Loãng xương sau mãn kinh có thể phòng ngừa và điều trị một cách hiệu quả

Bệnh loãng xương sau mãn kinh là tình trạng xương bị suy yếu, mỏng dần theo thời gian khiến chúng bị giòn và rất dễ gãy.

I/ Loãng xương sau mãn kinh và những điều cần biết

Loãng xương là một căn bệnh về suy yếu xương và làm tăng nguy cơ gãy xương. Theo thống kê của Hoa Kỳ, mỗi năm có đến 1,5 triệu người bị gãy xương do loãng xương, trong đó phần lớn xảy ra ở phụ nữ sau mãn kinh.

Loãng xương sau mãn kinh

1/ Nguyên nhân gây loãng xương sau mãn kinh

Theo các chuyên gia, có một mối quan hệ mật thiết giữa yếu tố nội tiết, đặc biệt hormone estrogen với mật độ xương. Thông thường, khối lượng xương đạt đỉnh xung quanh độ tuổi từ 25 – 30 tuổi, khi đó, hệ xương đã dừng phát triển, xương chắc khỏe và có mật độ xương cao nhất. Lúc này hormone estrogen có vai trò quan trọng trong việc duy trì độ săn chắc của xương.

Tuy nhiên, khi phụ nữ bước sang giai đoạn mãn kinh, nhất là từ 45 tuổi trở về sau, hàm lượng estrogen bị suy giảm khiến xương bị suy yếu. Và nếu đỉnh khối lượng của xương trước thời kỳ mãn kinh thấp hơn tiêu chuẩn quy định, xương sẽ bị mất đi nhiều hơn trong giai đoạn mãn kinh dẫn đến hiện tượng loãng xương và dễ gãy, đặc biệt là xương hông và cột sống.

2/ Triệu chứng của loãng xương sau mãn kinh

Có thể nói loãng xương sau mãn kinh là một trong những căn bệnh “thầm lặng”. Bởi ban đầu bệnh xuất hiện, người bệnh không cảm nhận được bất kỳ triệu chứng đau nhức nào cho đến khi mật độ xương bị mất đến 35%. Khi đó, một số dấu hiệu xuất hiện rõ ràng khiến bệnh nhân cần lưu ý như xương yếu đến nỗi căng thẳng đột ngột kèm theo chứng sưng. Đặc biệt, nguy hiểm hơn là người bệnh rất dễ bị gãy xương, nhất là xương cột sống và hông.

II/ Điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Loãng xương sau mãn kinh thường gây ra hậu quả khá nặng nề đó là gãy xương. Và kèm theo tình trạng này là các biến chứng nguy hiểm khác kèm theo như viêm phổi hoặc viêm đường tiết niệu,… Do đó, để kiểm soát và làm chậm tốc độ loãng xương sau mãn kinh, phương pháp điều trị được thiết lập như sau

1/ Điều trị loãng xương sau mãn kinh bằng thuốc

Một số loại thuốc sau đây đã được chứng minh giúp làm giảm nguy cơ loãng xương và cải thiện tình trạng mật độ xương.

Thuốc alendronate (Fosamax, Binosto), zoledronic Acid-Water (Zometa, Reclast) và risedronate (Atevia, Actonel), ibandronate (Boniva), reloxifene (Evista),… Cụ thể:

Điều trị loãng xương sau mãn kinh bằng thuốc

  • Reloxifene (Evista): Thuốc này là một trong những chất điều biến thụ thể estrogen và có tác dụng giống như hormon này. Chính vì vậy, nó được sử dụng để phòng ngừa và điều trị loãng xương, đồng thời, giảm thiểu khả năng mất xương ở cột sống, hông và các bộ phận khác. Theo nghiên cứu đã chỉ ra, nhóm thuốc này có thể làm giảm tỷ lệ gãy xương lên đến 30 – 50%.
  • Abaloparatide (Tymlos) và Teriparatide (Forteo): Hai loại thuốc này cũng có tính chất giống hormone, chúng có tác dụng làm tăng mật độ khoáng xương và giúp tái tạo xương, hạn chế nguy cơ loãng xương. Hai loại thuốc này được dùng theo đường tiêm.
  • Denosumab ( X, Prolia geva): Thuốc này được sử dụng theo đường tiêm và chỉ được tiêm cho những phụ nữ bị loãng xương sau mãn kinh khi áp dụng các loại thuốc khác nhưng không cho kết quả điều trị khả quan.

2/ Điều trị loãng xương mãn kinh không cần dùng thuốc

Người bệnh có thể phòng tránh và điều trị loãng xương sau mãn kinh bằng các cách sau đây là không cần dùng đến thuốc.

✪ Tập thể dục thể thao

Tập thể dục sẽ giúp làm tăng sức đề kháng của cơ thể và giúp làm tăng mật độ xương. Mặc dù các dữ liệu của các thử nghiệm ngẫu nhiên đang thiếu bằng chứng chứng minh hoạt động thể chất có tác dụng làm giảm nguy cơ gãy xương nhưng các nghiên cứu chiều dọc liên quan đến độ phân giải của chụp cắt lớp vi tính đã cho thấy tác dụng có lợi của tập thể  giúp làm giảm nguy cơ loãng xương, hạn chế hiện tượng gãy xương.

Theo các nhà nghiên cứu, các chương trình thể dục như tập yoga, các động tác tăng cường sức đối kháng giúp cơ bắp và xương khớp trở nên chắc khỏe hơn, dẻo dai hơn và làm giảm nguy cơ té ngã, đặc biệt ở người cao tuổi. Bên cạnh đó, một chế độ tập luyện thường xuyên giúp ngăn ngừa mất xương, cải thiện vấn đề loãng xương ở chị em phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh.

✪ Bổ sung canxi và vitamin D

Việc bổ sung canxi và vitamin D trong việc giúp phòng ngừa tình trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh hiện đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, trong một cuộc thử nghiệm lớn của Health Initiative (WHI), các nhà nghiên cứu đã tiến hành điều tra hơn 36.000 chị em ở tuổi mãn kinh có bổ sung 400 IU vitamin D và 1000mg canxi mỗi ngày. Và kết quả cho thấy những phụ nữ mãn kinh bổ sung vitamin D và canxi đủ liều lượng cho phép mỗi ngày thường có nguy cơ mắc bệnh loãng xương thấp hơn nhưng phụ nữ khác.

Điều trị loãng xương sau mãn kinh bằng bổ sung vitamin D

Tuy nhiên, theo thử nghiệm của The Women’s Health Initiative (WHI), những phụ nữ sử dụng canxi và vitamin D có hàm lượng cao mỗi ngày thường có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao hơn những chị em dùng giả dược khác khoảng 17%. Do đó, các chuyên gia đưa ra khuyến cáo, hầu hết chị em bị loãng xương sau mãn kinh nên sử dụng canxi có liều lượng từ 1000 đến 1500mg và hàm lượng vitamin cần thiết đó là 600 – 800 IU mỗi ngày thông qua chế độ ăn uống hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung.

Ngoài việc bổ sung vitamin D, canxi và có chế độ tập luyện, bệnh nhân nên hạn chế sử dụng bia rượu. Bởi việc sử dụng quá nhiều rượu có thể làm hỏng xương của bạn và làm tăng nguy cơ loãng xương dẫn đến gãy xương. Mặt khác, người bệnh cũng không nên hút thuốc lá, vì thuốc lá có thể làm cơ thể giảm sự sản sinh hormone estrogen, không giúp bảo vệ xương mà còn giảm mật độ khoáng chất trong xương gây loãng xương.

Loãng xương sau mãn kinh thường rất khó phát hiện, do đó, người bệnh hãy thông báo sớm cho bác sĩ phụ trách nếu cơ thể có những dấu hiệu bất thường. Bên cạnh đó, khi bước sang tuổi mãn kinh, các bạn nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng tốt cho xương khớp, đặc biệt nên tiến hành đo mật độ khoáng chất trong xương thường xuyên. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra các biện pháp điều trị và phòng ngừa kịp thời, giúp làm chậm tốc độ loãng xương.

BTV: Hạ Vũ

→ Có thể bạn quan tâm:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 10:58 - 16/10/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *