Trượt đĩa đệm cột sống – những điều bạn chưa biết

Trượt đĩa đệm cột sống là một trong những biến thể của bệnh thoát vị đĩa đệm và các triệu chứng do bệnh gây ra thường khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Và để hiểu hơn về bệnh cũng như cách khắc phục bệnh hiệu quả, những thông tin chi tiết được cung cấp trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiều rõ hơn.

A. Trượt đĩa đệm cột sống và những điều cần biết

Chắc hẳn bạn đã nghe đến thuật ngữ “trượt đĩa đệm cột sống”, vậy thuật ngữ này có nghĩa là gì, đĩa đệm có thật sự bị trượt ra khỏi cột sống hay chỉ là thuật ngữ dùng mô tả một dạng tổn thương nào đó ở lưng?

1/ Trượt đĩa đệm cột sống là gì?

Theo PGS.TS.BS Trần Văn Dương (đang công tác tại khoa xương khớp và chấn thương chỉnh hình bệnh viện Nhân Dân 115) cho biết: “Trượt đĩa đệm cột sống là một thuật ngữ chuyên môn được dùng để mô tả bệnh lý tổn thương ở lưng chứ không phải là hiện tượng đĩa đệm bị trượt ra khỏi cột sống như các bệnh nhân vẫn thường hay nói.”

Trượt đĩa đệm cột sống
Bác sĩ Trần Văn Dương khoa xương khớp bệnh viện Nhân Dân 115 nói về bệnh trượt đĩa đệm cột sống

Điều này có thể được giải thích rõ ràng như sau, ở trạng thái bình thường, đĩa đệm ở giữa hai đốt sống lưng thường nằm yên. Và theo mô hình giải phẫu cấu trúc đĩa đệm thì đĩa đệm được xem như một miếng đệm bao bọc lấy nhân nhầy có chứa nước và được cấu tạo từ các vòng sợi hay gọi là miếng bao xơ, giúp thực hiện chức năng co dãn, giúp các đốt sống hoạt động linh hoạt hơn.

Tuy nhiên, vì bát kỳ nguyên nhân nào đó, đĩa đệm bị tác động và bị biến dạng, gel mềm bên trong đĩa bị ép ra ngoài thông qua phần bao xơ và gây rách. Đây chính là lý do khiến đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu và được gọi là trượt đĩa đệm cột sống hoặc cũng có thể gọi là lệch hay chệch đĩa đệm. Một khi đĩa đệm thoát ra ngoài dẫn đến hiện tượng chèn ép dây thần kinh và tủy sống gây đau nhức và tê bì, nhất là vùng thắt lưng và vùng cổ. Trượt đĩa đệm cột sống có thể xảy ra ở bất kỳ đĩa đệm nào ở cột sống. Do đó, người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và các dấu hiệu nhận biết để có hướng điều trị phù hợp.

2/ Nguyên nhân gây trượt đĩa đệm cột sống

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trượt đĩa đệm cột sống và dưới đây là một vài nguyên nhân chính được bác sĩ Trần Văn Dương liệt kê.

#1. Trượt đĩa đệm cột sống do tuổi tác

Tuổi tác chính là một trong những yếu tố hàng đầu dẫn đến bệnh trượt đĩa đệm cột sống. Theo một số thông kê của khoa xương khớp, ở độ tuổi trung niên hoặc ngoài 60 tuổi số người mắc các bệnh lý về xương khớp đặc biệt là bệnh đau lưng chiếm tỷ lệ khá cao 80% và trong đó bệnh liên quan đến thoát vị đĩa đệm (trượt đĩa đệm cột sống) chiếm 40%.

Tuổi tác nguyên nhân gây trượt đĩa đệm cột sống
Theo chuyên gia nguyên nhân hàng đầu gây trượt đĩa đệm cột sống là do tuổi tác

Điều này cũng dễ hiểu, lý do tỷ lệ trượt đĩa đệm cột sống xảy ra ở người cao tuổi thường cao, bởi vì theo thời gian tuổi tác càng cao thì cột sống và đĩa đệm lại có xu hướng lão hóa nhanh chóng. Chính vì vậy, tình trạng thoái hóa diễn ra càng nhanh. Bên cạnh đó, tác động hoặc chấn thương từ bên ngoài cũng có thể tác động đến cột sống và dẫn đến hiện tượng đĩa đệm bị mất nước xẹp xuống và làm rách bao xơ bao bọc bên ngoài. Do đó, tình trạng trượt đĩa đệm cột sống xảy ra là điều không thể tránh khỏi.

#2. Lười vận động dẫn đến trượt đĩa đệm

Các chuyên gia nhận định, tuổi tác có mối liên quan chặt chẽ với bệnh trượt đĩa đệm cột sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy bệnh đang ngày càng xuất hiện nhiều ở giới trẻ, đặc biệt là những người lao động trí óc hoặc những thanh niên ít vận động.

Với lối sống và môi trường làm việc thay đổi như hiện nay khiến giới trẻ ngày càng phụ thuộc và lười vận động chính là lý do khiến cho chứng trượt, chệch đĩa đệm ngày càng trẻ hóa. Người bệnh ít vận động, ngồi một chỗ khiến cho đĩa đệm bị dồn nén. Lâu ngày, các bao xơ bị căng và rách tạo điều kiện cho đĩa đệm trượt ra ngoài.

#3. Chấn thương và lao động không phù hợp

Chấn thương dẫn đến cột sống bị vẹo và các cốt tủy của đĩa đệm thường di chuyển về phía sau dẫn đến tình trạng lệch, trượt đĩa đệm cột sống. Bên cạnh đó, việc khuân vác vật nặng trên lưng hoặc cúi khom người để bưng, bê vật nặng trong thời dài cũng chính là nguyên nhân gây tác động cột sống và làm tăng khả năng trượt đĩa đệm.

Bên cạnh đó, những người lái xe sẽ có nguy cơ trượt đĩa đệm cột sống cao hơn người bình thường. Bởi họ thường ngồi với một tư thế suốt cả ngày cộng với lực sóc của xe và sức đè của cơ thể khiến đĩa đệm bị xẹp xuống hoặc phình ra dẫn đến trượt, lệch ra ngoài.

3/ Triệu chứng trượt đĩa đệm cột sống

Thông thường, các triệu chứng trượt đĩa đệm thường xảy ra không rõ ràng và thường giống các triệu chứng do đau lưng, đau vai gáy hoặc cổ gây ra. Do đó, người bệnh thường nhầm lẫn với các bệnh lý xương khớp khác mà lơ là điều trị cho đến khi mức độ bệnh lý trở nên nặng và gây chèn ép dây thần kinh dẫn đến đau nặng mới tiến hành chữa trị. Lúc này, bệnh có thể đã tiến triển theo chiều hướng xấu và trở nên khó chữa trị. Vì vậy, nhận diện sớm triệu chứng gây trượt đĩa đệm cột sống là cách duy nhất giúp bạn phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả nhất.

  • Triệu chứng đau nhức đầu tiên của bệnh trượt đĩa đệm cột sống thường xuất hiện và tập trung ở vùng vai gáy, cổ và lưng. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của bệnh mà cơn đau có thể tăng dần lên. Bên cạnh đó, cơn đau có thể lan rộng đến các cơ quan khác như vùng mông, đùi, rồi lan dần xuống bàn chân, gót chân.
Đau thần kinh tọa do trượt đĩa đệm cột sống
Đau thần kinh tọa là triệu chứng thường gặp ở bệnh trượt đĩa đệm cột sống
  • Đau dây thần kinh tọa cũng là một trong những triệu chứng của trượt đĩa đệm cột sống. Bởi đĩa đệm bị trượt gây chèn ép rễ dây thần kinh chính và tủy sống dẫn đến hiện tượng đau nhức. Và theo số liệu thống kê, 97% người bệnh trượt đĩa đệm cột sống đều gặp phải triệu chứng của đau thần kinh tọa.
  • Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bắt gặp các triệu chứng như ngứa râm ran, cảm giác tê bì chân tay và có trường hợp bị rối loạn cảm giác, lúc nóng lúc lạnh hoặc cơn đau tăng dần khi người bệnh ho hay hắt xì.

4/ Trượt đĩa đệm cột sống có nguy hiểm không?

