Đau đầu gối nhưng không sưng: nguyên nhân và cách chữa trị

Biểu hiện đau đầu gối nhưng không sưng thường xuất hiện ở người cao tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa ở giới trẻ. Do đó, tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc chữa trị.

Đau đầu gối nhưng không sưng - đau đầu gối không sưng

Rất khó để có thể xác định chính xác tình trạng đau đầu gối do nguyên nhân nào gây ra nếu không có bất kỳ dấu hiệu nhận biết thêm.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp gặp phải tình trạng đau nhức đầu gối một cách bất thường nhưng không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác, chẳng hạn như sưng tấy. Và cơn đau không những khiến người bệnh cảm thấy khó chịu mà còn gây ảnh hưởng đến khả năng vận động cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Đau đầu gối nhưng không sưng nguyên nhân do đâu?

Theo các chuyên gia xương khớp cho biết, thật sự khó có thể giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ đau đầu gối nhưng không sưng là do đâu, bởi có rất nhiều lý do gây ra bệnh lý này. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể hiểu triệu chứng này có thể bị ảnh hưởng bởi những nguyên nhân điển hình sau đây.

1/ Đau đầu gối nhưng không sưng có thể bị gout

Theo một số tài liệu thống kê, bệnh gout đang là một trong những bệnh lý về xương khớp khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Bệnh thường xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể và tập trung chủ yếu ở các khớp xương, đặc biệt là xương ngón tay, xương ngón chân, gót chân hoặc đầu gối,…

Trong đó, đầu gối là một trong những khớp hoạt động khá thường xuyên nên dễ bị ảnh hưởng bởi gout. Và hầu hết các trường hợp bị gout ở mức độ nặng thường sẽ xuất hiện các triệu chứng đau nhức đầu gối và sưng tấy xung quanh khớp gối. Tuy nhiên, có một số trường hợp bệnh gout chỉ mới hình thành và phát triển, người bệnh chỉ cảm thấy cơn đau nhức xuất hiện ngay tại vị trí gối nhưng không gây sưng.

2/ Gối bị viêm gân

Đau đầu gối nhưng không sưng do gối bị viêm gân
Sưng đau đầu gối

Đây là một trong những nguyên nhân gây đau đầu gối nhưng không sưng. Các gân bị viêm ở khớp gối thường là gân bánh chè, gân cơ tứ đầu đùi hay còn gọi là viêm gân cơ tứ đầu và viêm gân cơ chân ngỗng (trường hợp này rất hiếm khi xảy ra). Một khi gân bị viêm dẫn đến hiện tượng các bó gân nhỏ ở trong gân bị đứt một phần và gây sưng đau đầu gối.

Tuy nhiên, khi gân mới bị viêm, các bộ phận lân cận xung quanh khớp gối (dây chằng đầu gối, các bộ phận của cơ thể có dây chằng) bị ảnh hưởng và gây đau nhức đầu gối nhưng không gây sưng. Cơn đau thường tập trung lại một chỗ và đau có tính chất chu kỳ. Ban đầu cơn đau có thể diễn ra liên tục nhưng sau đó giảm và rồi lại tăng dần lên. Trường hợp gối bị viêm gân có thể là do bệnh viêm khớp gây ra hoặc cũng có thể do người bệnh hoạt động nhiều và lặp đi lặp lại.

3/ Lao khớp gối

Lao khớp gối là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp gối nhưng không sưng. Bệnh lao khớp gối thường tập trung chủ yếu ở lứa tuổi 16 đến 45 tuổi và bệnh chiếm tỷ lệ 10 – 15% tổng số các bệnh lý về xương khớp. Căn bệnh này được các chuyên gia đánh giá là một trong những dạng bệnh lao nguy hiểm. Do đó, nếu người bệnh không tiến hành điều trị kịp thời, đúng lúc, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng gây tàn phá nặng nề tới các xương khớp bị lao.

4/ Viêm bao dịch hoạt

Các chuyên gia xương khớp cho hay, một số trường hợp đau đầu gối nhưng không sưng là do túi hoạt dịch bị viêm. Chính vì vậy, một khi vấn đề này xảy ra, khớp gối không được bôi trơn dẫn đến hiện tượng co cứng khớp và gây đau nhức nhưng không có bất cứ dấu hiệu sưng tấy nào. Cơn đau khớp gối do viêm bao hoạt dịch gây ra thường diễn ra nặng hơn khi bạn ấn vào hoặc di chuyển nhiều.

5/ Viêm khớp gối

Viêm khớp gối xảy ra là do lớp sụn giữa hai khớp xương đầu gối bị bào mòn và dần dần mất đi theo thời gian, dẫn đến hiện tượng vỡ sụn. Chính vì lý do này, khi người bệnh vận động hai đầu khớp xương sẽ va chạm vào nhau và gây gai khớp gối. Do đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức xung quanh đầu gối nhưng không có biểu hiện sưng.

Cách phòng và điều trị đau đầu gối nhưng không sưng

Đau nhức đầu gối nhưng không sưng thường không quá nguy hiểm và gây tổn thương đến tính mạng. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên biết cách điều trị và phòng ngừa để ngăn ngừa bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu.

1/ Về cách điều trị bệnh

Điều trị đau đầu gối nhưng không sưng

Để điều trị bệnh mang lại kết quả cao, người bệnh nên tiến hành thăm khám khi có dấu hiệu đau đầu gối nhưng không sưng xảy ra. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị bệnh phù hợp với tình trạng bệnh cũng như yếu tố cơ địa của mỗi người.

Thông thường, thuốc giảm đau và thuốc chống viêm là hai loại thuốc được bác sĩ chỉ định dùng giúp giảm đau nhức cho người bệnh. Bên cạnh đó, các liệu pháp bảo tồn như vật lý trị liệu, massage mô,… sẽ được bác sĩ áp dụng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng một số phương pháp dân gian chữa đau khớp gối ở mức độ nhẹ hoặc trung bình như giảm đau đầu gối bằng lá ngải cứu, trái nhàu,…

2/ Về cách giảm đau và phòng tránh bệnh

Một số cách sau đây sẽ giúp người bệnh giảm đau và phòng tránh đau khớp gối hiệu quả.

#1. Nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng

Sau một khoảng thời gian hoạt động liên tục, nghỉ ngơi chính là cách tốt nhất giúp khớp gối hồi phục lại chức năng ban đầu. Bên cạnh đó, nghỉ ngơi còn giúp khớp gối giảm bớt căng thẳng và giúp giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh cũng nên vận động nhẹ nhàng, tránh vận động hoặc lao động với cường độ cao và quá sức khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

#2. Ngủ đúng giờ, đủ giấc

Ngủ đủ giấc và đúng giờ không chỉ có lợi cho sức khỏe của người bệnh mà còn có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến hệ xương khớp. Chính vì vậy, bệnh nhân nên sắp xếp thời gian ngủ hợp lý để giúp cải thiện tình trạng đau nhức đầu gối nhưng không sưng.

#3. Duy trì cần nặng ở mức hợp lý

Duy trì cân nặng phòng tránh đau đầu gối nhưng không sưng

Chắc các bạn cũng biết rõ, cân nặng chính là một trong những nguyên nhân khiến khớp gối bị căng thẳng dẫn đến đau nhức. Do đó, để giảm thiểu tình trạng đau nhức khớp gối nhưng không sưng, người bệnh tốt nhất nên duy trì cân nặng ở mức ổn định, không nên gầy quá và cũng không nên quá béo. Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân, các bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để cải thiện cân nặng.

#4. Chế độ ăn uống

Thực phẩm là một trong những nhân tố góp phần giúp nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ cải thiện bệnh. Bên cạnh đó, chúng cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh trở nên phức tạp hơn. Vì vậy, thay vì thường xuyên ăn những thực phẩm không có lợi, người bệnh nên bổ sung đầy đủ các dưỡng vitamin như vitamin D, C và khoáng chất canxi, phospho,… Bên cạnh đó, những loại thực phẩm như rau cải xoăn, rau bina,… có chứa nhiều hàm lượng vitamin K giúp bảo vệ xương khớp cũng cần được thêm vào thực đơn ăn hàng ngày.

#5. Thay đổi lối sống khoa học

Thuốc lá có chứa vô vàn chất độc hại gây ảnh hưởng xấu đế hệ xương. Do đó, loại bỏ thuốc lá ra khỏi danh sách sử dụng hàng ngày sẽ giúp bệnh nhanh chóng hồi phục. Mặt khác, người bệnh nên đầu tư cho bản thân một đôi giày thể thao chất lượng, hạn chế mang giày cao gót.

Bệnh lý đau đầu gối nhưng không sưng hiện nay khá phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người bệnh thường ngại đi khám khiến bệnh chuyển nặng và gây khó khăn trong việc điều trị. Vì thế, nếu cơn đau xuất hiện mà bản thân không biết bệnh gì, các bạn nên thăm khám để được chẩn đoán và điều trị.

BTV: Nam Phong

→ Tìm hiểu ngay:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 11:18 - 16/07/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *