Nguyên nhân và cách điều trị thoái hóa khớp cổ chân

Trước tình hình hiện nay khi bệnh thoái hóa khớp đang xuất hiện ngày càng nhiều, do những thói quen sinh hoạt không hợp lý, hay do những tổn thương về xương khớp mà không được điều trị đúng cách cũng có thể gây nên bệnh này. Tình trạng thoái hóa chính là hiện tượng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng sưng viêm, giảm thiểu lượng dịch nhờn bôi trơn ma sát ở giữa hai đầu xương làm cho quá trình vận động bị gián đoạn, cơn đau sẽ xuất hiện ảnh hưởng tới sự vận động sinh hoạt bình thường của người mắc phải.

Thoái hóa khớp cổ chân

Ngay sau đây chúng tôi xin nói rõ hơn về tình trạng thoái hóa khớp cổ chân để mọi người cùng cảnh giác hơn về căn bệnh này nhé!

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp cổ chân

Một số nguyên nhân được xác định là gây nên bệnh thoái hóa khớp cổ chân mà các chuyên gia sức khỏe nhận định như sau:

1- Do tuổi tác

Càng về già thì con người chúng ta lại trải qua một quá trình thoái hóa khớp tự nhiên, đây là quá trình tích tụ lâu dài nên bạn cần phải biết để đề phòng ngay từ bây giờ.

2- Tổn thương do vận động mạnh

Thường xuyên vận động mạnh có thể dẫn tới tình trạng tổn thương các cơ, gân và làm tổn thương sụn khớp. Lâu dần ngày càng bào mòn các đầu sụn dẫn tới thoái hóa khớp nghiêm trọng. Khớp được sử dụng quá nhiều trong công việc, nhất là trong trường hợp khớp bị biến dạng bẩm sinh hoặc do mắc các bệnh làm thay đổi hình thái khớp xương.

3- Các chấn thương khớp

Nguyên nhân thoái hóa khớp cổ chân

Nhiều chấn thương nhỏ ở cổ chân cộng lại do chơi thể thao hoặc bệnh nghề nghiệp khó tránh khỏi như: vận động viên điền kinh, cầu thủ bóng chuyền, quần vợt hay bóng đá, khớp cổ chân của diễn viên múa làm mất đi sự cân bằng của khớp và dây chằng.

4- Do các bệnh liên quan gây ra

Các bệnh viêm khớp mãn tính, viêm đa khớp cũng có thể là thủ phạm  hủy hoại sụn dẫn tới việc khớp bị thoái hóa ví dụ như các bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút…

Có thể nói bệnh thoái hóa khớp cổ chân có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, quá trình này có thể do nhiều yếu tố tác động vào như: tuổi tác, tình trạng béo phì, chấn thương nhẹ và mạn tính ở khớp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong quá trình lão hóa, chức năng chống đỡ của sụn bị suy giảm và dễ hư hỏng khi khớp cử động. Thêm vào đó, các chấn thương nhẹ nhưng kéo dài nhiều năm do khuân vác đồ nặng cũng làm tăng gánh nặng cho các khớp, khiến sự thoái hóa thêm trầm trọng. Ngoài ra, yếu tố di truyền và di chứng từ các bệnh lý khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp cổ chân

Bệnh thoái hóa khớp cổ chân thường không khó để nhận biết, một số dấu hiệu triệu chứng được xem là cảnh báo gặp phải căn bệnh này mà bạn không nên bỏ qua như:

  • Đau khi vận động, hết đau khi nghỉ ngơi. Thường là triệu chứng của lão hóa khớp háng, khớp gối, bệnh về dây chằng, hội chứng loãng xương.
  • Đau tự nhiên, không làm gì cũng đau, thường đau về đêm, lúc gần sáng, chỗ đau sưng, đỏ, sờ vào cảm giác nóng. Thường là viêm khớp cấp, viêm khớp phản ứng, nhiễm trùng xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng gút có axit uric cao.
  • Có thể gây ra các phản ứng viêm như: sưng nóng đỏ ở khớp cổ chân, hoặc nặng hơn là tràn dịch khớp kéo theo các cơn đau suốt ngày đêm.

Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp cổ chân

Bệnh thoái hóa khớp cổ chân nếu như bị xem thường và không có hướng điều trị sớm thì nguy cơ gây nên liệt khớp rất cao. Vì vậy tiến hành điều trị thoái hóa khớp cổ chân sớm là việc mà bạn nên làm. Mục tiêu chính của điều trị thoái hóa khớp cổ chân là giảm đau, gia tăng tần suất hoạt động của khớp, cải thiện sức chịu lực của khớp và sức cơ quanh ổ khớp, phòng ngừa bệnh tiến triển nặng gây biến dạng khớp. Mục tiêu đề ra còn tùy thuộc nhiều vào mức độ tình trạng và yêu cầu của bệnh nhân trong quá trình điều trị.

điều trị thoái hóa khớp cổ chân

Việc điều trị thoái hóa khớp cổ chân hiện có rất nhiều phương pháp, các phương pháp này có thể dùng điều trị riêng hoặc điều trị phối hợp hiệu quả. Điển hình:

  • Điều trị bảo tồn (nằm nghỉ, thuốc men, tập luyện nhẹ nhàng, giảm trọng lượng, vận động trị liệu…).
  • Phẫu thuật ngoại khoa

Kế hoạch điều trị cần kết hợp các biện pháp khác: thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện toàn diện sức khỏe, tập luyện hàng ngày; sử dụng thuốc…

Đây là các cách đơn giản điều trị bệnh thoái hóa khớp cổ chân mà mọi người cần tuân thủ thực hiện.

BTV: Hạ Thiên

→ Có thể bạn quan tâm:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 17:32 - 31/10/2018

Bình luận

  1. Văn Quyến Trả lời

    mình rất thích đá bóng và chạy bộ nhưng dạo này chạy bộ khoảng 10′ là thấy đau cổ chân phải ngồi nghỉ lại hết đau nhưng cứ vận động nhiều lại đau, không thấy sưng gì cả vậy có phải bị thoái hoá không thưa bác sĩ?

  2. Hoàng Thanh Trả lời

    Công việc của mình thường xuyên phải đi bộ và chạy bộ…tối về hôm nào mình cũng bị nhức khớp cổ chân, mỏi và chùn chân, rất là khó chịu. Liệu cứ thường xuyên như thế này có dẫn đến thoái hóa khớp cổ chân không ? Và có loại thuốc nào giúp phòng và giảm bệnh không ạ?

  3. phan duyên Trả lời

    bé nhà tôi 12 t bị đau khớp cổ chân. khoảng nửa năm bé lại bị 1 lần ,thừơng thì vào tối rồi ngủ tới sáng là hết

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *