Biểu hiện của người bị bệnh Gout (Gút) – cần phát hiện sớm

Biểu hiện của người bị bệnh gout cần phải sớm phát hiện. Bởi căn bệnh này là một dạng của bệnh viêm khớp và bệnh xảy ra do acid uric tăng quá nhiều trong máu. Do đó,nếu không nhận biết và điều trị sớm, bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ xương khớp.

Bệnh gout là một trong những căn bệnh viêm khớp khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào và thường không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, theo một số báo cáo, tỷ lệ mắc bệnh gout ở nam giới thường cao hơn ở nữ giới và độ tuổi mắc phải căn bệnh này khoảng 35 tuổi trở lên.

Biểu hiện của người bị bệnh Gout (Gút)

Một trong những vấn đề đáng quan ngại hiện nay đó là bệnh gout ngày càng tăng nhanh và không có xu hướng ngưng nhưng tỷ lệ người biết được dấu hiệu lâm sàng của bệnh diễn ra như thế nào lại chiếm con số ít. Điều này có thể thấy, người bệnh rất thờ ơ với chính sức khỏe của bản thân. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên sớm tìm hiểu biểu hiện của người bị bệnh gout để có thể sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh trường hợp bệnh chuyển năng gây khó khăn trong việc chữa trị.

Biểu hiện của người bị bệnh Gout (gút)

Bệnh Gout thường xảy ra một cách đột ngột, bệnh nhân chỉ có cảm giác đau nhức dữ dội ở vùng khớp như khớp ngón tay, ngón chân,… Do đó, theo các chuyên gia xương khớp, không khó để nhận biết dấu hiệu của gout nhưng nếu bệnh nhân không thực sự để ý, rất khó có thể phát hiện bệnh sớm. Sau đây là một số biểu hiện của người bị bệnh gout.

1/ Đau nhức ở các khớp

Đau nhức khớp xương là một trong biểu hiện của người bị bệnh gout. Người bệnh sẽ không thể tránh khỏi những cơn đau nhức ập đến một cách nhanh chóng, đột ngột. Cơn đau thường kéo dài và khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như chất lượng đời sống và sinh hoạt của người bệnh. Người bệnh thường cảm thấy đau nhức tập trung tại một khớp kéo dài vài giờ rồi sau đó giảm dần.

Thông thường, cơn đau sẽ giảm nên người bệnh thường lơ là trong việc khám và chữa bệnh. Chính lý do này là mối nguy khiến bệnh không được điều trị sớm dẫn đến tình trạng bệnh chuyển sang giai mãn tính. Ở giai đoạn này, cơn đau tại khớp có thể dữ dội hơn. Cơn đau không chỉ xuất hiện trong vài giờ mà còn kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, thậm chí vài tháng sau đó.

2/ Khớp bị sưng, nóng và đỏ tím – triệu chứng của bệnh gout

Biểu hiện của người bị bệnh gout
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh gout

Song song với triệu chứng đau, người bệnh còn gặp phải dấu hiệu lớp da xung quanh khớp bị bong tróc và ngứa, đặc biệt vùng da có màu đỏ tím giống như bị nhiễm trùng. Cũng gần giống như biểu hiện đau, triệu chứng khi bị gout này cũng xuất hiện đột ngột, chỉ cần sau một đêm người bệnh có thể nhận thấy ngay dấu hiệu này bằng cách quan sát bên ngoài da. Nếu người bệnh dùng tay ấn nhẹ vào vùng khớp bị sưng sẽ cảm thấy đau nhức và mềm như có mủ bên trong. Khi đó, bệnh nhân cảm thấy đi lại khó khăn nếu bị gout ở khớp chân và cầm nắm không được khi bị gout ở khớp tay.

3/ Xuất hiện hạt tophi ở các khớp

Sau một thời gian mắc bệnh, bệnh nhân sẽ nhận thấy các dấu hiệu mới nhanh chóng xuất hiện. Biểu hiện đặc trưng của gout ở giai đoạn này đó là trên các khớp hoặc xung quanh các khớp bị đau, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các cục u nổi gờ trên da. Các cục này gọi là hạt tophi và hạt này chỉ xuất hiện khi hàm lượng muối urat tích tụ trong máu tăng cao.

Sau một thời gian, các hạt tophi sẽ biến mất và hậu quả để lại đó là vùng da trên và xung quanh khớp bị gout sẽ dần dần bị bong tróc. Quá trình bong tróc để tạo da non sẽ khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Biểu hiện này chỉ ở mức độ trung bình. Nếu bệnh nhân không điều trị sớm, đến một thời điểm nhất định nào đó, hạt tophi sẽ phát triển một cách mạnh mẽ và mọc khắp các khớp như khớp cổ tay, khuỷu tay, bàn tay, bàn chân, ngón chân,… gây ra tình trạng cản trở các dưỡng chất thiết yếu đến nuôi dưỡng các khớp và gây ảnh hưởng đến quá trình vận động.

3/ Khả năng vận động bị ảnh hưởng

Tình trạng khớp bị sưng tấy và viêm nhiễm do gout gây ra chính là nguyên nhân khiến sụn khớp và bao hoạt dịch bị tổn thương nghiêm trọng. Từ đó, nếu bệnh nhân không phát hiện và chủ động chữa trị, bệnh có thể gây biến chứng xấu, ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân. Ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy đau nhức và sau thời gian ngắn nghỉ ngơi có thể đi lại được nhưng dần dần về sau, bệnh nhân sẽ rất khó khăn để có thể cử động được các khớp.

Khi gặp các biểu hiện bị bệnh gout nên làm gì?

Ngay khi nhận biết được những dấu hiệu lâm sàng của bệnh gout người bệnh nên thực hiện theo các biện pháp xử lý sau đây.

1/ Thăm khám để chẩn đoán bệnh gout

Thông thường, biểu hiện của người bị bệnh gout thường khá giống với bệnh viêm khớp thấp. Do đó, việc dựa vào các triệu chứng lâm sàng để phán đoán vẫn chưa đủ. Cho nên, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để thực hiện các thủ tục, xét nghiệm chẩn đoán bệnh nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh. Các xét nghiệm chẩn đoán gout có thể là xét nghiệm dịch khớp, xét nghiệm máu để biết được hàm lượng acid uric tồn tại trong máu và xét nghiệm chức năng thận.

Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bạn có bị gout hay không và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị, thuốc men và chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp để giúp cải thiện bệnh hiệu quả.

2/ Không dùng thuốc một cách tự ý

Làm gì khi có dấu hiệu của Gout - triệu chứng bệnh gout và cách điều trị

Khi chưa xác định được bản thân có phải bị gout hay không người bệnh không nên tự ý dùng thuốc để điều trị. Bởi sử dụng thuốc thường mang lại nhiều phản ứng ngược, chưa kể đến việc bạn sử dụng thuốc không đúng bệnh.

3/ Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Nguyên nhân gây ra gout phần lớn đều có liên quan đến vấn đề ăn uống. Do đó, nếu nghi ngờ bản thân mắc phải căn bệnh “ám ảnh” này, người bệnh nên thay đổi thói quen ăn uống ngay lập tức để ngăn ngừa bệnh chuyển biến xấu.

Bệnh gout có thể khởi phát đột ngột và khiến người bệnh bối rối, không tìm được biện pháp xử lý ngay lập tức. Tuy nhiên, việc hiểu rõ biểu hiện của người bị bệnh gout sẽ giúp người bệnh thoát khỏi tình huống bị động trong vấn đề chẩn đoán và điều trị bệnh. Do đó, nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh, điều quan trọng cần làm đầu tiên là bệnh nhân nên tiến hành khám bệnh.

BTV: Hạ Vũ

→ Xem ngay:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 16:28 - 24/09/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *