm đau khớp cho bà bầu

Bà bầu đau háng không đi được nên sử dụng một ít củ gừng ngâm chung với rượu trắng và massage mỗi ngày sẽ giúp các triệu chứng đau của bệnh được cải thiện một cách rõ rệt. Cách làm như sau:

  • Mẹ bầu dùng 500g gừng tươi bóc vỏ và rửa sạch.
  • Tiếp đó, bà bầu thái gừng thành từng lát mỏng.
  • Đem gừng cho vào một chiếc lọ thủy tinh rồi đổ thêm 500ml rượu trắng 50 độ và đậy nắp kín lại.
  • Sau 12h ngâm, mẹ bầu có thể sử dụng dung dịch thuốc này để xoa bóp, massage giảm đau.
  • Với phương pháp này bà bầu chỉ cần thực hiện 2 – 3 lần trong ngày, tình trạng đau nhức, co cứng khớp sẽ thuyên giảm.

2/ Xoa bóp, châm cứu

Các liệu pháp xoa bóp, châm cứu cũng là một trong những giải pháp giúp bà bầu không đi được cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, các mẹ bầu không nên tự ý xoa bóp hay châm cứu mà hãy đến các trung tâm, nơi có bác sĩ, thầy thuốc có trình độ chuyên môn. Bởi khi mang thai, khớp háng khá nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương, nếu bà bầu xoa bóp không đúng cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến khớp.

3/ Sử dụng dụng cụ hỗ trợ

Với một số thai phụ có các triệu chứng đau nặng hoặc vẫn đang duy trì lao động trong mang thai, cách tốt nhất để giảm đau và tránh gây ảnh hưởng đến khả năng vận động đó là các mẹ nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ. Đai nâng đỡ bụng bầu sẽ giúp cố định vùng xương chậu giúp giảm bớt áp lực lên phần xương háng và phần xương bên dưới, hỗ trợ giảm đau.

4/ Nghỉ ngơi hợp lý

Bà bầu đau háng không đi được nên nghỉ ngơi nhiều

Trong giai đoạn mang thai, các bác sĩ thai sản thường khuyến cáo mẹ bầu nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động nhiều và tuyệt đối không nên làm việc nặng. Bên cạnh đó, áp lực mang thai thường gây sức ép lớn lên xương khớp, cho nên mẹ bầu cần thời gian nghỉ ngơi, thả lỏng nhiều hơn mức bình thường, nhất là vào những tháng cuối chu kỳ thai.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên ngồi nhiều hơn đứng, tránh các hoạt mạnh như chạy nhảy hoặc mang vác, leo cầu thang với cường độ và tần suất nhiều trong ngày. Hơn nữa, bà bầu cần đi lại nhẹ nhàng, chậm rãi, không được ngồi xổm,…

5/ Tập thể dục thể thao đều đặn

Tập thể dục giúp cho hệ xương khớp dẻo dai và linh hoạt hơn. Đồng thời, thể dục thể thao sẽ giúp máu lưu thông tốt và hỗ trợ quá trình sinh nở về sau. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt bà bầu đau háng không đi được, các mẹ không nên tập luyện quá sức. Nên đi lại nhẹ nhàng và kết hợp một vài động tác dành riêng cho bà bầu. Hoặc mẹ bầu cũng có thể tham gia các lớp thiền, yoga,… giúp thư giãn và giảm đau hiệu quả.

6/ Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau khớp háng và giúp mẹ bầu vận động tốt hơn. Bên cạnh đó, việc bổ sung canxi sẽ giúp hệ xương khớp săn chắc hơn và giúp phát triển khung xương cho thai nhi. Mẹ bầu nên chú ý tránh trường hợp thiếu thụt canxi dẫn đến loãng xương và gây ra nhiều bệnh lý liên quan đến xương khớp.

7/ Thăm khám kịp thời

Thường xuyên thăm khám là cách giúp bác sĩ theo dõi, phát hiện bệnh sớm và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, trường hợp mẹ bầu đau nhức do bệnh lý xương khớp hoặc cơn đau khớp háng quá nặng, không đi lại được khi đã thử nhiều cách, mẹ bầu nên tiến hành thăm khám, không nên tự ý sử dụng thuốc, tránh gây tác động xấu đến cả mẹ và bé.

Bà bầu đau háng không đi được có thể là biểu hiện sinh lý bình thường trong quá trình mang thai. Do đó, chỉ cần thực hiện những giải pháp nêu trên các biểu hiện đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên thăm khám định kỳ để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị bệnh tốt nhất.

BTV: Hạ Thiên

→ Có thể bạn quan tâm:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 08:55 - 01/08/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *