Trật khớp ngón tay là một trong những chấn thương phổ biến. Trật khớp ngón tay có thể xuất hiện ở bất kỳ khớp nào của ngón tay nhưng hiện tượng này thường hay xảy ra ở khớp giữa của ngón tay đeo nhẫn, ngón tay giữa và ngón trỏ.
Thông thường, mỗi ngón tay thường có ba khớp, riêng ngón tay cái sẽ có 2 khớp. Các khớp ngón tay này cho phép ngón tay có thể duỗi thẳng hoặc uốn cong. Nếu chẳng may vì một lý do nào đó, hai xương ngón tay bị buộc rời khỏi khớp, các xương không còn liên kết với khớp nữa dẫn đến tình trạng trật khớp ngón tay.
Và có rất nhiều nguyên nhân gây trật khớp ngón tay như ngã, chấn thương, tai nạn, di truyền học,… Cho dù là nguyên nhân nào gây ra, người bệnh cũng cần nhận biết được dấu hiệu trật khớp ngón tay để kịp thời khắc phục bệnh trong thời gian ngắn nhất, tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau.
Dấu hiệu trật khớp ngón tay
Trật khớp ngón tay là điều rất đỗi bình thường và khớp ngón tay khi bị trật thường có dấu hiệu sưng tấy, quanh co và bầm tím quanh khớp khiến người bệnh cảm thấy đau nhức. Khi đó, bệnh nhân không thể uốn cong hoặc duỗi thẳng ngón tay. Ngoài triệu chứng điển hình đau và không cử động được ngón tay, người bệnh còn gặp phải các dấu hiệu sau đây.
- Bệnh nhân sẽ cảm thấy ngón tay bị tê hoặc ngứa ran.
- Trật khớp ngón tay có thể khiến xương ngón tay bị lệch hoặc dính qua một bên, da thường xuất hiện màu nhạt hoặc cũng có thể gây ra các vết nứt trên da.
Làm gì khi bị trật khớp ngón tay?
Khi bị trật khớp ngón tay, điều đầu tiên người bệnh cần làm đó là đến ngay cơ quan gần nhất để được thăm khám. Bởi việc trì hoãn gặp bác sĩ có thể khiến cho vấn đề trật khớp ngón tay ở trở nên tồi tệ và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng điều trị bệnh, người bệnh có thể bị khuyết tật nếu không chữa trị sớm.
1/ Giảm
Giảm là một trong những thuật ngữ y khoa dùng để định vị xương lại vị trí ban đầu của nó. Trong quá trình thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê cục bộ vào ngón tay rồi giúp sắp xếp lại trật tự của khớp xương. Mục đích của việc gây tê cục bộ là để giúp làm giảm hoặc ngưng cơn đau do trật khớp ngón tay gây ra. Ngoài cách tiêm thuốc, bệnh nhân cũng có thể dùng thuốc giảm đau dạng uống trong giai đoạn thực hiện này.
2/ Nẹp xương
Một khi xương ngón tay đã được định vị lại, bác sĩ sẽ tiến hành nẹp xương để giữ xương cố định. Người bệnh cần giữ nẹp xương tại chỗ trong vòng vài ngày đến vài tuần. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương mà thời gian nẹp có thể dài hơn. Mục đích của nẹp xương giúp giữ xương cố định, hạn chế xương bị tác động khi người bệnh di chuyển.
3/ Băng dính buộc bên ngoài xương
Bên cạnh việc nẹp xương, bác sĩ cũng có thể sử dụng băng dính y tế để buộc ngón tay bị trật khớp với một ngón tay không bị trật khớp bên cạnh lại với nhau. Phương pháp này sẽ giúp cố định khớp ngón tay hiệu quả hơn và cho phép ngón tay cử động sớm, hạn chế hiện tượng cứng khớp và mất khả năng chuyển động.
Ngoài cách định vị xương này, trong một số trường hợp, phẫu thuật được lựa chọn thay phương pháp trên để định vị lại xương cho khớp ngón tay. Phương pháp phẫu thuật được áp dụng điều trị trật khớp ngón tay khi trật khớp có kèm theo tình trạng gãy xương hoặc dây chằng bị rách, tổn thương nghiêm trọng.
→ Lời khuyên của chuyên gia khi bị trật khớp ngón tay
Khi bị trật khớp ngón tay, người bệnh cần lưu ý những lời khuyên sau đây để giúp bệnh mau chóng hồi phục và không còn tái phát.
- Khi phát hiện bản thân bị trật khớp, trước khi đến bệnh viện, bệnh nhân nên dùng túi đá chườm lên ngón tay bị trật khớp từ 20 – 30 phút và cách nhau 3 – 4 giờ chườm lại lần nữa để giúp làm giảm cơn đau nhức và sưng tấy.
- Không được dùng bất kỳ loại thuốc bôi, thoa nào lên ngón tay.
- Nâng ngón tay bị thương đặt lên trên vài chiếc gối nếu bạn đang nằm, điều này sẽ giúp làm giảm đau và sưng ở khớp ngón tay bị trật.
- Tránh vận động tay nhiều, tránh tác động xấu đến khớp ngón tay khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng.
- Sau khi nhận sự điều trị từ chuyên gia, bệnh nhân cũng nên tham khảo các bài tập trị liệu tại nhà để giúp khớp cử động linh hoạt, tránh tình trạng co cứng khớp.
- Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ quy định, tuyệt đối không sử dụng tùy tiện mẹo chữa trật khớp tay.
- Sau khi khớp bình phục, người bệnh không nên đeo nhẫn hoặc bất kỳ trang sức nào và nên chuẩn bị một bộ găng tay bảo vệ để tránh trường hợp khớp ngón tay bị trật trở lại.
Trật khớp ngón tay bao lâu thì khỏi?
Theo bác sĩ chuyên gia khoa xương khớp, hầu hết các ngón tay bị trật sau đó có thể có thể trở lại vị trí ban đầu một cách dễ dàng và chức năng vận động của ngón tay cũng nhanh chóng được hồi phục sau đó 2 – 3 tuần. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh lâu khỏi hơn, do bệnh nhân không có chế độ chăm sóc sau điều trị hiệu quả hoặc cũng có thể do mức độ tổn thương ban đầu nghiêm trọng hơn. Do đó, có thể thấy mức trật khớp ngón tay có thể khỏi nhanh hay lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Trật khớp ngón tay không khó để nhận biết tuy nhiên nếu muốn bệnh nhanh khỏi, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt theo yêu cầu của bác sĩ chuyên môn. Tuyệt đối không nên lơ là điều trị, bởi bệnh có thể phát triển thành viêm khớp gây ảnh hưởng nặng nề đến khớp ngón tay và các bộ phận liên quan khác.
BTV: Hạ Vũ
→ Xem ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!