Trượt đĩa đệm cột sống sẽ không gây ra bất kỳ biến chứng nào nếu bạn điều trị bệnh kịp thời. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân chủ quan không tiến hành chữa trị sớm dẫn đến hiện tượng nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu và chui vào ống sống gây chèn ép tủy sống và dây thần kinh gây đau nhức.

Nếu tình trạng này không được phát hiện sớm, về lâu dài bệnh có thể trở nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như gây đau nhức dữ dội, các cơ có thể bị tê liệt hoặc teo, hoặc nặng hơn, người bệnh có thể bị giảm khả năng vận động, các khớp xương co cứng, gây khó khăn trong việc cử động và gập duỗi tứ chi. Thậm chí, nhiều trường hợp bệnh nhân bị bại liệt và mất khả năng vận động. Bên cạnh đó, hội chứng chùm đuôi ngựa xảy ra do chèn ép dây thần kinh gây ảnh hưởng đến khả năng sinh dục dẫn đến chứng rối loạn bàng quang và tiểu tiện không tự chủ.

B. Bệnh nhân bị trượt đĩa đệm cột sống nên làm gì?

Sau khi đĩa đệm bị trượt, trong 48 giờ đầu tiên vỏ đĩa đệm có thể bị rách và dẫn đến việc sản xuất ra các hoạt chất gây viêm và gây đau nhức, thậm chí trong trường hợp nhân nhầy không đè nén dây thần kinh những người bệnh vẫn có cảm giác đau. Thông thường trong trường hợp này, thuốc giảm đau sẽ được bác sĩ kê toa để điều trị ban đầu, giúp phát huy tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian thư giãn, giúp hấp thu bớt phần nhân nhầy bị thoát ra ngoài.

Trượt đĩa đệm cột sống nên làm gì?
Sử dụng túi chườm đá đặt lên vùng bị đau giúp giảm nhanh các cơn đau do trượt đĩa đệm cột sống gây ra

Bên cạnh đó, chườm lạnh cũng là phương pháp cần áp dụng ngay lập tức ở bệnh nhân bị trượt đĩa đệm cột sống. Các bạn chỉ cần sử dụng một chiếc túi chứa nước đá, nếu không có túi đựng đá, bạn cũng có thể dùng khăn để bọc đá và đắp lên vùng đĩa đệm bị trượt khoảng 20 phút. Cứ cách 2 – 3 giờ, bạn đắp một lần sẽ giúp các chất nhầy trong đĩa đệm co lại. Sau 72 giờ chườm lạnh các bạn nên chuyển sang liệu pháp nhiệt. Có thể sử dụng khăn ấm hoặc túi gạo hay nước ấm chườm lên vùng đau, giúp giãn cơ và giảm đau hiệu quả.

Khi cơn đau do trượt đĩa đệm cột sống gây ra có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống và tăng cường tập thể dục thể thao để giảm nhanh các triệu chứng đau, giúp xương khớp hoạt động linh hoạt hơn. Tốt nhất để bệnh mau chóng hồi phục và hạn chế tình trạng tổn thương khiến bệnh thêm nặng, các bạn nên cần đến sự tư vấn của chuyên gia. Bên cạnh đó, việc kết hợp tập luyện và tư thế đúng và thói quen trong sinh hoạt là điều cần thiết khi điều trị bệnh.

Dưới đây là một số lưu ý, các bạn cần tuân thủ để rút ngắn thời gian điều trị.

#1. Thay đổi thói quen sinh hoạt:

Thói quen là một trong những nguyên nhân gây trượt đĩa đệm cột sống. Do đó, thay đổi thói quen trong sinh hoạt là cách giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

  • Ngồi và đứng sai tư thế gây tác động xấu đến cột sống dẫn đến hiện tượng vẹo cột sống. Nếu tình trạng vẹo cột sống diễn ra trong thời gian dài dẫn đến việc trong lượng cơ thể phân bổ không đồng đều lên xương khớp. Đây chính là nguyên nhân tiềm ẩn gây trượt đĩa đệm cột sống. Chính vì vậy, để ngăn ngừa bệnh xảy ra hoặc hạn chế bệnh trở năng, người bệnh cần điều chỉnh tư thế đứng và ngồi sao cho phù hợp.
  • Các bạn nên giữ lưng thẳng, bụng phẳng và hơi ưỡn ngực về trước khi ngồi hoặc bạn cũng có thể kê một chiếc gối sau lưng để làm giá đỡ. Mặt khác, không nên ngồi với một tư thế trong khoảng thời gian dài, cần hoạt động để các cơ vận động, giảm nhức mỏi. Khi đứng bạn nên đứng thẳng mắt nhìn về phía trước, giữ cho cột sống thẳng.
  • Đồng thời, các bạn không nên cúi khom lưng khi bưng bê đồ nặng mà hãy ngồi xổm xuống sau đó dùng lực của chân để đẩy và nâng vật lên. Trong quá trình nâng, người bệnh nên thực hiện thao tác một cách từ từ, tránh trường hợp đứng dậy đột ngột gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương.
  • Đới với các động tác thể dục liên quan đến lưng, đùi, đặc biệt là cột sống, bạn nên thực hiện nhẹ nhàng không nên quá mạnh, vì có thể gây tổn thương cột sống và làm chệch đĩa đệm.

#2. Kiểm soát cân nặng

Kiểm soát cân nặng khi bị trượt đĩa đệm cột sống
Kiểm soát cân nặng khi bị trượt đĩa đệm cột sống là cách tốt nhất giúp giảm áp lực đè nén lên đĩa đệm

Cân nặng cũng chính là yếu tố gây trượt đĩa đệm cột sống. Do đó, bệnh nhân nên kiểm soát cân nặng ở mức ổn định phù hợp với chiều cao. Nếu thấy bản thân có dấu hiệu tăng cân các bạn nên thay đổi chế độ ăn uống và kết hợp tập luyện theo tư vấn của chuyên gia, tránh trường hợp tăng trọng lượng dẫn đến bệnh trở nên tồi tệ hơn.

#3. Về chế độ ăn uống

Ăn uống tuy không giúp điều trị bệnh trượt đĩa đệm cột sống nhưng đây là yếu tố quan trọng giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Người bệnh nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và vitamin, chất chống oxy hóa giúp tái tạo và phục hồi chức năng xương, giảm thiểu tình trạng thoái hóa khớp xảy ra. Một số loại thực phẩm cần bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của bệnh nhân đó là sữa, các chế phẩm từ sữa, rong biển, các loại đậu đỗ, hải sản,… và một số loại trái cây chứa vitamin C như cam, bưởi, việt quất,…

#4. Tâm lý thoải mái

Theo một vài nghiên cứu gần đây cho thấy, tâm lý bị ảnh hưởng gây ra tình trạng căng thẳng, stress khiến cơn đau đớn do bệnh gây ra ngày một gia tăng. Song song với vấn đề này, trượt đĩa đệm cột sống có thể biến thành một chu kỳ. Và khi kết thúc một chu kỳ này chu kì khác sẽ xảy ra và khiến người bệnh cảm thấy lo lắng. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh có thể gặp phải tình huống né tránh mọi người xung quanh và không tham gia bất kỳ buổi tập luyện nào để giúp bệnh thuyên giảm. Do đó, cơ thể bệnh nhân sẽ trở nên suy yếu và bệnh chuyển biến xấu hơn.

Chính vì vậy, việc giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ và lạc quan là điều hết sức quan trọng. Cho nên, bệnh nhân nên cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, đồng thời tích cực tham gia các lớp học thiền định hoặc yoga sẽ giúp cân bằng tinh thần, giúp cải thiện bệnh hiệu quả.

Hy vọng với những thông tin về bệnh trượt đĩa đệm cột sống được chúng tôi tổng hợp trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Bên cạnh đó, chúng tôi khuyên bạn nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh, các bạn nên tiến hành thăm khám ngay lập tức. Tại đây, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện các thủ thuật và phương pháp xét nghiệm để giúp chẩn đoán chính xác bệnh và đưa ra hướng điều trị tích cực.

Ngọc Mai

→ Đừng bỏ lỡ: Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chữa trị như thế nào? – Bác sĩ chia sẻ

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 23:19 - 29/06/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *