Cây đinh lăng chữa bệnh gì? Ngoài ý nghĩa là loại cây phong thủy cây đinh lăng lại có công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, ngoài việc trồng bán như một loại cây cảnh rất ít gia chủ biết được tác dụng thần kỳ trong chữa bệnh của loại cây này.
Cây đinh lăng chữa bệnh gì?
Cây đinh lăng là một trong những loại cây khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Ngoài cái tên đinh lăng cây còn được người dân gọi là cây gỏi cá. Về đặc điểm mô tả nhận dạng:
- Thân cây nhỏ và nhẵn, thường không có gai.
- Chiều cao thường 0,8-1,5m và ở những nơi đất tốt, cây phát triển tốt hơn cao từ 1,8-2m.
- Lá cây là lá kép 3 lần xẻ lông chim và dài từ 20-40cm. Lá chét có cuống dài và phiến có răng cưa và có mùi thơm đặc trưng.
- Hoa nhỏ và mọc thành cụm. Cụm hoa hình chùy gồm nhiều tán.
- Quả có hình dẹt, dày 1mm và dài 3-4mm.
Theo các chuyên gia Đông y, ngoài sử dụng như một loại rau ăn sống, tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều được xem như vị thuốc quý trong điều trị bệnh và bồi bổ sức khỏe. Cụ thể:
- Rễ cây đinh lăng có tính mát, vị ngọt và hơi đắng có công dụng trong việc thông huyết mạch, giúp bồi bổ khí huyết.
- Lá cây đinh lăng có vị đắng và tính mát giúp giải độc, nhất là độc thức ăn, trị các bệnh ngoài da như ngứa ngáy, mề đay mẩn ngứa,… hoặc chữa ho ra máu hay kiết lỵ,…
- Thân và cành cây đinh lăng dùng chữa đau lưng và bệnh phong tê thấp.
1/ Lá cây đinh lăng chữa bệnh gì?
Bên cạnh việc dùng lá cây đinh lăng để làm rau sống, làm gỏi cá hoặc chế biến một số món ăn khác, người bệnh cũng có thể sử dụng loại nguyên liệu tự nhiên này để chữa các bệnh sau đây.
✪ Bồi bổ cho sản phụ và người bị ốm
Lương y Hải Thượng Lãn Ông đã từng ví cây đinh lăng như “nhân sâm của người nghèo” có tác dụng bồi bổ cơ thể và dưỡng huyết. Do đó, người bị ốm hoặc phụ nữ sau khi sinh có thể sử dụng lá cây đinh lăng nấu canh với cá hoặc thịt và ăn mỗi ngày, giúp bồi bổ, thải độc và tăng cường sức khỏe, làm tăng khả năng hồi phục bệnh.
Cách thực hiện như sau: Người bệnh chỉ cần sử dụng 200g lá cây đinh lăng đem rửa sạch. Khi thịt hoặc cá đã nấu sôi bạn cho lá đinh lăng vào và chờ vài phút cho lá chín tới. Múc ra bát và có thể dùng.
✪ Phòng chứng co giật ở trẻ nhỏ
Cha mẹ có thể dùng một ít lá đinh lăng non hoặc già đem phơi khô rồi trải xuống giường hoặc lót vào gối cho trẻ. Cách làm này sẽ giúp làm giảm triệu chứng co giật ở trẻ nhỏ.
✪ Chữa đau nhức xương khớp hoặc vết thương, chỗ sưng
Người bệnh dùng 40g lá cây đinh lăng rửa sạch và giã chung với một ít muối đắp lên chỗ xương khớp bị đau nhức hoặc chỗ bị sưng hoặc vết thương. Thực hiện vài lần, cơn đau nhức và vết thương sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Tìm hiểu thêm: Chữa viêm khớp, đau khớp – Phải dùng đúng thuốc
✪ Bồi bổ cơ thể và ngăn ngừa dị ứng
- Người bệnh sử dụng khoảng 150 – 200g lá cây đinh lăng rửa sạch.
- Sau khi đun sôi 200ml nước, bệnh nhân cho lá cây đinh lăng vào ấm và đậy nắp lại.
- Sau đó 5 – 7 phút, người bệnh rót nước ra và uống nước đầu tiên.
- Tiếp đó, thêm 200ml nước sôi vào ấm và đun lại lần thứ 2.
Lá cây đinh lăng tươi giúp bồi bổ cơ thể, giải độc và ngăn ngừa hiện tượng dị ứng nếu bạn thường xuyên sử dụng. Bên cạnh đó, bài thuốc này vừa không tốn quá nhiều thời gian cũng như tiền bạc mà hiệu quả điều trị bệnh rõ rệt.
✪ Chữa mất ngủ
Bài thuốc chữa mất ngủ từ cây đinh lăng đã được lưu truyền từ nhiều đời nay. Nếu bạn bị chứng mất ngủ kéo dài lâu ngày hành hạ khiến tinh thần mệt mỏi, kém tập trung. Khi đó, bạn hãy sử dụng 24g lá cây đinh lăng kết hợp với các vị thuốc khác như 20g tang diệp, lá vông 12g, liên nhục 16g và 12g tâm sen. Đem tất cả các vị thuốc này sắc với 400ml sao cho cạn còn 150ml. Chia thuốc thành 2 và uống trong ngày.
Hoặc người bệnh cũng có thể sử dụng lá cây đinh lăng đem sao vàng hạ thổ và để dưới gối. Cách làm này không chỉ giúp bạn ngủ ngon hơn mà tinh thần sau khi thức dậy phấn chấn và sảng khoái hơn.
✪ Trị ho lâu ngày
Bài thuốc trị ho từ lá cây đinh lăng đã được nhiều bệnh nhân tin tưởng áp dụng vì tính hiệu quả và độ an toàn của thuốc. Người bệnh chỉ cần dùng lá cây đinh lăng tươi đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô và sao vàng. Tiếp đến, mỗi ngày bạn chỉ cần sử dụng 10 – 12g lá cây đinh lăng nấu nước và uống hàng ngày.
Công dụng trị ho của lá cây đinh lăng rất hiệu quả. Bạn chỉ cần sử dụng 3 – 4 ngày, các triệu chứng của ho nặng sẽ giảm một cách đáng kể.
✪ Chữa mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa
Nếu chẳng may mắc phải căn bệnh ngoài da này, các bạn có thể sử dụng 80g lá cây đinh lăng khô nấu chung với 500ml nước rồi chia đều ra uống trong ngày. Sử dụng vài ngày các triệu chứng ngứa ngáy do bệnh mề đay gây ra sẽ được đẩy lùi.
2/ Củ đinh lăng chữa bệnh gì?
Củ, rễ cây đinh lăng là phần bổ nhất của cây đinh lăng. Đây là bộ phận tập trung hoạt chất chống oxy hóa Saponin nhiều nhất, rất tốt cho việc bồi bổ, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các bệnh viêm, đau nhức xương khớp hiệu quả. Ngoài ra, rễ cây đinh lăng còn dùng để chữa một số bệnh lý sau đây:
✪ Chữa thiếu máu lên não
Kết hợp giữa rễ cây đinh lăng và một số vị thuốc khác như thục địa, hoàng tinh, hà thủ ô mỗi vị thuốc 100g và thêm 20g tam thất. Đem các nguyên liệu này đi phơi khô, tán thành bột mịn và dùng sắc thuốc uống hàng ngày.
✪ Chữa căng vú hoặc tắc tia sữa
Dùng 40g rễ cây đinh lăng và 3 lát gừng tươi nấu với 500ml. Sau khi hỗn hợp thuốc cạn còn 250ml, bạn chia đều và dùng trong ngày. Nên nhớ thuốc uống khi còn nóng mới mang lại kết quả điều trị cao.
✪ Rễ đinh lăng chữa viêm họng
Bài thuốc dùng rễ cây đinh lăng chữa viêm họng được nhiều lương y sử dụng và đã không còn xa lạ với người bệnh. Các bạn chỉ cần sử dụng 20g rễ cây đinh lăng đem sắc với 500ml nước. Khi nước cạn còn được 1 bát, người bệnh ngậm thuốc trong miệng vài phút rồi từ từ nuốt dần xuống cổ họng. Kiên trì uống từ 2 – 3 ngày, các triệu chứng thông thường của bệnh sẽ xuyên giảm nhanh chóng.
Lưu ý: Trong quá trình chữa bệnh bằng rễ cây đinh lăng, bệnh nên cũng nên lưu ý không nên dùng liều cao. Bởi thuốc có thể gây say và khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải.
Vậy, cây đinh lăng chữa bệnh gì? Cây đinh lăng không chỉ tốt cho bệnh xương khớp mà còn hỗ trợ điều trị các bệnh lý ngoài da, tiêu hóa khá tốt. Vì vậy, người bệnh đừng nên bỏ qua bài thuốc chữa bệnh từ loại cây cảnh này.
BTV: Nhật Hạ
→ Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!