Tìm hiểu chung bệnh đau khớp ở người cao tuổi

Trong cuộc sống hàng ngày chắc hẳn chúng ta đã không quá xa lạ gì với chứng bệnh đau xương khớp ở người cao tuổi. Vì nhóm người cao tuổi tuổi từ 50 trở lên thì nguy cơ mắc phải chứng bệnh này càng cao, nhất là khi gặp phải điều kiện thời tiết thuận lợi sẽ làm nguy cơ mắc bệnh xương khớp gia tăng. Để giảm tải những tác hại khó chịu do bệnh đau nhức xương khớp mang lại thì mọi người cần chú ý hơn trong chế độ sinh hoạt và bảo vệ cơ thể. Cùng tìm hiểu một số thông tin về chứng đau nhức xương khớp ở người cao tuổi để biết cách tự phòng tránh và bảo vệ sức khỏe của mình nhé!

Nguyên nhân gây nên đau xương khớp người cao tuổi

Đã có ai đặt ra câu hỏi thắc mắc rằng vì sao đối với những người già nguy cơ mắc phải bệnh xương khớp lại cao như vây chưa? Sự thực thì theo các chuyên gia nhận thấy răng khi cơ thể về già  chức năng cũng như cấu tạo khớp đều có sự thay đổi, khớp trở nên kém linh động hơn, tế bào khớp bị thoái hóa, gân và dây chằng bị phân đoạn, đóng vôi, khô cằn, trở nên kém bền bỉ, kém co dãn, không chịu đựng được với căng lực nên dễ bị tổn thương, sụn trở nên đục màu, hóa xơ, khô nước, rạn nứt với nhiều tinh thể calcium làm khớp đau.
– Một số bệnh liên quan có thể làm người già mắc các chứng bệnh vệ khớp như: thoái hóa cột sống, thoái hóa sụn khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm dây chằng, lao cột sống hoặc ung thư cột sống …. Chính vì thế mà nhóm người có nguy cơ cao mắc phải bệnh thì khi thời tiết thay đổi, gió mùa, áp thấp nhiệt đới bất thường thì những khó chịu vùng khớp bị tổn thương xảy ra nhiều hơn.
– Do chấn thương xương khớp từ khi còn nhỏ, hoặc do béo phì, thừa cân, tật bẩm sinh, mắc các bệnh về chuyển hóa, di truyền cũng làm tăng nguy cơ ảnh hưởng tới các khớp xương. Người ta cũng thấy rằng, nếu một người lúc trẻ tuổi vì một lý do nào đó liên tục bị chấn thương ở khớp dù nhẹ , người làm việc chân tay suốt ngày khuân vác nặng nhọc đều dễ có nguy cơ bị viêm khớp, đau khớp khi tuổi cao hơn so với những người bình thường.

Triệu chứng không nên xem thường của bệnh đau khớp

Nếu như bình thường chỉ là những cơn đau nhức do mệt mỏi, va chạm thì những cơn đau sẽ tự khỏi và không bị tái lại. Tuy nhiên khi thấy những triệu chứng đau mỏi thường xuyên kèm theo một số biểu hiện như sau thì bạn nên nghĩ mình có thể đang mắc phải bệnh đau khớp ở người cao tuổi, sâu hơn thì đang gặp phải bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của xương khớp.
– Khi thấy khớp bị co cứng vào mỗi sáng sớm khi thức dậy hoặc sau một thời gian bất động không thể cử động trong một khoảng thời gian dài vài giờ đồng hồ.
–  Khi ngâm tay trong nước ấm hoặc tập co cơ khớp thì khớp có thể bớt cứng đi.
Bị đau khớp khi có những thay đổi tại khớp như viêm màng dịch, viêm dây chằng, sự tiêu hao sụn, co thắt bắp thịt.
– Có những cơn đau khớp bất thình lình khi thời tiết thay đổi, khí hậu lạnh, ẩm, đặc biệt là ở khớp đầu gối. Ban đầu khớp đau âm ỉ, vừa phải, khi tăng cử động khớp thì cơn đau càng tăng theo. Ban đêm ngủ có thể bị những cơn đau khớp hành hạ.
Hầu hết những triệu chứng không khó để nhận biết rằng mình đang mắc phải căn bệnh xương khớp bằng những triệu chứng báo hiệu sớm ở trên.

Cách phòng bệnh đau xương khớp cho người già

Vì đau khớp ở người già có thể làm ảnh hưởng tới toàn bộ sức khỏe cũng như cuộc sống của bệnh nhân. Đó là cảm giác khó chịu, đau nhức, tê buốt tại các khớp xương, và bị hành hạ nhiều về ban đêm ảnh hưởng tới giấc ngủ của người cao tuổi. Bên cạnh đó còn tác động tới tâm lý của người bệnh thông qua việc luôn cảm thấy buồn phiền, và ngại cử động dẫn tới các khớp trở nên tê cứng và ngày càng bệnh nặng thêm. Thêm vào đó, nếu không phát hiện sớm để điều trị và dự phòng thì hậu quả khó lường trước. Chính vì thế việc phòng tránh bệnh là điều cần thiết hàng đầu cần thực hiện.
– Cách phòng tránh tốt nhất đó chính là việc đi khám sức khỏe 6 tháng 1 lần, nếu không thì khi gặp phải những triệu chứng như: đau nhức khớp, người bệnh nên tới các trung tâm y tế, bệnh viện để thăm khám. Tốt nhất là chuyên khoa khớp để xác định nguyên nhân gây tổn thương khớp để có chỉ định điều trị sớm.
– Phòng tránh cơn đau: Đối với người cao tuổi khi trong thời tiết lạnh thì cần được giữ ấm cơ thể, đặc biệt là tại vị trí các khớp. Khi có dấu hiệu nhức khớp, tê, mỏi xảy ra. ở vị trí nào thì hãy làm nóng vùng xung quanh vị trí đó bằng cách thoa dầu. Như vậy sẽ làm nóng vùng xung quanh đó để cho các mạch máu giãn ra, vận chuyển máu được dễ dàng để nuôi các khớp.
– Chế độ sinh hoạt khoa học:  Ra đường cần mặc đủ ấm, cổ quàng khăn ấm, tay đi găng, chân đi tất. Về chế độ dinh dưỡng, cần có chế độ hợp lý để duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải, tránh béo phì, thừa cân và đầy đủ các vi chất cần thiết. Nên bổ sung nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng axit béo omega-3, các loại rau lá xanh và trái cây nhiều vitamin C, hạn chế các thực phẩm giầu axit béo omega-6. Hàng ngày, nên vận động nhẹ nhàng các khớp gối, cổ chân, bàn tay, ngón tay theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khớp. Cần bổ sung canxi và vitamin D theo đơn của bác sĩ khám bệnh.
Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 00:25 - 03/10/2021

Bình luận

  1. Hoàng Phong Trả lời

    Bà tôi bị mắc bệnh xương khớp của tuổi già, bà thường xuyên bị đau lưng, đau các khớp xương tay…tôi có đưa bà đi khám và được bác sĩ tư vấn ngoài các cách phòng tránh như trên, thì nên dùng sản phẩm thuốc hỗ trợ Ac Samin được bào chế từ thảo dược. Không biết có ai dùng thuốc này chưa nhỉ! có hiệu quả không ạ!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *