Thoát vị đĩa đệm có thể gây đau thần kinh tọa

Thoát vị đĩa đệm và thần kinh tọa là hai căn bệnh phổ biến thường gặp ở độ tuổi người trung niên. Hai căn bệnh này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi bị bệnh thường làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đớn và khó đi lại vận động. Vậy hai bệnh này có mối quan hệ mật thiết như thế nào? Có phải thoát vị đĩa đệm có thể gây đau thần kinh tọa hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

thoat-vi-dia-dem-co-the-dau-than-kinh-toa1

Thoát vị đĩa đệm có thể gây đau thần kinh tọa

Có thể bạn quan tâm>>>Chữa đau dây thần kinh tọa bằng phẫu thuật

Mối quan hệ giữa thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm

  • Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất cơ thể, kéo dài từ phần thắt lưng xuống hai bên chân của chúng ta. Khi dây thần kinh tọa bị tổn thương sẽ gây ra các cơn đau nhức dọc theo đường mà dây thần kinh tọa chạy ngang qua.
  • Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm trong cơ thể bị lệch, lồi ra khỏi vị trí giữa hai đốt sống, người bị thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng rất dễ gây ra tình trạng chèn ép lên dây thần kinh tọa gây ra các triệu chứng đau nhức vùng hông, vùng mông, đau tê đùi, bắp chân…
  • Người mắc bệnh đau dây thần kinh tọa thường do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: viêm khớp cột sống, viêm đĩa đệm, viêm thần kinh tọa, u thần kinh tọa…

Triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa

  • Khi bị đau dây thần kinh tọa thường có một số triệu chứng như đau vùng lưng, vùng mông, sau đó lan xuống đùi, bàn chân…
  • Các cơn đau có thể đau âm ỉ, đau nhức hoặc có khi đau dữ dội, đau buốt tùy vào tình trạng bệnh và giai đoạn bệnh
  • Mất cảm giác ở chân
  • Tê vùng mông, đùi,
  • Không kiểm soát được chức năng làm việc của các cơ quan như: ruột, bàng quang, dẫn đến tình trạng rối loạn chức năng đường ruột, đi tiểu không tự chủ, đi tiểu khó…

Phòng ngừa bệnh đau dây thần kinh tọa

  • Thường xuyên vận động, duy trì tập luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngày đặc biệt là những môn thể thao nhẹ nhàng đi bơi lội, chạy bộ, yoga
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ăn uống, ngủ nghỉ có khoa học
  • Sử dụng thực phẩm sạch, đạt an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tránh tiếp xúc với các chất độc hại, ô nhiễm môi trường
  • Tránh ngồi lâu, đứng lâu một chỗ mà nên vận động liên tục, thay đổi tư thế

Bác sĩ Dương Bá Trạc, hiện đang là Thạc sĩ­  – Bác sĩ  chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, làm việc tại Khoa Khớp- Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Tp HCM có đưa ra lời khuyên như sau: Khi bệnh nhân có dấu hiệu đau các khớp, đau bàn tay, bàn chân, đau xương khớp… Thì nên đến các trung tâm y tế để khám và kịp thời điều trị. Bệnh nhân có thể dùng phương pháp châm cứu hoặc các loại thuốc đông ý để chữa trị bệnh đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, cách làm này chỉ hỗ trợ giảm đau đến một mức sộ nhất định chứ không có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh.

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 12:04 - 03/05/2018

Bình luận

  1. Nguyễn Văn sơn Trả lời

    Bác sỹ cho e hỏi,e bị thoát vị đĩa đệm l4_l5_s1 bác sỹ chỉ định mổ,và e đã mổ,nhưng mổ ở tuyến tỉnh,nhưng mổ xong e vẫn thấy chân tê bì và đau nhức như chưa mổ,và kèm theo đau vùng mông và không tiểu tiện được ,bác sỹ cho e hỏi có phải ca phẫu thuật không thành công, giờ e phải làm sao, cảm ơn bác sỹ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *