Thoát vị đĩa đệm có phải mổ không và khi nào nên tiến hành mổ là câu hỏi mà đại đa số bệnh nhân mắc phải căn bệnh này đều thắc mắc. Bởi hầu hết người bệnh đều lựa chọn phương pháp phẫu thuật để điều trị nhằm mục đích chấm dứt ngay cơn đau do bệnh gây ra. Vậy đâu mới là sự lựa chọn hợp lý để giải quyết vấn đề này?
Thoát vị đĩa đệm có phải mổ không?
Phẫu thuật là phương pháp được bác sĩ chỉ định để giảm cảm giác đau nhức cho bệnh nhân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mặc dù tình trạng bệnh chưa đến mức cần can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật nhưng người bệnh vẫn muốn tiến hành mổ vì muốn loại bỏ dứt điểm bệnh.
Nhưng trước khi mổ các bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng, bởi những biến chứng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm thường gây ra nhiều đau đớn. Và có nhiều trường hợp chỉ trong thời gian ngắn bệnh đã tái phát trở lại và cần mổ lại nhiều lần nhưng bệnh vẫn không được cải thiện. Để biết được mắc bệnh thoát vị đĩa đệm có phải mổ không, các số liệu sau đây sẽ giúp bạn có được đáp án chính xác nhất.
- Theo bác sĩ Paul D’Alfonso (Trung tâm chăm sóc sức khỏe thần kinh cột sống Maple Healthcare) cho biết:
“Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý khá phổ biến không chỉ đối với người Việt Nam mà còn thường gặp ở người bệnh trên nhiều nước khác nhau trên thế giới. Đối với trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh thường ưu tiên lựa chọn các phương pháp điều trị bảo tồn hoặc sử dụng thuốc đặc trị.”
“Đối với tình trạng bệnh ở mức độ nặng, khi bệnh nhân áp dụng các biện pháp điều trị thông thường nhưng không mang lại kết quả khả quan. Lúc này, phẫu thuật chính là phương án cuối cùng được bác sĩ chỉ định áp dụng. Mục đích của biện pháp này nhằm loại bỏ toàn bộ khối thoát vị gây chèn ép dây thần kinh, tủy sống và thay vào đó một đĩa đệm nhân tạo mới được làm bằng kim loại siêu bền, giúp chấm dứt tình trạng đau đớn cho người bệnh. Và nhiều bệnh nhân không muốn tiến hành phẫu thuật nhưng vẫn phải chấp nhận để thoát khỏi cơn đau.”
Tuy nhiên, trong quá trình khám và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bác sĩ Paul D’Alfonso cũng cho hay, nhiều bệnh nhân sau khi trải qua nhiều lần mổ thoát vị đĩa đệm nhưng bệnh vẫn không khỏi. Tình trạng này rất thường hay gặp phải ở những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật ở lưng như lồi đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm,… Đây được xem là một trong những điều không may mà theo y khoa gọi là ca phẫu thuật thất bại. Điều này có nghĩa là cơn đau vẫn có thể tiếp tục xuất hiện sau khi mổ, bởi trong quá trình mổ chưa loại bỏ hết được căn nguyên gây bệnh.
- Bên cạnh những nhận định của bác sĩ Paul D’Alfonso , nhìn nhận ở góc độ của bác sĩ William Welch (Trưởng khoa Giải phẫu thần kinh, Bệnh viện Pennsylvania, Mỹ) chia sẻ:
“Hầu hết tất cả các ca phẫu thoát vị đĩa đệm thành công nhưng đều không thể chữa dứt điểm bệnh 100%, nếu có thì các trường hợp này chỉ là hy hữu. Bởi trên thực tế, có nhiều trường hợp, bệnh nhân gặp phải các biến chứng sau khi mổ khá nhiều, thậm chí có người tử vong và gặp phải các vấn đề về bệnh tiểu đường, tim mạch,… Bên cạnh đó, tiến hành phẫu thuật khi chẩn đoán bệnh không đúng cũng là yếu tố mang lại nhiều nguy hiểm.”
- Cũng theo nghiên cứu của NBC News:
“Nhiều trường hợp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thường gây phản tác dụng, các cơn đau không được chấm dứt mà còn trở nên tồi tệ hơn. Theo số liệu thống kê, có 1. 450 người bệnh tiến được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh thoát vị đĩa đệm và thoái hóa đốt sống. Sau khi nhận được kết quả chẩn đoán và chỉ định điều trị của bác sĩ, một nửa trong số họ đã đồng ý phẫu thuật và nửa còn lại không. Và sau 2 năm theo dõi, chỉ có 26% trong số bệnh nhân phẫu thuật trở lại đời sống sinh hoạt và làm việc bình thường trong khi số bệnh nhân không phẫu thuật là 67%. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra nhóm bệnh nhân sau khi phẫu thuật sử dụng thuốc giảm đau nhiều hơn trước khi phẫu thuật là 41%. Từ đó, nghiên cứu đưa ra khẳng định, không phải bất kỳ trường hợp nào phẫu thuật cũng mang lại tác dụng tốt. Bởi sau mổ, người bệnh có thể cảm thấy cơn đau giảm hẳn nhưng bệnh không được giải quyết triệt để và nguy cơ tái phát trở lại thường rất cao.”
⇒ Kết luận:
Dựa vào số liệu thống kê nêu trên ta có thể đưa ra kết luận thoát vị đĩa đệm có phải mổ không? Kết luận ở đây là: Thoát vị đĩa đệm mổ hay không mổ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tiến triển của bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh,… Tuy nhiên, người bệnh không nên mổ thoát vị đĩa đệm khi bệnh đang ở mức độ nhẹ, khi các triệu chứng của bệnh chưa gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Người bệnh cũng có thể dùng thuốc hoặc các phương pháp điều trị bảo tồn như massage mô, bài tập vật lý trị liệu,… để cải thiện bệnh. Bởi việc áp dụng phẫu thuật là điều không cần thiết và thường gây tốn kém vì chi phí phẫu thuật khá đắt, đó là chưa kể đến các chi phí liên quan khác trước và sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, không phải ca phẫu thuật nào cũng mang lại kết quả điều trị hiệu quả.
Thoát vị đĩa đệm khi nào phải mổ?
Theo bác sĩ Trần Quốc Khánh (Khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức) cho biết, chỉ định phẫu thuật thoát vị đĩa đệm khi bệnh tình của người bệnh chẩn đoán ở lần đầu đang ở mức đáng báo động hoặc là bệnh nhân đã sử dụng nhiều phương pháp điều trị nhưng không mang lại kết quả điều trị tốt.
Các trường hợp cần phẫu thuật như:
- Chỉ định phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cho bệnh nhân khi bệnh đang ở mức độ nặng khiến người bệnh cảm thấy đau nhức dữ dội, nhất là vùng thắt lưng.
- Ngoài ra, phẫu thuật được áp dụng cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có kèm theo hội chứng chèn ép dây thần kinh. Bởi nếu trường hợp này không phẫu thuật, người bệnh có thể sẽ bị bại liệt và nằm một chỗ.
- Chỉ định phẫu thuật thoát vị đĩa đệm khi người bệnh đã thử điều trị nội khoa nhưng sau 5 – 6 tháng bệnh không có tiến triển tốt mà ngày càng nặng thêm.
- Bên cạnh đó, thoát vị đĩa đệm nên mổ khi khối thoát vị đĩa đệm quá lớn gây chèn ép khiến dây thần kinh bị tổn thương và gây đau nhức cho bệnh nhân. Nếu không phẫu thuật kịp thời bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng và rủi ro nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
- Ngoài ra, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật thoát vị đĩa đệm ngay đối với các trường hợp bệnh nhân có ảnh chụp thoát vị trên phim cộng hưởng từ (MRI) kèm theo các biểu hiện lâm sàng như teo cơ, đau buốt vùng xương cụt và vùng mông hoặc rối loạn bàng quang gây bí tiểu,…
Phẫu thuật là một trong những phương pháp cần thiết giúp loại bỏ đĩa đệm bị hư hỏng và giảm thiểu tác động chèn ép lên dây thần kinh. Sau đây là một số phương pháp, kỹ thuật phẫu thuật được sử dụng hiện nay:
- Phương pháp mổ hở: Đây là phương pháp phẫu thuật truyền thống được áp dụng để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Với biện pháp này, bác sĩ sẽ rạch một đường với chiều dài từ 4 – 6cm trên da của bạn để lấy khối thoát vị đĩa đệm ra ngoài. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ giúp sửa chữa các dây thần kinh bị tổn thương do chèn ép. Tuy nhiên, mổ hở cũng gây ra nhiều biến chứng sau phẫu thuật đó là chảy máu hoặc gây nhiễm trùng tại vết mổ hoặc dây thần kinh,…
- Phương pháp mổ nội soi: Phương pháp này thường mang lại nhiều ưu điểm hơn so với mổ truyền thống, đặc biệt là thời gian hồi phục bệnh thường khá nhanh. Và mổ nội soi thường được áp dụng với một số trường hợp như thoát vị đĩa đệm ngoài lỗ hay có lỗ liên hợp,…
- Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm vi phẫu: Phương pháp này được thực hiện thông qua các vết cắt giữa đường lưng, giúp loại bỏ đĩa đệm hư và giải phóng các rễ dây thần kinh bị đĩa đệm chèn ép.
Việc quyết định thoát vị đĩa đệm có phải mổ không còn phụ thuộc vào nhiều tiêu chí khác nhau. Do đó, người bệnh nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định thoát vị đĩa đệm mổ hay không mổ. Nếu không được bác sĩ chỉ định phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, tốt nhất bệnh nhân không nên can thiệp bằng phương pháp này, bởi các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau phẫu thuật.
BTV: Hạ Thiên
➥ Bạn hãy xem ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!