Bị trật khớp cổ tay lâu ngày phải làm sao?

Chắc hẳn, ai cũng một lần trong đời gặp phải tình trạng khó chịu do trật khớp cổ tay gây ra và có không ít kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh. Vậy cách chữa trật khớp cổ tay như thế nào hiệu quả?

Cổ tay của mỗi người đều chứa tám xương nhỏ và được gọi là thảm. Dây chằng là một trong những bộ phận giúp các khớp xương nhỏ này liên kết với nhau và giúp khớp xương có thể di chuyển. Tuy nhiên, khi dây chằng bị rách, hai hoặc nhiều xương cổ tay có thể bị đẩy ra khỏi vị trí ban đầu của chúng và gây ra hiện tượng trật khớp cổ tay. Và trật khớp cổ tay có thể do nhiều yếu tố bên ngoài tác động gây ra. Cụ thể, trật khớp cổ tay có thể là do tai nạn, do chấn thương trong quá trình chơi thể thao như bóng đá, khúc côn cầu,…

Bị trật khớp cổ tay lâu ngày phải làm sao? sửa trật khớp cổ tay
Hình ảnh trật khớp cổ tay

Nhận biết dấu hiệu trật khớp cổ tay

Một trong những triệu chứng trật khớp cổ tay điển hình nhất đó là người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau nhức mạnh ập đến ngay tại vùng cổ tay bị trật. Cảm giác này sẽ giảm dần khi bệnh nhân không hoạt động cổ tay và tăng lên khi vị trí cổ tay cử động. Đau nhức xuất hiện ngày càng nhiều, cổ tay có dấu hiệu khó cử động và không thể cằm nắm bất cứ vật nặng nào.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng sau đây:

  • Đau nhức vùng cổ tay dữ dội trong nhiều ngày.
  • Quan sát thấy vùng cổ tay bị sưng hoặc phù nề.
  • Khó hoặc không thể cử động cổ tay như trước, đặc biệt cầm nắm vật càng không dễ dàng.

Dựa vào mức độ tổn thương, trật khớp cổ tay được chia thành 3 mức độ cụ thể như sau:

  • Mức độ trật khớp cổ tay 1: Trật khớp cổ tay có thể dẫn đến tình trạng bong gân, bởi dây chằng nơi cổ tay bị giãn hoặc căng ra và có dấu hiệu sắp rách.
  • Mức độ trật khớp cổ tay 2: Đây được xem là mức độ tổn thương nghiêm trọng vượt qua mức trung bình, bởi dây chằng có đã bị xé rách, đau nhức diễn ra liên tục.
  • Đối với mức độ 3: Ở mức độ này, hiện tượng trật khớp khá tệ, dây chằng đã bị đứt hoàn toàn một hoặc một vài dây. Điều này có thể làm cho đầu xương cổ tay bị lệch khỏi vị trí ổ khớp ban đầu và gây trật khớp.

Cách chữa trật khớp cổ tay hiệu quả

Chữa trật khớp cổ tay trong thời gian sớm nhất sẽ giúp làm tăng khả năng hồi phục khớp cổ tay và hạn chế tình trạng khớp cổ tay bị tái phát trong tương lai.

1/ Điều trị trật khớp cổ tay bằng biện pháp thông thường

Người bệnh có thể điều trị trật khớp cổ tay ngay tại nhà bằng cách ngừng ngay mọi hoạt động di chuyển có liên quan đến khớp cổ tay. Việc cho khớp cổ tay bị “bất động” sẽ hạn chế tối đa sự tác động lên khớp và giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, dùng một túi chườm đá chườm lên cổ tay cũng là cách khá hay giúp làm giảm sưng tấy và cơn đau do trật khớp cổ tay gây ra.

Điều trị trật khớp cổ tay - trẻ bị trật khớp cổ tay - trật khớp bàn tay

Lưu ý:

  • Trong quá trình bất động khớp, người bệnh nên nhờ người có kĩ năng chuyên môn nắn khớp. Không tự ý nắn khớp, bởi việc làm này có thể khiến khớp bị trật trở nên nghiêm trọng hơn, tác động không nhỏ đến hệ thần kinh, dây chằng và mạch máu,…
  • Ngoài việc dùng đá chườm lên cổ tay bị trật, bệnh nhân không nên xoa hoặc massage cổ tay bằng bất cứ nguyên liệu nào khác như mật gấu, rượu, đắp muối, bởi chúng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ mạch và hệ thần kinh.

2/ Điều trị trật khớp cổ tay bằng phẫu thuật

Trong trường hợp trật khớp cổ tay mà các biện pháp điều trị thông thường không mang lại kết quả, đồng thời, xuất hiện biến chứng hoặc trật khớp cổ tay có kèm gãy tay. Khi đó, phẫu thuật sẽ được thực hiện để sớm đưa khớp cổ tay lại vị trí định vị ban đầu của nó và giúp làm lành tổn thương dây chằng.

3/ Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là giải pháp điều trị bắt buộc với mục đích thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục và đưa khớp cổ tay trở lại chức năng hoạt động thường ngày của nó. Vật lý trị liệu ở đây có thể là các bài tập sau khi trị liệu giúp khớp cổ tay linh hoạt và không bị co cứng. Hoặc cũng có thể sử dụng massage, dùng nhiệt,…

Chữa trị trật khớp cổ tay thường không quá khó nhưng để bệnh mau chóng hồi phục, người bệnh cần có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý. Bên cạnh đó, tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ trong việc tập luyện và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất, giúp cải thiện bệnh hiệu quả và nhanh chóng.

Trật khớp cổ tay bao lâu thì khỏi?

Thật khó để nói trật khớp cổ tay sẽ khỏi trong bao lâu. Bởi thời gian chữa trật khớp cổ tay thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là mức độ nghiêm trọng của khớp cổ tay. Nếu trật khớp cổ tay ở mức độ nhẹ và áp dụng các biện pháp bảo tồn để điều trị, bệnh có thể phục hồi từ hai đến ba tháng. Tuy nhiên, nếu bệnh ở mức độ nặng và cần can thiệp phẫu thuật, trật khớp cổ tay sẽ khỏi sau đó 6 tháng hoặc có thể đến 1 năm.

Do đó, để trật khớp cổ tay mau khỏi, người bệnh cần áp dụng cách sơ cứu đúng cách. Trong quá trình chờ khớp hồi phục, tránh không cầm nắm vật nặng gây ảnh hưởng đến khớp. Điều quan trọng, bệnh nhân đừng nên quên thăm khám định kỳ. Việc làm này sẽ giúp bác sĩ theo dõi bệnh tình của bạn và đưa ra hướng điều trị tích cực.

BTV: Thiên Thiên

→ Xem ngay:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 20:53 - 14/10/2018

Bình luận

  1. pham van con Trả lời

    em chào bác sĩ! xin bác sĩ cho em được phép hỏi về bệnh chật khớp cổ tay đã lâu nhưng bây giờ e đi nắn lại có được không ah! tại từ khi bị chật đến bây giơ e cứ nghĩ là đau bình thường nên k đi điều trị luôn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *