Dấu hiệu, triệu chứng đau dây thần kinh tọa có thể nhận biết sớm

Có thể nói triệu chứng đau dây thần kinh tọa đặc trưng nhất là những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ lan từ thắt lưng xuống mông, đùi, cẳng chân. Ở những người đau dây thần kinh tọa, đôi khi cười lớn, vận động nhẹ nhàng cũng khiến cho cơn đau lan tỏa.

Nội dung bao gồm:

Đau dây thần kinh tọa hay còn gọi là (dây thần kinh ngồi) là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Bệnh này thường gặp ở độ tuổi 30-60 là nhiều nhất. Bệnh có thể do các chấn thương, nhiễm trùng hoặc các bệnh lý về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, ung thư cột sống. Do mang vác và lao động nặng, sai tư thế gây ra.

Do đó, nếu để bệnh lâu ngày mà không nhận biết và điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho cơ thể. Vì vậy, chúng ta cần phải sớm nhận biết triệu chứng của đau dây thần kinh tọa để xem mình có mắc phải căn bệnh này hay không. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

I. Cách nhận biết triệu chứng đau dây thần kinh tọa

Trong hệ thống dây thần kinh của cơ thể, dây thần kinh tọa được xem là dây thần kinh dài nhất. Chúng được xem là dây thần kinh hông bắt đầu bởi các rễ thần kinh ở vùng lưng dưới kéo dài xuống mông. Qua mặt sau của hai chân và chạy đến các ngón chân. Khi dây thần kinh tọa bị tổn thương sẽ gây ra các cơn đau kéo dài từ điểm đầu cho đến điểm cuối của dây thần kinh này.

Khi bị đau dây thần kinh tọa người bệnh thường có các triệu chứng như:

  • Đau dây thần kinh tọa bắt nguồn từ nguyên nhân do bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra. Do đó, dây thần kinh từ lưng và rễ thần kinh sống 1 lan xuống đùi, nếu rễ thần kinh bị chèn ép người bệnh sẽ có cảm giác đau từ vùng lưng eo đến ngón chân út.
  • Dấu hiệu đau dây thần kinh tọa còn khiến cho người bệnh có cảm giác đau ở vùng giữa của cột sống, cơn đau lan đến vùng lưng đặc biệt là nhiều khi còn gây đau lệch một bên lưng rất khó chịu.
  • Đau dây thần kinh tọa còn có các triệu chứng như cứng khớp, cứng cột sống khiến cho vận động trở nên khó khăn hơn đặc biệt là khi thực hiện các vận động như nghiêng người, cúi người, di chuyển. Nhiều lúc ngủ dậy cảm thấy khó khăn và gây đau đớn.
Dấu hiệu nhận biết đau dây thần kinh tọa
Một vài triệu chứng điển hình giúp người bệnh nhận biết đau dây thần kinh tọa
  • Đa phần bệnh nhân mắc bệnh đau dây thần kinh tọa, một khi cười hoặc ho, hắt hơi đều có cảm giác đau nhức khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Cơn đau có thể lan tỏa đến mông rồi tới gót đùi, gây khó khăn trong việc cử động. Đặc biệt, cácngón chân, gót chân thường kém linh hoạt.
  • Các dấu hiệu đau dây thần kinh tọa nguy hiểm hơn khiến cho người bệnh có thể bị teo cơ đùi, cơ mông và cơ chân. Lúc này, chân bị tê bì mất cảm giác và người bệnh có thể bị rối loạn đại tiểu tiện.

Bên cạnh các dấu hiệu nhận biết trên, một số trường hợp đau dây thần kinh tọa ở mức độ nhẹ, người bệnh vẫn có thể sinh hoạt và làm việc bình thường. Tuy nhiên, nếu người bệnh vận động nhiều như khuâng vác, đi lại hoặc ngồi một chỗ trong khoảng thời gian dài. Khi đó, cơn đau có thể tái phát trở lại và tiến triển theo chiều hướng xấu.

II. Dấu hiệu đau dây thần kinh tọa như thế nào cần đi khám bác sĩ?

Để điều trị kịp thời bệnh đau dây thần kinh tọa, tránh những biến chứng phức tạp do bệnh gây ra, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám và chẩn đoán bệnh sớm. Vậy người bệnh đau thần kinh tọa cần khám bác sĩ khi nào?

Bệnh nhân cần tiến hành thăm khám khi thấy bản thân xuất hiện một trong các triệu chứng mà chúng tôi nêu trên. Đặc biệt, khi cơ thể có biểu hiện đau nhức và căng tức ngay tại vùng lưng, hông và eo, gây khó khăn trong sinh hoạt, vận động hàng ngày, các bạn nên đến ngay cơ thể y tế gần nhất để bác sĩ thực hiện các thủ thuật chẩn đoán bệnh.

Ngoài ra, khi người bệnh có các triệu chứng đau nhức dữ dội và liên tục kèm theo các biểu hiện chán ăn, sốt,… Lúc này, có thể bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Do đó, bệnh nhân cần nhanh chóng đến các bệnh viện tuyến trung ương để thăm khám và điều trị.

III. Người bị đau thần kinh tọa nên làm gì?

Bên cạnh việc thăm khám và điều trị khi phát hiện đau dây thần kinh tọa, người bệnh cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

1/ Cải thiện chế độ ăn uống sao cho hợp lý: 

Người đau dây thần kinh tọa nên bổ sung lượng lớn canxi thiết yếu mỗi mỗi ngày có trong Fomat, tôm, cua, cá, ốc và một số loại rau củ quả thiên nhiên để bổ sung cho hệ thống thần kinh như là:

+ Vitamin B6: Có nhiều trong các loại thực phẩm như bơ, chuối, rau bina, quả óc chó, hạt hướng dương, thịt gà,… Tác dụng của vitamin B6 đó là hỗ trợ sản xuất hồng cầu, làm giảm đau thần kinh hông, tăng khả năng tổng hợp protein và tăng sản xuất dopamine và serotonin hỗ trợ hệ thống trung tâm thần kinh…

Chế độ ăn cho người đau dây thần kinh tọa
Người đau dây thần kinh tọa nên bổ sung các thực phẩm sau vào khẩu phần ăn

+ Vitamin B9: Có tác dụng cải thiện tình trạng tổn thương, hỗ trợ thần kinh phôi thai phát triển, giúp hình thành nhanh ống thần kinh. Để bổ sung nhóm vitamin này, bạn đọc có thể bổ sung các thực phẩm như măng tây, đậu, đậu Hà Lan, đậu lima, ngũ cốc, bông cải xanh, quả bơ, củ cải xanh và gan, nấm…

+ Vitamin C: có nhiều trong cam, bưởi, dứa, cà chua, rau bina, mù tạc, dâu tây, dưa đỏ, bắp cải, anh đào…

2/ Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý: 

Khi những cơn đau bùng phát, việc cần thiết nhất là người bệnh cần nghỉ ngơi và hạn chế làm việc nặng nhọc. Tuy nhiên, cũng không nên nghỉ ngơi quá lâu, thường xuyên vận động bằng những bài tập nhẹ nhàng để làm giảm nhanh triệu chứng đau nhức.

3/ Cải thiện triệu chứng đau nhức bằng phương pháp chườm nóng, chườm lạnh

Là giải pháp tạm thời giúp hạn chế những triệu chứng đau đớn, khó chịu.

+ Chườm nóng: 1 nắm lá ngải cứu + 1/2 chén muối hạt to. Ngải cứu mang đi rửa sạch rồi sao vàng cùng với muối. Đến khi nguyên liệu nóng già thì cho vào túi chườm. Lót 1 tấm khăn mỏng lên vùng da bị đau nhức rồi chườm lên, thay đổi tư thế chườm thường xuyên. Lưu ý: Không nên xoa nắn trong khi chườm nóng vì rất dễ gây trật khớp.

+ Chườm lạnh: giúp làm giảm triệu chứng viêm, làm tê dây thần kinh nên giảm đau các bộ phận nó chi phối. Bọc đá trong miếng vải, chườm đá trong 15 phút, làm vài lần một ngày trong 5-7 ngày.

4/ Bài tập vận động

Những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp sẽ giúp thư giãn cơ bắp, cải thiện sự linh hoạt khớp sau thời gian nghỉ ngơi. Hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn bài tập phù hợp với tình trạng bệnh.

Bài tập giúp điều trị đau dây thần kinh tọa
Hướng dẫn các động tác yoga giúp điều trị đau dây thần kinh tọa

+ Kéo căng cơ lưng

Tác dụng: cải thiện sự linh hoạt của các dây thần kinh ở lưng dưới, làm giảm chèn ép dây thần kinh do lệch đĩa đệm gây ra.

Thực hiện: Nằm thẳng lưng, gối đầu trên gối tập sau đó bắt đầu bài tập kéo đầu gối về phía ngực và cong hông. Tiếp tục giữ đầu gối và kéo căng từ từ khớp gối nhưng vẫn giữ cho khớp gối thoải mái trong 20 giây. Thực hiện động tác lặp lại mỗi chân khoảng 20 lần.

+ Kéo giãn cơ mông

Tư thế nằm ngửa cổ, co gối và bắt chéo 2 chân. Tiếp đến, kéo đầu gối chân trái về phía ngực để kéo căng cơ mông. Giữ tư thế này trong khoảng 20 giây thì đổi chân.

+ Nằm ngửa, duỗi chân ngang

Tư thế nằm ngửa, dang rộng tay phải ra xa. Dùng tay trái kéo đầu gối phải về phía bên trái, giữ tư thế này khoảng 20 giây. Dùng lực xoắn cột sống, quay mặt về bên phải, giữ bả vai thẳng, giữ thăng bằng khoảng 10 giây lặp lại mỗi chân 10 lần.

+ Tư thế cúi lưng

Đứng thẳng, duỗi thẳng hai chân, người từ từ cúi xuống. Giữ nguyên tư thế trong vòng 20 giây rồi đổi hướng, thực hiện khoảng 5-10 lần.

Để tránh đau dây thần kinh tọa, bạn nên thực hiện một số điều sau:

  • Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Nên vận động đi lại trong lúc làm việc.
  • Tránh bưng bê, mang vác, lao động nặng
  • Ngủ nằm với một chiếc gối dưới đầu gối hoặc ngủ nghiêng với chiếc gối giữa hai chân.
  • Mang giày dép đúng cỡ, thoải mái, hạn chế mang giày cao gót

Tổng hợp: Hạ Vũ

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 16:14 - 31/07/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *