Thay khớp háng có nguy hiểm không, có đi lại bình thường không?

Muốn biết thay khớp háng có nguy hiểm không và có đi lại bình thường hay không? Hãy cùng BS Phạm Thanh Vũ, Trưởng khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện Quận 11, TPHCM lý giải về vấn đề này.

Phẫu thuật thay khớp háng đã phát triển từ lâu, bắt đầu từ thập niên 30 của thế kỉ trước với sự đóng góp của bác sĩ R. Judet và Sir J. Charnley. Đây là phương pháp phẫu thuật với mục đích loại bỏ khớp hoặc sụn bị hư và thay thế vào một khớp nhân tạo mới nhằm giúp giảm tình trạng đau nhức và giúp người bệnh hoạt động trở lại. Phẫu thuật thay khớp háng chỉ được thực hiện khi các lựa chọn điều trị viêm khớp háng khác không còn khả dụng.

Thay khớp háng có nguy hiểm không?

Thay khớp háng có nguy hiểm không?

Bác sĩ Phạm Thanh Vũ cho hay, Theo lý thuyết, phẫu thuật là một trong những phương án lựa chọn cuối cùng của bệnh nhân bởi tỷ lệ thành công trong việc điều trị bệnh khá cao. Tuy nhiên, trên thực tế không phải bất kỳ ca phẫu thuật nào cũng thành công. Do đó, vẫn có những biến chứng và rủi ro có thể xảy ra trước và sau phẫu thuật thay khớp háng.

Cho nên không phải trường hợp nào bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân nên phẫu thuật thay khớp háng. Sau đây là một vài biến chứng có thể xuất hiện sau phẫu thuật, người bệnh cần phải biết và cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo.

1/ Biến chứng gây mê

Đây được xem là một trong những biến chứng đầu tiên của phẫu thuật thay khớp háng và là một trong những vấn đề mà khá nhiều bác sĩ cũng như bệnh nhân cảm thấy e ngại. Bởi hầu hết các ca phẫu thuật trước khi tiến hành mổ đều bắt buộc phải gây mê cho bệnh nhân. Tuy nhiên, không phải lúc nào công cuộc gây mê cũng diễn ra thuận lợi. Người bệnh có thể bị phản ứng ngược với thuốc và gây ra một số biến chứng y tế như tổn thương não, bất tỉnh, sốc phản vệ hay bị đột quỵ,…

2/ Nhiễm trùng

Nhiễm trùng là một trong những biến chứng thường gặp ở người bệnh sau khi phẫu thuật. Và theo thống kê tỷ lệ nhiễm trùng ở những bệnh nhân phẫu thuật khớp háng nhân tạo chiếm 1%. Thông thường, nhiễm trùng thường xuất hiện ở các vết mổ hoặc do nhiễm trùng sâu bên trong xương khớp. Người bệnh có thể bị nhiễm trùng sớm sau khi mổ hoặc cũng có thể bị sau đó vài năm do người bệnh mang trong người một khối sắt thép lớn nên dễ bị vi trùng lây nhiễm từ các nơi khác lây truyền đến như tay, chân, miệng,…

Do đó, đối với tình trạng nhiễm trùng, người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn điều trị bằng thuốc kháng sinh dự phòng. Hơn thế nữa, nếu tình trạng nhiễm trùng nặng, bác sĩ sẽ cắt lọc súc rửa vết thương nhiều lần để loại bỏ ổ nhiễm. Bên cạnh đó, có một số trường hợp phải mổ lấy khớp nhân tạo ra và sau thời gian thay lại khớp mới đối với trường hợp nhiễm trùng kéo dài dài dẳng.

3/ Trật khớp háng

Biến chứng trật khớp háng có thể xảy ra sau phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo

Tùy theo loại khớp háng mà người bệnh thay cũng như đường mổ hay tay nghề phẫu thuật của bác sĩ, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà tỷ trật khớp háng sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, theo một số thống kê, tỷ lệ trật khớp háng sau phẫu thuật khớp háng nhân tạo trung bình từ 1 – 3%. Hiện tượng này xảy ra có thể do người bệnh không có kế hoạch chăm sóc sau phẫu thuật hợp lý, sinh hoạt sai tư thế như ngồi xổm, bắt chéo chân hoặc gập háng quá 90 độ,… Với các trường hợp trật khớp háng, hiếm khi bệnh nhân phẫu thuật lại lần nữa nhưng các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thủ thuật nắn lại khớp háng và bó nẹp trong khoảng thời gian ngắn, giúp khớp háng ổn định hơn.

4/ Cục máu đông (Viêm tắc tĩnh mạch)

Cục máu đông là hiện tượng chân bị sưng to lên, có dấu hiệu đau nhức và nếu sờ sẽ có cảm giác bị nóng. Tình trạng này thường xuất hiện ở bất kỳ ca phẫu thuật nào và đối với phẫu thuật thay thế khớp háng đã có nhiều trường hợp cục máu đông hình thành trong lòng mạch mổ. Hiện tượng này xảy ra, theo bác sĩ Phạm Thanh Vũ có thể là do người bệnh ít vận động dẫn đến máu không lưu thông được và gây tắc nghẽn.

Các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên thường xuyên vận động chân ngay sau khi mổ xong, bởi nếu cục máu đông được tạo thành và gây vỡ sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mao mạch và cắt đứt nguồn cung cấp máu đến phổi, gây tác động xấu đến sức khỏe của bệnh nhân. Bên cạnh đó, thuốc chống đông máu cũng được bác sĩ áp dụng trong trường hợp ngăn ngừa viêm tắc tĩnh mạch.

5/ So le chi

Trong quá trình phẫu thuật, các chuyên gia sẽ cố gắng cân bằng hai chân người bệnh sao cho mức so le có thể chênh lệch ở mức thấp nhất là 1 – 2 cm, tránh trường hợp so le chi. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người bệnh sau khi phẫu thuật khớp háng xong đã dẫn đến so le chi, hai chân không bằng.

6/ Dây thần kinh tọa bị tổn thương

Đau dây thần kinh tọa - Biến chứng xuất hiện sau phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo

Ở những bệnh nhân phẫu thuật khớp háng lối sau thường có nguy cơ gặp phải tình trạng tổn thương dây thần kinh tọa. Hiện tượng này xảy ra là do trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ đã kéo căng hoặc va chạm vào dây thần kinh tọa và gây thương tổn. Thường người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức từ thắt lưng đến hông, đùi và mông theo đường chạy của dọc của dây thần kinh này. Trong trường hợp này, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi bệnh sẽ khỏi sau đó 6 tháng.

7/ Lỏng khớp

Thông thường, tuổi thọ trung bình của khớp nhân tạo là 10 năm, 15 năm hoặc 20 năm. Do đó, sau một thời gian phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo, độ kết dính giữa khớp nhân tạo và xương thật trở nên yếu đi. Lúc này, khớp sẽ trở nên lỏng ra, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức khi đứng hoặc di chuyển. Đối với trường hợp khớp bị lỏng nhiều, người bệnh bắt buộc phải thay khớp háng khác mới có thể đi lại và vận động được. Một số dấu hiệu lỏng khớp như sau:

  • Lỏng ổ cối: Dựa vào hình ảnh chụp, bác sĩ có thể quan sát thấy ổ cối di lệch xoay theo một hướng nào đó hoặc cũng có thể đi lệch trung tâm.
  • Mòn lớp lót: Quan sát thấy chỏm xương đùi không đồng tâm với ổ cối.
  • Lỏng chuôi khớp: Đường thấu quan giữa xương đùi thường lún sâu so với vị trí thông thường của nó.

Bên cạnh các biến chứng nguy hiểm trên, người bệnh cũng có thể bắt gặp triệu chứng co cứng khớp háng sau phẫu thuật. Bởi các phần mềm bao bọc xung quanh khớp bị xơ cứng dẫn đến tình trạng co cứng khiến khả năng di chuyển của khớp háng bị giới hạn.

Thay khớp háng có đi lại bình thường không?

Thay khớp háng nhân tạo là một trong những ca phẫu thuật có độ khó và phức tạp cao, đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ tay nghề cao và máy móc hiện đại để giúp loại bỏ sụn khớp bị hư hỏng. Tùy vào mức độ bệnh của từng bệnh nhân khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng hay chỉ thay bán phần.

Thay khớp háng nhân tạo có đi lại được không?

Thông thường, nếu ca phẫu thuật thay khớp háng diễn ra thành công và người bệnh tuân thủ theo đúng kế hoạch chăm sóc sau phẫu thuật bao gồm chế độ dinh dưỡng và biện pháp tập luyện thì vẫn có khả năng đi lại bình thường.

Thường sau khoảng 6 – 8 tuần nghỉ ngơi, bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng có thể bình phục và đi lại. Nhưng cũng có một số trường hợp, thời gian hồi phục bệnh có thể kéo dài bởi điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất liệu khớp háng thay thế, phương pháp phẫu thuật, tuổi tác, tình trạng sức khỏe của người bệnh,… Tuy nhiên, một điều chắc chắn, khớp háng nhân tạo thường không linh hoạt như khớp háng tự nhiên ban đầu. Do đó, có thể một số hoạt động sẽ bị gián đoạn như chạy bộ, leo núi hoặc đá chân lên cao,…

Phẫu thuật thay khớp háng có nguy hiểm không và có đi lại bình thường không? Có thể thấy phẫu thuật thay khớp háng hay bất kỳ phương pháp phẫu thuật nào cũng đều gây ra những tai biến và rủi ro. Chính vì vậy, người bệnh cần cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành thay khớp háng nhân tạo.

BTV: Khả Ngân

→ Tìm hiểu ngay:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 10:03 - 17/07/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *