Cách chữa bệnh vôi hóa cột sống – Đừng để nỗi đau thêm dài

Bệnh vôi hóa cột sống gây ra những triệu chứng đau lưng, cứng khớp, tê bì chân tay, thậm chí có thể gây teo cơ nếu không được can thiệp kịp thời. Chính vì vậy, nếu không may mắc phải căn bệnh này, bạn cần nhanh chóng thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh để lâu bệnh nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường trước được. Dưới đây là 2 phương pháp điều trị vôi hóa cột sống hiệu quả, mọi người có thể tham khảo và lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp nhất.

Nội dung bao gồm:

I. Kiến thức về bệnh vôi hóa cột sống

II. Cách điều trị vôi hóa cột sống hiệu quả

III. Các biện pháp phòng ngừa bệnh vôi hóa cột sống

I. Kiến thức về bệnh vôi hóa cột sống

A. Bệnh vôi hóa cột sống là gì?

Ở giai đoạn trung niên, con người thường mắc phải rất nhiều bệnh lý về xương khớp như đau nhức, vôi hóa, thoái hóa. Vôi hóa cột sống được xem là tình trạng lắng đọng canxi trên các dây chằng bám vào thân đốt sống hay các mấu gai, mấu ngang của cột sống làm cột sống có gai. Theo một số thống kê, tỷ lệ nam giới mắc bệnh vôi hóa cột sống cao hơn nữ giới, tuy nhiên ở thời kỳ mãn kinh tỷ lệ mắc vôi hóa cột sống ở phụ nữ thường cao hơn do thiếu hụt lượng canxi lớn.

Bệnh vôi hóa đốt sống là quá trình tự nhiên lão hóa theo thời gian, hoặc do nhiều yếu tố thúc đẩy như quá trình viêm do viêm nhiễm trùng, mắc bệnh tự miễn, do các cơ và dây chằng vùng cột sống bị quá tải do làm việc sai tư thế, làm việc quá sức.

Hiện nay, có 2 dạng vôi hóa cột sống thường gặp đó là:

1. Vôi hóa đốt sống cổ

Thói quen bẻ cổ, lắc cổ để giải tỏa tình trạng đau mỏi cổ và vai gáy nhưng lại vô tình gây ra chấn thương và đẩy nhanh quá trình vôi hóa, thoái hóa đốt sống cổ.

Ở giai đoạn khởi phát, bệnh thường có biểu hiện cứng cổ sau khi ngủ dậy, đau nhức khi cúi xuống hoặc làm việc lâu trong một tư thế, khó vận động khớp cổ,… Bệnh phát triển khá nhanh, vì vậy nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ khiến cho vôi hóa tích tụ dày hơn và làm chèn ép vào tủy sống và các dây thần kinh khiến cho người bệnh bị đau nhức đầu ở vùng trán, vai gáy. Đặc biệt, cơn đau có thể lan xuống bả vai và cánh tay và làm hạn chế khả năng vận động.

2. Vôi hóa cột sống thắt lưng

Cũng giống như vôi hóa đốt sống cổ thì tình trạng vôi hóa ở thắt lưng cũng diễn ra khá nhanh chóng ở nhiều đối tượng. Bệnh biểu hiện bằng các triệu chứng đau nhức, cơn đau trở nên dữ dội hơn khi người bệnh làm việc hay lao động quá sức. Sau cùng, cơn đau có dấu hiệu lan tỏa sang các vùng lân cận như đùi, hông và làm chất lượng vận động của chân.

B. Những biểu hiện vôi hóa cột sống

Khi mắc bệnh vôi hóa cột sống, người bệnh thường có những triệu chứng điển hình sau:

Biểu hiện của bệnh vôi hóa cột sống
Vôi hóa cột sống gây ra những cơn đau nhức dữ dội

– Đau nhức là dấu hiệu vôi hóa cột sống khá đặc trưng. Nguyên nhân chủ yếu là do cột sống bị vôi hóa, hình thành nên các gai xương cọ xát vào hệ thần kinh và các mô cơ, dây chằng, rễ dây thần kinh trong khu vực.

– Cơn đau kéo sang các vùng lân cận như tay, chân, vai, đùi,..

– Khi vận động mạnh, vận động quá sức cơn đau diễn biến dữ dội hơn và suy giảm sau khi nghỉ ngơi.

– Các cơ bắp xung quanh vị trí vôi hóa cũng bị ảnh hưởng và trở nên suy yếu, trường hợp ống tủy bị thu hẹp, bệnh nhân sẽ có triệu chứng tê bì, mất cảm giác hoặc rối loạn đại tiểu tiện.

Tóm lại, các dấu hiệu vôi hóa cột sống được kể trên cũng có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh khác như tiểu đường, viêm hoặc nhiễm trùng cột sống, rối loạn tuần hoàn tứ chi, u cột sống,.. Cần phải nhận biết đúng bệnh và có giải pháp điều trị đúng đắn để mang lại hiệu quả cao hơn.

C. Những nguyên nhân gây vôi hóa cột sống

Có rất nhiều nguyên nhân gây vôi hóa cột sống, tuy nhiên trong bài chia sẻ này chúng tôi chỉ cung cấp 4 nguyên nhân gây vôi hóa chủ đạo đó là:

1/ Cột sống bị lão hóa

Vôi hóa cột sống thực chất là xu hướng thoái hóa tự nhiên của cơ thể trong một độ tuổi nhất định. Khi đó, cột sống, sụn khớp, đĩa đệm, dây chằng cũng bị ảnh hưởng và dần hình thành nên các gai xương. Hiện nay, tình trạng vôi hóa cột sống đang gặp phải ở rất nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó nhân viên khối văn phòng chiếm đại đa số.

Bệnh vôi hóa cột sống

2/ Vôi hóa cột sống do sang chấn

Những hoạt động quá sức, té ngã, va chạm hàng ngày cũng không tránh khỏi những tổn thương làm ảnh hưởng đến xương khớp. Theo quy luật tu bổ của cột sống, sẽ diễn ra tình trạng bồi đắp canxi quá mức dẫn đến lượng canxi dư thừa và hình thành nên các gai xương.

3/ Làm việc sai tư thế

Cột sống đóng vai trò chống đỡ cả cơ thể và chịu sức ép rất lớn từ bên ngoài tác động. Vì vậy, khi làm việc không đúng tư thế sẽ làm tăng áp lực cột sống và lâu dần dẫn đến một số chấn thương. Lúc này quá trình tu bổ lại hình thành và gây gai xương.

4/ Tăng cân đột ngột

Bạn có thể nhận thấy, cân nặng là yếu tố trực tiếp làm ảnh hưởng đến chất lượng của xương khớp. Nhưng chắc hẳn bạn không biết tại sao những người béo phì, phụ nữ mang thai tăng cân đột ngột thường là bệnh nhân của bệnh vôi hóa cột sống. Bởi vì lúc này, cân nặng sẽ làm tăng áp lực lên cột sống, gây chèn ép cơ, dây chằng tối đa.

Ngoài các nguyên nhân trên, bệnh vôi hóa cột sống còn được tìm thấy ở nhiều nguyên nhân khác như di truyền, chế độ dinh dưỡng, ít vận động. Vì vậy, cần phải có những động thái tích cực hơn để ngăn chặn tình trạng của căn bệnh này.

# Những đối tượng dễ bị thoái hóa cột sống lưng:

Vôi hóa cột sống cũng như những chứng bệnh xương khớp khác, đối tượng mắc phải căn bệnh này thường là:

  • Người già, bởi vì lúc này xương rất dễ bị thoái hóa và gây bệnh.
  • Phụ nữ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh.
  • Dân văn phòng, những người này thường ngồi nhiều, ít vận động nên dễ mắc bệnh.
  • Những người thường xuyên làm việc nặng nhọc như thợ xây, nhân viên bốc vác, nông dân.

Những đối tượng này có nguy cơ mắc hầu hết các chứng bệnh về xương khớp nên rất dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu của các bệnh lý khác. Vì vậy, khi mắc bệnh cần đến ngay chuyên khoa xương khớp để thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, tránh để nhầm lẫn rất nguy hiểm.

D. Biến chứng của bệnh vôi hóa cột sống nguy hiểm ra sao?

Bệnh vôi hóa cột sống gây ra nhiều biến chứng phức tạp, đặc biệt là đĩa đệm cột sống, dây thần kinh tọa, dây thần kinh liên sườn, ảnh hưởng đến hệ thống cảm giác của cơ thể, khả năng vận động, cụ thể:

Biến chứng của bệnh vôi hóa cột sống nguy hiểm ra sao?
Vôi hóa cột sống có thể khiến người bệnh khó thở, đau lồng ngực

– Biến chứng đầu tiên của bệnh vôi hóa cột sống đó chính là gây thoát vị đĩa đệm cột sống. Theo thống kê có đến 50% bệnh nhân mắc bệnh vôi hóa cột sống không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm này.

– Ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa gây nên những cơn đau khó chịu cho người bệnh. Cột sống có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống dây thần kinh tọa, khi các gai xương được hình thành do cột sống bị vôi hóa thì những gai xương này sẽ tác động đến hệ thống dây thần kinh tọa, gây chèn ép và tạo ra những cơn đau cho người bệnh.

– Vôi hóa cột sống gây ảnh hưởng đến hệ thống cảm giác của cơ thể, cụ thể như gây tê tay, cứng khớp, khiến cho các hoạt động bị cản trở. Vôi hóa cột sống còn gây rối loạn chức năng đại tiện, tiểu tiện, khiến cho người bệnh không nhận thức được cảm giác muốn đi vệ sinh, một số trường hợp muốn đi đột ngột thì người bệnh không thể kiềm chế được.

– Ảnh hưởng đến dây thần kinh liên sườn gây chèn ép phổi và khiến người bệnh khó khăn trong việc thở, kèm theo đó là những cơn đau lồng ngực dữ dội.

– Cũng như các chứng bệnh về xương khớp, vôi hóa cột sống gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và đi lại của người bệnh. Nếu bệnh nặng có thể mất khả năng đi lại rất nguy hiểm.

E. Chẩn đoán bệnh vôi hóa cột sống

Để chẩn đoán bệnh vôi hóa cột sống, các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng và hình ảnh X-quang thu được, cụ thể như sau:

# Triệu chứng lâm sàng:

  • Người bệnh xuất hiện các cơn đau cột sống có tính chất cơ học đó là càng đau khi càng vận động mạnh và giảm đau khi các khớp được nghỉ ngơi.
  • Bệnh tiến triển ở giai đoạn nặng thì sẽ xuất hiện các cơn đau liên tục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh hoạt cũng như giấc ngủ của người bệnh.
  • Nếu như bệnh vôi hóa cột sống kết hợp với thoát vị đĩa đệm, xẹp đốt sống thì người bệnh còn kèm theo triệu chứng biến dạng cột sống, gù vẹo cột sống.
  • Chú ý, người bệnh vôi hóa cột sống sẽ không có những triệu chứng như sốt, thiếu máu hay gầy gò ốm yếu.

# Triệu chứng chụp X-quang:

Khi chụp X-quang sẽ thấy quy cột sống thẳng, nghiêng xuất hiện hình ảnh gai xương thân đốt sống, hẹp khe đĩa đệm, hẹp lỗ liên hợp.

Cần chú ý chẩn đoán phân biệt bệnh vôi hóa cột sống với một số bệnh lý khác như cột sống huyết thanh âm tính hay ung thư di căn xương, viêm đốt sống đĩa đệm do lao hoặc do nhiễm khuẩn gây nên.

II. Cách điều trị vôi hóa cột sống hiệu quả

Hiện nay có 2 phương pháp điều trị vôi hóa cột sống hiệu quả đó chính là sử dụng thuốc Tây y và bài thuốc nam, cụ thể:

A. Cách chữa vôi hóa cột sống theo dân gian

Ở giai đoạn mới phát bệnh, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc nam để điều trị bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần phải kiên trì thì mới đem lại hiệu quả cao. Những bài thuốc đơn giản được kể đến như:

1. Thuốc chữa vôi hóa cột sống bằng cây hương nhu tía

Hương nhu tía được biết đến như một loại thảo dược quen thuộc điều trị các bệnh cảm cúm, sổ mũi,… Ngày nay, người ta còn phát hiện ra hương nhu còn có tác dụng khá tốt đối với những người mắc bệnh về xương khớp.

Cách điều trị vôi hóa cột sống hiệu quả
Chữa vôi hóa cột sống bằng cây hương nhu tía đơn giản

✽ Bài thuốc uống:

– Nguyên liệu: Hương nhu tía, cỏ xước, cà gai leo, sâm ngọc linh, thiên niên kiện.

– Thực hiện: Mang đi rửa sạch, cắt khúc và phơi khô nguyên liệu, bảo quản trong túi để dành dùng dần. Lấy khoảng 100g thảo dược đã phơi khô mang đi nấu nước để uống hàng ngày. Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tháng để làm chậm quá trình phát triển của gai xương và hạn chế triệu chứng đau nhức.

✽ Bài thuốc đắp:

– Nguyên liệu: Hương nhu tía, tinh dầu, có thể dùng thêm một số thảo dược khác.

– Thực hiện: Giã nát nguyên liệu sau đó kết hợp với tinh dầu và đắp lên vùng cột sống bị vôi hóa. Đắp trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, kết hợp massage nhẹ nhàng để thuốc thấm sâu.

2. Cách chữa vôi hóa cột sống bằng cây chìa vôi

Với tác dụng sát trùng, tiêu độc tự nhiên nên chìa vôi được sử dụng khá rộng rãi trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp như đau lưng, phong thấp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống và đặc biệt là bệnh vôi hóa cột sống.

Cách chữa vôi hóa cột sống
Cây chìa vôi có tác dụng điều trị vôi hóa cột sống

✽ Cách 1: Cách thực hiện: Lá chìa vôi rửa sạch và phơi khô hoặc sao vàng để nấu nước uống hàng ngày. Người bệnh có thể dùng nước lá chìa vôi để thay thế nước uống hàng ngày.

✽ Cách 2: Nguyên liệu 50g chìa vôi, 30g dền gai, 30g lá lốt, 30g tầm gửi, 30g cỏ xước. Tất cả nguyên liệu đã được phơi khô, cho vào nồi sắc lên rồi dùng nước để uống mỗi ngày. Mỗi ngày uống một thang, kiên trì trong một thời gian dài mới đem lại hiệu quả cao.

3. Bài thuốc chữa vôi hóa cột sống chỉ với đinh lăng

✽ Cách 1: Dùng lá hoặc cành đinh lăng rửa sạch, thái nhỏ rồi sao khô và sắc với nước uống 3 lần/ngày. Kiên trì sử dụng khoảng 1 tháng sẽ cảm nhận được sự thuyên giảm.

✽ Cách 2: Dùng rễ hoặc thân cây đinh lăng rửa sạch, thái nhỏ rồi đem ngâm với rượu trắng trong 7 ngày. Sau đó mỗi ngày dùng 1 ly rượu đinh lăng nhỏ để uống.

4. Bài thuốc chữa vôi hóa cột sống bằng hạt đu đủ

Đu đủ không những là loại trái cây chứa nhiều vitamin bổ dưỡng mà còn là một vị thuốc có công dụng giảm đau, điều trị các bệnh về xương khớp.

Cách chữa vôi hóa cột sống theo dân gian
Chữa vôi hóa cột sống bằng hạt đu đủ hiệu quả

✽ Cách làm: Đu đủ lấy hạt sau đó đem chà xát mạnh để loại bỏ lớp màng bên ngoài, đem rửa sạch để ráo. Hạt đu đủ bạn đem giã nát rồi bọc vào một mảnh vải rồi chườm lên vùng cột sống bị đau, để khoảng 30 phút. Khi áp dụng bạn sẽ thấy cảm giác nhột nhột, mỗi ngày dùng 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Áp dụng trong 1 tháng bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

5. Chữa bệnh vôi hóa cột sống bằng ngải cứu

Theo các tài liệu ghi lại ngải cứu là một vị thuốc không những có tác dụng giải cảm mà còn được dùng nhiều trong các bài thuốc trị xương khớp. Có 2 cách chữa bệnh vôi hóa cột sống bằng ngải cứu như sau:

Chữa bệnh vôi hóa cột sống bằng ngải cứu
Chườm nóng ngải cứu giúp giảm các cơn đau hiệu quả

✽ Cách 1: Ngải cứu đem rửa sạch, xay nhuyễn vắt lấy nước cốt, pha thêm với 1-2 muỗng mật ong để uống trong ngày.

✽ Cách 2: Chuẩn bị 1 nắm muối, 1 nắm ngải cứu, 1 mảnh vải. Đem ngải cứu chải đều lên mặt vải, muối đem rang nóng sau đó đổ lên ngải cứu cột túm lại. Để ấm ấm, chườm vào vùng bị vôi hóa cột sống.

Mỗi ngày áp dụng 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ, sẽ giúp giảm đau hiệu quả và giúp bạn ngủ ngon hơn.

6. Cây dền gai chữa vôi hóa cột sống

Theo Đông y, cây dền gai lành tính, có vị ngọt nhạt, có tác dụng nhanh trong việc thanh nhiệt, lợi tiểu, trị mụn nhọt, đặc biệt là chữa vôi hóa cột sống. Để trị vôi hóa cột sống bằng cây dền gai người ta thường sử dụng bộ phận rễ, cành, lá non. Tùy vào từng mức độ bệnh khác nhau mà áp dụng từng bài thuốc khác nhau, cụ thể:

Cây dền gai chữa vôi hóa cột sống
Sử dụng cây dền gai chữa vôi hóa cột sống

✽ Trường hợp bệnh nhẹ: Người bệnh lấy phần rễ, cành và lá của cây dền gai còn tươi, rửa sạch rồi sắc lấy nước uống hàng ngày, có thể thay nước này cho nước lọc.

✽ Trường hợp bệnh nặng: Người bệnh kết hợp 30g dền gai, 50g chìa vôi, lá nốt, tầm gửi, cây cỏ xước mỗi loại 30g. Đầu tiên cho chìa vôi, tầm gửi và cỏ xước vào nồi cùng với 2 lít đun sôi. Tiếp theo cho lá lốt và dền gai vào đun tiếp. Đun khoảng 5 phút thì tắt bếp, uống khi còn ấm, có thể uống như nước lọc hàng ngày.

7. Cách chữa vôi hóa cột sống bằng rượu ớt cay

Ớt cay có tính nóng, vị cay, có tác dụng giảm đau, hỗ trợ điều trị các chứng đau khớp trong đó có vôi hóa cột sống. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một nắm ớt tươi rửa sạch, cho lên chảo đảo đều cho nóng cùng với một chút rượu rồi bỏ vào một chiếc khăn sạch rồi chườm lên vùng bị đau, đến sáng hôm sau bỏ thuốc ra. Mỗi ngày thực hiện một lần sẽ giúp chữa bệnh vôi hóa cột sống hiệu quả.

Cách chữa vôi hóa cột sống theo dân gian
Lạ tai cách chữa vôi hóa cột sống bằng rượu ớt cay

Ngoài cách làm trên bạn cũng có thể dùng ớt ngâm với rượu, uống rượu ớt không chỉ giúp hỗ trợ điều trị vôi hóa cột sống mà còn tốt cho người bệnh tiểu đường, tăng sức đề kháng, giúp giảm cân, giảm nguy cơ ung thư dạ dày, tiền liệt tuyến. Tuy nhiên chỉ nên uống với một liều lượng phù hợp và những người mắc bệnh loét dạ dày mạn tính, viêm thực quản thì không nên ăn ớt.

8. Rượu gừng chữa vôi hóa khớp hiệu quả

Gừng có vị cay, tính ấm, ngoài tác dụng tăng cường khả năng lưu thông máu, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt, gừng có chứa thành phần chính là gingerol có tác dụng chống viêm và giảm đau nên có tác dụng chữa các bệnh viêm khớp hiệu quả, trong đó có vôi hóa khớp.

Cách điều trị vôi hóa cột sống
Điều trị vôi hóa cột sống bằng xoa bóp rượu gừng

✽ Nguyên liệu:

  • Vài củ gừng tươi
  • Rượu trắng 40-45 độ là tốt nhất.

✽ Thực hiện: Gừng rửa sạch rồi cạo vỏ, dùng chày đập dập gừng hoặc thái gừng thành từng lát mỏng khoảng 1cm. Sau khi sơ chế bạn cho gừng vào bình thủy tinh, đổ thêm rượu và đậy nắp lại ngâm trong khoảng vài tuần là có thể dùng được. Mỗi tối bạn lấy một ít rượu gừng thoa đều lên vùng khớp bị tổn thương kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng. Thực hiện kiên trì mỗi ngày để có công dụng cao nhất.

9. Chữa vôi hóa khớp bằng rượu tỏi

Tỏi có vị cay, tính ôn, giúp thanh nhiệt, tiêu đờm, chữa mụn nhọt, đặc biệt tỏi còn được xem là một thần dược tự nhiên có công dụng giảm đau xương khớp. Bạn có thể dùng tỏi để chữa đau khớp bằng cách ngâm rượu.

Cách điều trị vôi hóa cột sống
Điều trị vôi hóa khớp bằng rượu tỏi

✽ Nguyên liệu:

  • 50g tỏi trắng bóc sạch vỏ.
  • 100ml rượu trắng 40 độ.
  • Bình thủy tinh có nắp đậy.

✽ Cách làm: Tỏi sau khi bóc vỏ đem thái thành từng lát mỏng, cho tỏi vào bình ngâm với rượu trong khoảng 7-10 ngày. Mỗi ngày bạn lấy một ít rượu tỏi xoa bóp vùng đau nhức xương khớp vài lần để giúp giảm các triệu chứng bệnh. Ngoài xoa bóp bạn có thể dùng rượu tỏi để uống, mỗi lần chỉ nên uống một thìa cà phê là đủ.

10. Rượu chuối hột chữa vôi hóa khớp

Không chỉ có tác dụng làm thực phẩm, chữa chứng đau dạ dày, sỏi thận, tiểu đường, mà uống rượu chuối hột mỗi ngày còn giúp thuyên giảm các triệu chứng vôi hóa khớp, đau khớp, viêm khớp hiệu quả.

✽ Nguyên liệu:

  • 2kg quả chuối hột xanh hoặc chín.
  • 4 lít rượu trắng khoảng 35-40 độ không cồn.
  • Bình ngâm rượu thủy tinh có nắp đậy.
Rượu chuối hột chữa vôi hóa khớp
Chữa vôi hóa khớp chỉ với rượu chuối hột tại nhà

✽ Cách làm: Chuối hột xanh hoặc chính rửa sách, để ráo nước rồi thái thành từng lát mỏng sau đó phơi khô (bạn có thể sao khô). Sau khi phơi bạn cho vào bình và đổ rượu trắng vào, đậy nắp thật kín. Để khoảng 2 tháng  là có thể dùng được.

✽ Cách dùng: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống khoảng 15ml, nên uống trước khi ăn. Người bệnh cũng không nên uống quá nhiều một lúc vì sẽ không tốt cho sức khỏe và không đem lại hiệu quả điều trị bệnh.

B. Chữa bệnh vôi hóa cột sống theo Tây y

Chữa bệnh vôi hóa cột sống theo Tây y thường là sử dụng thuốc, thực hiện các bài tập vật lý trị liệu, những trường hợp nặng có thể được chỉ định phẫu thuật. Các phương pháp cụ thể như sau:

✽ Điều trị nội khoa:

– Điều trị nội khoa bằng cách sử dụng thuốc giảm đau theo bậc thang giảm đau của WHO:

Bậc 1: Thuốc Paracetamol.

Bậc 2: Sử dụng Paracetamol kết hợp với codein hoặc tramadol.

Bậc 3: Opiat và các dẫn xuất của opiat.

Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này cần có sự hướng dẫn của bác sĩ, vì nếu lạm dụng hoặc dùng không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và chức năng gan.

Chữa bệnh vôi hóa cột sống theo Tây y
Sử dụng thuốc Tây chữa bệnh vôi hóa cột sống
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Những loại thuốc trong nhóm chống viêm không steroid có cơ chế và tác dụng tương tự nhau. Vì vậy, tuyệt đối không được phối hợp các thuốc này với nhau vì không những không khỏi bệnh mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tim mạch, dạ dày,
  • Thuốc giãn cơ: Loại thuốc này bao gồm các loại như Myonal, Mydocalm, thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau cho bệnh nhân khá hiệu quả. Tuy nhiên, khi dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Thuốc có tác dụng chậm: Những thuốc này bao gồm Chondroitin, Glucosamin, Artrodar là những thuốc điều trị có tác dụng chậm, bệnh nhân cần sử dụng lâu dài mới đem lại hiệu quả.
  • Còn đối với những trường hợp bệnh nhân bị đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm Hydrocortisol acetat ngoài màng cứng.

– Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu chữa bệnh vôi hóa cột sống bao gồm các phương pháp như xoa bóp, chườm nóng, thực hiện các bài tập thể dục, liệu pháp suối khoáng, kéo dãn, châm cứu, chiếu hồng ngoại. Tuy nhiên, 2 phương pháp đơn giản và được nhiều người áp dụng và đưa lại hiệu quả cao nhất đó là:

– Bấm huyệt: Phương pháp này có công dụng lưu thông khí huyết trong cơ thể, một số huyệt cần thực hiện để chữa vôi hóa cột sống đó là:

  • Huyệt kiên tỉnh: Dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa bấm huyệt kiên tỉnh giữa phần vai và gáy cổ từ 1-2 phút.
Huyệt Kiên Tỉnh
Bấm huyệt kiên tỉnh chữa vôi hóa cột sống
  • Huyệt phong trì: Đặt 2 ngón tay vào 2 huyệt và 4 ngón kia ôm lấy phần đầu, dùng lực vừa phải bấm vào huyệt từ 1-2 phút sao cho có cảm giác tức nóng là được.
Huyệt phong trì
Bấm huyệt phong trì chữa vôi hóa cột sống
  • Huyệt hậu khê: Dùng ngón tay cái bấm huyệt bên đối diện và ngược lại từ 1-2 phút.
Huyệt hậu khê
Bấm huyệt hậu khê chữa vôi hóa cột sống

– Massage cổ: Động tác massage cổ có tác dụng làm giảm đau, giảm các triệu chứng tê nhức do bệnh gây ra. Đồng thời mang lại cho người bệnh cảm giác thư giãn, thoải mái tuyệt vời. Một số bài tập massage đơn giản mà bạn có thể áp dụng như sau:

  • Lấy bàn tay phải chà xát cổ trái từ trên xuống và thực hiện ngược lại, mỗi bên thực hiện khoảng 15 lần.
  • Dùng hai bàn tay đen chéo nhau và ôm vào sau gáy keo qua keo lại khoảng 10 lần.
  • Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ véo các gân ở dưới nách bên đối diện và ngược lại cho đến khi cơ thể có cảm giác tê tức truyền xuống tận ngón tay là được.
  • Bạn cúi đầu về phía trước, vắt bàn tay cùng bên ra phía sau và thực hiện chà xát nhẹ nhàng trên xuống dưới lên khoảng 10-15 lần.
  • Cúi đầu về phía trước, dùng bàn tay bóp các cơ cổ từ trên xuống khoảng 10-15 lần.

✽ Điều trị ngoại khoa:

Khi áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa không còn mang lại hiệu quả đối với các bệnh nhân trượt đốt sống, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống với các dấu hiệu thần kinh tiến triển nặng nề thì bệnh nhân sẽ được các chỉ định điều trị ngoại khoa. Điều trị ngoại khoa tức là áp dụng phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh.

– Phẫu thuật: Phương pháp này được tiến hành để cắt bỏ gai cột sống hình thành do vôi hóa cột sống, đồng thời giải phóng những chèn ép lên các dây thần kinh. Tuy nhiên, khi tiến hành phẫu thuật cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay, vi phẫu thuật là phương pháp mới được các bác sĩ đưa vào áp dụng trong điều trị vôi hóa cột sống. Các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện phẫu thuật cắt bỏ gai xương và tháo gỡ sự chèn ép giúp điều trị bệnh nhanh khỏi và đưa bệnh nhân trở về với cuộc sống sinh hoạt bình thường.

C. Điều trị không cần dùng thuốc

Theo các chuyên gia, về lâu dài bệnh  nhân vôi hóa cột sống cần được giáo dục để thực hiện các bài tập thích hợp tại nhà, đồng thời thay đổi các tư thế làm việc không phù hợp để ngăn ngừa tiến triển bệnh nặng hơn. Người bệnh cũng cần được định hướng nghề nghiệp phù hợp với tình trạng bệnh. Ngoài ra cần kiểm tra sức khỏe cho những người thường xuyên làm việc nặng và theo dõi diễn tiến bệnh để kịp thời phát hiện và có phương pháp điều trị đúng đắn.

III. Các biện pháp phòng ngừa bệnh vôi hóa cột sống

Vôi hóa cột sống là căn bệnh về xương khớp nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng khôn lường đối với sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta nên tích cực phòng bệnh, tránh mắc phải chứng bệnh nguy hiểm này bằng cách:

Thực hiện chế độ ăn uống đúng cách giúp phòng ngừa bệnh

– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là canxi và omega-3.

– Duy trì cân nặng ở mức cố định, không nên tăng cân quá nhanh.

– Thường xuyên luyện tập bằng các bài tập vận động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng.

– Không nên khuân vác quá nặng, không nên ngồi, đứng quá lâu vô tình sẽ tạo lên áp lực cho cột sống.

– Tập luyện thể thao nhẹ nhàng tránh gây chấn thương lên vùng cột sống

Mong rằng với những biện pháp điều trị vôi hóa cột sống và cách phòng tránh bệnh ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh và đưa ra các biện pháp phòng và điều trị phù hợp. Chúc bạn sức khỏe!

➥ Bạn nên xem ngay: Chữa bệnh gai đôi cột sống cổ thắt lưng bằng thuốc nam gia truyền

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 13:37 - 13/12/2018

Bình luận

  1. Nặc danh Trả lời

    Hien nay toi bi voi hoa cot song 2 dot vung that lung, khi tro troi hoac lam viec nang nogay cho toi rat dau va kho di lai. Vay hay huong dan thuoc va cach dieu tri

    1. Hưng Quang

      bệnh này như tôi chạy chữa ở bệnh viện mãi mà không ăn thua gì hết cứ đỡ được vài ngày dừng không uống thuốc là lại bị đau nhức lại . sau cũng may có anh bạn cùng tổ dân phố chỉ cho chuyển qua điều trị bằng bài thuốc nam của dòng họ Đỗ Minh gần 5 tháng liên tục hết đau hẳn rồi đó , mới đầu cũng no dừng thuốc bị đau lại nhưng đến nay là 8 tháng rồi mà vẫn chưa thấy hiện tượng gì gọi là bị đau lại hết đấy ,
      http://www.chuyenkhoaxuongkhop.net/benh-thoai-hoa-dot-song-co-cot-song-lung.html

    2. Hùng

      anh hưng cho tôi xin địa chỉ hoặc sđt chỗ anh điều trị với nhé tôi cũng điều trị đông tây đủ cả rồi nhưng vẫn đau nhức triền miên ?

    3. Hưng Quang

      địa chỉ và số điện thoại đây nhé cả nhé bệnh này như kinh nghiệm của tôi thì chỉ có điều trị thuốc nam chấp nhận điều trị kiên chì thi mới có hi vọng thôi chứ anh thuốc tây chỉ được cái giảm đau nhanh đó nhưng mà cứ rời anh ấy ra là bị lại liền tôi 2 năm trời triền miên như vậy sau chuyển qua thuốc của dòng họ Đỗ Minh mới rất điểm được đấy . gặp bác sĩ Đỗ Minh Tuấn nhé cả nhà .
      địa chỉ : số 37A Ngõ 97 Văn Cao – Ba Đình – Hà Nội
      số điện thoại : 0963 302 349 – 024 62 536 649

      >>> https://dominhduong.com/

  2. Buihaidu Trả lời

    Vo toi bi voi cot song.vay xin hoi bac si nhung thuc an nao co loi va nhung thuc an co hai.che do lam viec va nghi nghoi nhu the nao

  3. Ngo thi mai Trả lời

    Tu luc sinh em be dc 10thang thi Toi bi dau vung cot song lung.voi tu the dang nam ma ngoi day thi dau.vay toi co phai bi thoai hoa cot song khong?ai biet giup toi voi ak.cam on

  4. Truong anh hiep Trả lời

    Toi di kham bác si noi tôi bi voi hoa xuong mo ác ( trên tran một xiu ) nay toi đau đau nhieu và hay met , xin hoi huong điêu tri và su dung thuoc gì. Xin cam on

  5. Liên Trả lời

    Tôi thấy đau cột sốg trên thắt lưng. Thỉnh thoảng thấy mỏi đầu gối. Lấy tay tỳ vào đốt sống thấy đau. Cúi lưng đau. Vậy xin hỏi bác sỹ tôi có phải bị vôi cột sống ko ạ.
    Xin cảm ơn bs

  6. Lý Láo Hào Trả lời

    Em bị khối vôi hóa ở hạ sườn phải thì cho em hỏi Bác sĩ là điều trị như thế nào là tốt nhất ạ.
    Ẽm xin trân thành cảm ơn./.

  7. Hồ Minh Nhân Trả lời

    Xin được hỏi BS: Tôi 56 tuổi nay có hiện tượng đau hai bên cột sống lưng. Vậy đó là biểu hiện của bệnh gì ạ

  8. Lê Nhã Ý Trả lời

    Tôi năm nay 28 tuổi. đi chụp MRI, chỉ có một mục gọi là thoái hóa tạo gai từ C3–>C7. Hẹp đoạn tương ứng d=12mm. Dày dây chằng gây chèn ép khoang màng cứng.
    Kết luận: dày dây chằng dọc cổ sau từ C3–>C7 gây chèn ép khoang màng cứng. Hẹp đoạn tương ứng 12mm.
    Tôi muốn điều trị dứt điểm bệnh này. Mong bs tư vấn qua gmail

  9. Nguyễn văn cường Trả lời

    Gần đây tôi bị đau vùng thắt lưng đứng lên ngồi xuống rất đau nhất là ngủ đêm tôi fai
    dở mình liên tục, sáng dậy rất mỏi , giờ lại bị nhức tê chân bên fai. Xin bác sĩ hãy cho tôi lời tư vấn.

  10. Hà Nguyễn Trả lời

    Tôi bị vôi hóa cột sống 1 năm rồi đi bệnh viện khám và điều trị không bớt mà còn tăng thêm bệnh đau bao tử nữa, tôi bị đau nhức xương thắt lưng và cổ tay tê và mỏi, Xin bác sĩ tư vấn cho tôi điều trị bằng phương pháp gì. Tôi xin cảm ơn.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *