Việc luyện tập thể thao chưa bao giờ là vấn đề đơn giản, đặc biệt là với người bị các chứng bệnh xương khớp. Sau khi nhận được nhiều thắc mắc về chế độ tập luyện thể thao cho bệnh nhân xương khớp, Ban biên tập Tạp chí Đông y đã liên hệ với Tiến sĩ, bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh – Trưởng khoa Nội tổng hợp Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, Nguyên Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương. Bác sĩ sẽ tư vấn đến quý độc giả những môn thể thao tăng cường sức khỏe, hỗ trợ hiệu quả quá trình điều trị bệnh xương khớp, cùng những lưu ý trong quá trình luyện tập.
Những điều cần biết về bệnh xương khớp
Đầu tiên, chúng ta cần có những hiểu biết căn bản về bệnh học về các chứng xương khớp, từ đó có thể lên một chế độ ăn uống và kế hoạch luyện tập sinh hoạt phù hợp, đảm bảo an toàn cho người bệnh, cung như nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Nguyên nhân hình thành bệnh xương khớp
Có nhiều nguyên nhân khiến cho chúng ta phải đối diện với viêm khớp, thoái hóa khớp, trong đó, những nguyên nhân hàng đầu được bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh nhắc đến bao gồm:
Tuổi già là nguyên nhân hàng đầu khiến các khớp bị lão hóa, đặc biệt là những người có bệnh lý xương khớp bẩm sinh hoặc có tiền sử chấn thương xương khớp quá trình thoái hóa diễn ra mạnh mẽ hơn, khiến bệnh xuất hiện sớm hơn.
Người mắc chứng béo phì khiến xương khớp chịu áp lực lớn hơn người bình thường, đồng thời, mô mỡ tạo ra các protein có hại, thúc đẩy các phản ứng viêm tại các khớp, chủ yếu là khớp gối, khớp hông, xương sống và mắt cá chân.
Người thường xuyên lao động nặng, vận động mạnh, tạo áp lực lên các vị trí khớp nhất định trong thời gian dài.
Một số dạng viêm khớp có mặt của vi trùng, vi khuẩn từ các phần khác trên cơ thể. Ngoài ra, yếu tố tinh thần thường xuyên bị căng thẳng, stress khiến hormone trong cơ thể mất cân bằng cũng là nguyên nhân gây ra khả năng miễn dịch với nhiều loại vi khuẩn có hại, tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp lên nhiều lần.
Triệu chứng bệnh xương khớp thường gặp nhất
Về cơ bản, các triệu chứng của bệnh xương khớp thường có diến biến từ từ, xu hướng tăng dần theo thời gian, khiến nhiều người chủ quan, không phát hiện và điều trị kịp thời, khiến bệnh ngày càng trở nên trầm trọng, quá trình điều trị về sau gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, ngay khi có những dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần hết sức lưu tâm đến các cơ sở y tế để thăm khám.
- Khớp xương xuất hiện triệu chứng đau nhói trong thời gian ngắn, cơn đau có thể nhanh chóng biến mất, nhưng ngày càng lặp lại thường xuyên hơn.
- Đau xương khớp khi vận động, tập luyện, có những tiếng động bất thường tai các khớp. Cơn đau giảm khi nghỉ ngơi.
- Các vận động giảm dần sự linh hoạt, nhanh nhẹn. Khả năng co duỗi khớp hạn chế.
- Tình trạng cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy phải mất thời gian từ 15 đến 30 phút để phục hồi.
- Sưng khớp và các cơ quanh khớp, chủ yếu ở các đầu sụn khớp ngòn tay, ngón chân, đầu gối, có nguy cơ phát triển thành gai xương.
Tập gì khi bị bệnh xương khớp?
Các chuyên gia khuyến cáo, người bị bệnh xương khớp cần luyện tập ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần. Đặc biệt lưu ý, nên tập khoảng 10 phút rồi nghỉ một lúc, không nên cố sức, khiến xương khớp phải bị quá tải.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh của mỗi người, có thể lựa chọn nhiều bộ môn thể thao khác nhau, tuy nhiên, những môn được các chuyên gia xương khớp khuyên tập khi bạn đang phải đối diện với các triệu chứng bệnh xương khớp là:
– Đi bộ với cường độ vừa phải, không chỉ giúp các khớp hoạt động linh hoạt, tăng cường sức mạnh cơ xương khớp, đi bộ còn có tác dụng tuyệt vời trong giảm thiểu nguy cơ bị loang xương.
– Đi xe đạp hỗ trợ tim và cơ xương khớp hoạt động nhịp nhàng hơn, tăng cường sức khỏe, tuần hoàn máu, giảm triệu chứng cứng khớp,
– Yoga có tác dụng giảm đau khớp, cơ bắp hiệu quả, điều hòa hơi thở và thư giãn.
– Thái cực quyền được du nhập từ Trung Quốc, vốn được đánh giá là môn võ giúp duy trì sự linh hoạt, mạnh gân cốt, đặc biệt, không chỉ đem lại sự cân bằng cho cơ thể, thái cực quyền còn có tác động tích cực vào tâm trí, giúp người bệnh thư thái, an nhiên.
– Bơi lội giúp giảm áp lực lên các khớp và dây chằng của người bệnh, tăng cường độ dẻo dai, giảm thiểu tình trạng cứng khớp.
– Chạy bộ được lựa chọn là phương pháp tối ưu trong phòng ngừa chứng viêm đa khớp dạng thấp và những chứng cơ xương khớp khác.
Cẩn trọng khi luyện tập thể thao cũng là “con dao hai lưỡi”
Để quá trình tập luyện thể thao cho kết quả tốt, không gây phản tác dụng, cường độ luyện tập là yếu tố tiên quyết. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh: “Nguyên tắc căn bản trong vận động và luyện tập thể thao của người bị bệnh xương khớp là vận động ít nhưng thường xuyên, tập đúng kỹ thuật với cường vừa phải. Nếu có thể, hãy tìm đến người hướng dẫn có chuyên môn để tránh tình trạng tổn thương cơ xương khớp nghiêm trọng hơn sau tập luyện”.
Bác sĩ cũng khuyến cáo một số nguyên nhân gây tổn hại cho hệ thống xương khớp khi tập luyện thể thao, như:
- Không khởi động trước khi vào tập.
- Không “làm nguội”, co giãn cơ bắp sau khi tập.
- Tập sai kỹ thuật, quá sức và không nghỉ ngơi đúng lúc.
- Không đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý trong quá trình luyện tập.
Liệu pháp trị dứt điểm chứng bệnh xương khớp hiệu quả bằng Đông y
Để có thể đẩy lùi được bệnh xương khớp, việc tập luyện là chưa đủ, điều tên quyết nhất là người bệnh cần tìm được cho mình một phương pháp điều trị bài bản, khoa học, phù hợp với cơ địa, tính chất và tình trạng bệnh của mình. Nhiều năm qua, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã không ngừng nỗ lực, nghiên cứu tìm ra giải pháp đẩy lùi các chứng bệnh xương khớp. Sau nhiều đợt thử nghiệm thành công, sản phẩm Hoạt huyết phục cốt hoàn đã chính thức được giới thiệu, đến nay, sản phẩm này đã giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi cảnh đau nhức, tê bì chân tay, cứng khớp do viêm khớp gây ra.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh đánh giá rất cao về sản phẩm Hoạt huyết phục cốt hoàn: “Thành công của Hoạt huyết phục cốt hoàn là một bước tiến lớn trong khắc phục các chứng bệnh xương khớp bằng thảo dược Đông y tại Việt Nam. Sau nhiều đợt thử nghiệm đem lại kết quả vô cùng khả quan, Hoạt huyết phục cốt hoàn đã được giới chuyên gia và người bệnh đón nhận. Rất nhiều người từ mọi miền đất nước về Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để thực hiện liệu trình điều trị bệnh xương khớp bằng bài thuốc này”.
Hoạt huyệt phục cốt hoàn được bào chế từ thảo dược tự nhiên trên dây truyền công nghệ hiện đại, đem lại hiệu quả cao trong điều trị các chứng bệnh xương khớp
Ông Vũ Duy Quang (54 tuổi, Nghệ An) cho biết: “Tôi đã phải “chiến đấu” với căn bệnh thoát vị địa đệm lưng gần 10 năm nay, sinh hoạt, vận động hết sức khó khăn, mọi việc nặng nhọc trong nhà đều trông vào vợ. Cũng hao tiền tốn của chạy chữa khắp nơi những bệnh không tiến triển là bao. Có người quen giới thiệu đến Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc điều trị, nhưng do đường xá xa xôi nên tôi cũng chần chừ mãi. Vừa rồi, bệnh tái phát nặng quá, nên quyết ra ngoài này trị cho dứt điểm. Tôi uống Hoạt huyết phục cốt hoàn đến nay đã được 3 tháng, các triệu chứng đau giảm hẳn, tôi sẽ kiên trì dùng thuốc cho đến khi khỏi bệnh mới thôi”.
Để biết thêm thông tin về bài thuốc Hoạt huyết phục cốt hoàn, quý độc giả có thể tủy câp website: http://www.thuocdantoc.org/ hoặc trực tiếp đến Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc theo địa chỉ:
– Cơ sở 1:
- B31 Ngõ 70 – Nguyễn Thị Định – Q.Thanh Xuân – Hà Nội, Hà Nội
- Hotline: (024)7109 6699
– Cơ sở 2:
- Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM
- Hotline: (028) 7109 6699
Thông tin tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!