Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay: triệu chứng và cách điều trị

Tuổi tác luôn liên quan đến quá trình thoái hóa. Chính vì vậy, càng lớn tuổi bệnh thoái hóa khớp ngày càng dễ phát triển, đặc biệt là bệnh thoái hóa khớp tay.

Tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay

Thoái hóa khớp tay bao gồm thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay là một trong những bệnh lý chiếm tỷ lệ cao và xếp thứ 4 trong các bệnh liên quan đến thoái hóa khớp. Bệnh khớp này có thể gặp ở bất kỳ ai nhưng nữ giới thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

Tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp tay

Cũng giống như các bộ phận khớp khác trên cơ thể, khớp ngón tay, bàn tay cũng là một trong những bộ phận hoạt động thường xuyên và khả năng bị thoái hóa khớp diễn ra là rất lớn. Mặc dù bệnh không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu điều trị không đến nơi đến chốn có thể gây tác động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt hàng ngày và gây tổn hại sức khỏe. Chính vì vậy, để chữa trị tận gốc và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bệnh nhân nên tìm hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị bệnh để tránh bị động khi bệnh ập đến.

1/ Nguyên nhân thoái hóa khớp tay

Theo các bác sĩ chuyên môn, có rất nhiều nguyên nhân thoái hóa khớp tay nhưng yếu tố giới tính và tuổi tác mới chính là vấn đề cần được lưu tâm nhiều nhất. Sau đây là một số nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp tay điển hình.

✽ Yếu tố tuổi tác

Một khi tuổi tác càng cao thì bệnh thoái hóa khớp tay nói chung hay khớp ngón tay, bàn tay nói riêng đều có dấu hiệu gia tăng một cách rõ rệt. Một trong những nguyên nhân lý giải cho sự gia tăng này là do hiện tượng suy giảm hormone sinh dục dẫn đến chức năng lão hóa của cơ thể bắt đầu suy yếu, bắt gặp chủ yếu ở nữ.

Một khi xương khớp bị lão hóa, quá trình vận chuyển máu đến nuôi dưỡng các bộ phận xương khớp khác như bàn tay, ngón tay,… đều bị suy giảm. Nếu tình trạng này kéo, sụn khớp sẽ mất dần chất dinh dưỡng, đồng thời mất dần chức năng tái tạo sụn. Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng ngày càng tăng sẽ khiến sức chịu đựng của sụn khớp ngày càng giảm, gây bào mòn khớp và dẫn đến quá trình thoái hóa.

✽ Khớp ngón tay và bàn tay làm việc quá nhiều

Một trong những nguyên nhân gây thoái hóa khớp tay là do các khớp tay làm việc quá nhiều. Những người thường có nguy cơ dễ mắc bệnh thoái hóa khớp tay như phụ nữ làm công việc nội trợ hoặc lao động,… Nếu ngón tay hay bàn  tay nào vận động nhiều thì khả năng bị thoái là điều không thể né tránh.

✽ Thiếu hụt canxi

Theo thống kê, tỷ lệ người bị thiếu hụt canxi đại đa số đều tập trung ở người lớn, trong đó phụ nữ chính là đối tượng đáng chú ý nhất, nhất là phụ nữ bước sang giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Thiếu hụt canxi cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp tay. Bởi mật độ canxi trong xương thấp sẽ dẫn đến hiện tượng loãng xương, xương rất dễ bị gãy, bào mòn, làm tăng nhanh quá trình thoái hóa khớp.

Ngoài các nguyên nhân trên, chấn thương khớp ngón tay, bàn tay cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp tay. Bên cạnh đó, người cao tuổi mắc bệnh thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay cũng còn nguyên nhân nữa là do lười hoặc ít vận động.

2/ Triệu chứng thoái hóa khớp ngón tay

Theo tài liệu thống kê gần đây, có khoảng 50% bệnh nhân bị thoái hóa khớp tay đều gặp khó khăn trong việc thực hiện các công việc chăm sóc bản thân hàng ngày như mặc quần áo, giặt giũ, nấu ăn,… Do đó, để tránh bản thân gặp phải vấn đề này, người bệnh cần nhận biết sớm triệu chứng để có hướng điều trị kịp thời. Sau đây là triệu chứng thoái hóa khớp ngón tay, bệnh nhân nên biết.

✽ Đau nhức và sưng khớp ngón tay, bàn tay

Triệu chứng thoái hóa khớp ngón tay

Khi bị thoái hóa khớp tay, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức khi vận động. Kiểu đau này được các bác sĩ chuyên môn gọi là đau kiểu cơ học, tuy nhiên cơn đau nhức sẽ thuyên giảm nhanh sau khi bệnh nhân nghỉ ngơi, không hoạt động.

Thông thường, tình trạng đau nhức diễn ra với tính chất không dữ dội và thường kéo dài từ 15 đến 30 phút hoặc có thể lâu hơn. Tuy nhiên, thời gian diễn ra cơn đau còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Song song với tình trạng đau nhức, khớp ngón tay, bàn tay bị thoái hóa có kèm theo biểu hiện sưng tấy khó chịu.

✽ Khớp bị co cứng và khó cử động, phát ra tiếng kêu

Ngoài triệu chứng thoái hóa khớp tay như đau nhức, sưng tấy, người bệnh sẽ bắt gặp chứng co cứng và khó cử động ở khớp. Đặc biệt triệu chứng co cứng khớp thường hay xuất hiện vào lúc mới ngủ dậy vào buổi sáng hoặc sau khi bệnh nhân ngủ trưa thức dậy.

Hiện tượng cứng khớp sẽ gây khó khăn trong việc cử động ở người bệnh. Khi đó, bệnh nhân có thể không thực hiện được các thao tác trong sinh hoạt như cầm, nắm đồ vật không chắc hoặc làm rơi đồ vật hay thực hiện không chuẩn các thao tác như cài cúc áo, tắm, giặt quần áo. Bên cạnh hiện tượng co cứng, thoái hóa khớp tay cũng gây phát ra tiếng kêu lục cục, lạo xạo trong khớp gối.

✽ Khớp ngón tay bị biến dạng

Ở một số giai đoạn bệnh chuyển biến nặng, khớp ngón tay hoặc bàn tay cũng có thể bị biến dạng do sự xuất hiện của các chồi xương. Hoặc khớp có thể bị teo nhỏ dẫn đến mất khả năng vận động.

Điều trị thoái hóa khớp ngón tay như thế nào?

Để điều trị thoái hóa khớp tay nói chung và thoái hóa khớp ngón tay nói riêng, người bệnh có thể tham khảo những biện pháp sau đây.

1/ Điều trị thoái hóa khớp ngón tay không cần dùng thuốc

✽ Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ

  • Người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, các loại hạt ngũ cốc, hải sản,… có hàm lượng acid omega – 3 vào khẩu phần ăn hàng ngày. Bởi hoạt chất này có tác dụng chống viêm và giúp bảo vệ hệ xương khớp, cản trở thoái hóa khớp diễn ra.
  • Bên cạnh đó, bệnh nhân nên uống nhiều nước để cung cấp đủ nước cho hệ xương, giúp sản xuất dịch khớp ổn định, làm tăng khả năng bôi trơn, giảm sự ma sát khớp, tránh để sụn khớp bị hao mòn.
  • Bổ sung một số hoạt chất có khả năng nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp như Chondroitin Collagen tuýp II, Glucosamine,…
  • Không nên sử dụng thuốc lá, chất kích thích gây hại cho hệ xương khớp như rượu, bia, chất chứa cồn,…
  • Nên hạn chế cầm nắm hoặc mang xách, vận động bàn tay, khớp ngón tay quá nhiều.

✽ Ngâm bàn tay, ngón tay trong nước ấm

Điều trị thoái hóa khớp ngón tay

Ngâm bàn tay, ngón tay trong nước ấm cũng chính là cách điều trị thoái hóa khớp tay hiệu quả. Bởi nước ấm sẽ giúp mạch máu chuyển động dễ dàng hơn, thuận lợi cho quá trình lưu thông máu, giúp các khớp trở nên mềm mại, giảm thiểu tình trạng co cứng và ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp tay tiến triển theo chiều hướng xấu. Người bệnh chỉ cần ngâm tay vào buổi tối trước khi đi ngủ từ 30 phút đến 1 tiếng sẽ giúp cải thiện bệnh khá tốt.

✽ Luyện tập khớp ngón tay và bàn tay

Ngoài việc bổ sung dưỡng chất và áp dụng các mẹo dân gian, người bệnh cũng nên thực hiện các bài tập luyện vận động khớp ngón tay, bàn tay theo sự hướng dẫn của các chuyên gia vật lý trị liệu để hạn chế tình trạng cứng khớp, nâng cao khả năng vận động của tay.

  • Bài tập khớp đốt tay: Người bệnh đặt một tay ngửa lên trên bàn rồi đặt bàn tay còn lại lên bàn tay để trên bàn để cố định. Sau đó, duỗi thẳng các ngón tay và chừa 1 một đốt của tất cả các ngón tay để thực hiện thao tác co lên rồi duỗi thẳng ra. Với cùng thao tác thực hiện nhưng các bạn đổi tay và làm liên tục vài phút, chứng co cứng đốt ngón tay sẽ được cải thiện.
  • Bài tập cơ bàn tay: Bệnh nhân chỉ cần sử dụng 1 quả bóng tennis hoặc bóng bàn đem bóp nhiều lần trong ngày sẽ giúp các khớp ngón tay, cổ tay và bàn tay trở nên linh hoạt hơn.

2/ Điều trị thoái hóa khớp tay bằng thuốc

Thuốc giảm đau như Tramadol, Aspirin hay Paracetamol đều được sử dụng để giảm nhanh các triệu chứng đau nhức doi thoái hóa khớp tay gây ra. Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh, kháng viêm như Ibuprofen, Tenoxicam, Diclofenac, Meloxicam,… cũng được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng. Tuy nhiên, liều lượng và sự phối trộn thuốc ở mỗi giai đoạn thường không giống nhau. Tiêm dịch khớp Corticosteroid vào khớp cũng được áp dụng trong trường hợp điều trị thoái hóa khớp ở người bệnh cao tuổi.

Thuốc là phương pháp điều trị nội khoa được áp dụng để kiểm soát và giảm bớt triệu chứng đau ở bệnh. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng, bởi thuốc có thể gây ra tác dụng phụ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là đối với bộ phận gan và thận.

3/ Điều trị thoái hóa khớp bằng ngoại khoa

Phẫu thuật nội soi hay theo kiểu cổ điển là một trong những phương pháp điều trị bằng ngoại khoa được bác sĩ xem xét và chỉ định bệnh nhân nên thực hiện. Bởi việc chữa trị bệnh thoái hóa khớp tay nội khoa không mang lại hiệu quả, có thể là do thuốc giảm tác dụng hoặc do biến chứng xảy ra.

Việc phẫu thuật chữa thoái hóa khớp tay không phải bệnh nhân nào cũng có thể thực hiện, bởi tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, trước khi quyết định phẫu thuật người bệnh nên cân nhắc thật cẩn thận và kỹ lưỡng.

→ Lời khuyên của các bác sĩ đối với bệnh nhân thoái hóa khớp tay

  • Người bệnh nên hạn chế vận động liên tục trong khoảng thời gian ngắn. Đồng thời, nên hạn chế làm các động tác nặng như sách đồ đạc nặng bằng ngón tay, bổ củi, đập đá. Ngoài ra, tránh các thói quen tai hại như gập hoặc bẻ ngón tay, bàn tay.
  • Bên cạnh đó, bệnh nhân nên thường xuyên thực hiện các bài tập vận động như nắm, co và duỗi ngón tay, cổ tay từ 5 – 10 phút để giảm thiểu tình trạng co cứng, giúp khớp hoạt động linh hoạt hơn.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của y học hiện đại, việc chữa bệnh thoái hóa khớp tay không còn là vấn đề gây khó khăn. Tuy nhiên, để điều trị bệnh hiệu quả, cách tốt nhất người bệnh nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa, có chế độ ăn uống và tập luyện thể dục thể thao hợp lý.

BTV: Hạ Vũ

➥ Tìm hiểu thêm:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 16:44 - 08/10/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *