Có phải bạn đang có ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm sắp tới hoặc bạn đã phẫu thuật xong và đang rất muốn biết sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì để hỗ trợ bệnh phục hồi nhanh hơn?
Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm xong, chắc hẳn cảm giác đau đớn vẫn còn diễn ra và khiến người bệnh khó chịu. Vì vậy, bổ sung thực phẩm phù hợp sẽ giúp chữa lành bệnh nhanh hơn và giảm thiểu tình trạng sưng tấy, viêm hoặc bầm thường đi kèm phẫu thuật. Một số loại thực phẩm giúp giảm thiểu các tình trạng khó chịu xảy ra ở đường tiêu hóa do thuốc kháng sinh gây ra. Chưa kể đến, thực phẩm có thể giúp thúc đẩy quá trình tái tạo, cung cấp năng lượng cần thiết giúp người bệnh trở lại với các thói quen sinh hoạt thường ngày trong thời gian sớm nhất.
Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Trong những tuần đầu sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, đây là thời gian cột sống, đĩa đệm và toàn bộ cơ thể cần trải qua quá trình phục hồi. Thông thường, thời gian này sự hồi phục thường tiến triển chậm nhưng sau khi người bệnh có thể ăn uống bình thường. Chế độ ăn uống đảm bảo chất lượng sẽ giúp đảm bảo quá trình hồi phục bệnh diễn ra nhanh hơn. Một số loại thực phẩm người bệnh sau khi mổ thoát vị nên ăn để giúp bệnh mau chóng bình phục.
1/ Thực phẩm giàu protein (chất đạm)
Protein không chỉ là thực phẩm thiết yếu cần thiết cho bệnh nhân mổ thoát vị đĩa đệm mà còn là nguyên liệu thiết yếu của hầu hết mọi người. Người bệnh sau khi mô thoát vị đĩa đệm nên bổ sung thực phẩm giàu protein vào khẩu phần ăn hàng ngày. Bởi đạm đóng vai trò quan trọng trong việc đan mô lại với nhau, giúp rút ngắn thời gian hồi phục bệnh khá hiệu quả.
Bình thường, cơ thể mỗi người chỉ cần tiêu thụ hàm lượng protein điển hình là 0,8g cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, nhu cầu protein thường tăng cao từ 1,5g đến 2g cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ như nếu bạn nặng 68kg, lượng protein bạn cần nằm trong khoảng 54,4g protein và sau khi phẫu thuật lượng protein cần cung cấp là 102g đến 136g mỗi ngày. Các bạn nên chia khẩu phần protein thành ba bữa ăn với 25 – 30g và hai bữa ăn nhẹ 14 – 23g để đảm bảo cung cấp protein cả ngày cho cơ thể.
Protein thường tập trung nhiều trong các loại thực phẩm như trứng, cá, các loại đậu, gà đỏ, thịt đỏ,… Các bạn nên ăn phân bổ protein từ nhiều nguồn khác nhau như thế mới mang lại kết quả điều trị hiệu quả nhất.
2. Thực phẩm lên men chứa hệ vi sinh vật có lợi
Đối với người bệnh mổ thoát vị đĩa đệm việc bổ sung thực phẩm chứa nhiều vi sinh vật có lợi là điều cần thiết không chỉ giúp cải thiện bệnh hiệu quả mà còn giúp giảm các triệu chứng táo bón. Bởi sau khi mổ, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ dùng thuốc kháng sinh hoặc giảm đau để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng xảy ra sau đó. Chính vì việc bổ sung kháng sinh dẫn đến tình trạng kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn xấu và cũng phân hủy vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa. Do đó, các triệu chứng táo bón hoặc khó chịu xảy ra trong đường ruột là không thể tránh khỏi.
Một khi đường tiêu hóa bị ảnh hưởng khả năng chuyển hóa và hấp thu thức ăn sẽ bị trì trệ dẫn đến cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất gây cản trở quá trình hồi phục bệnh. Cho nên, người bệnh cần bổ sung thực phẩm chứa nhiều hệ khuẩn có lợi như probiotic thường chứa nhiều trong sữa chua.
3/ Thực phẩm giàu khoáng chất
Để hồi phục sức khỏe xương khớp việc bổ sung đầy đủ khoáng chất trong thực đơn hàng ngày là việc nên làm thường được các chuyên gia xương khớp khuyến cáo sử dụng. Đặc biệt, ngoài tăng cường kali, omega – 3, người bệnh nên bổ sung hàm lượng canxi nhiều hơn mức bình thường cho cơ thể sau khi mổ thoát vị đĩa đệm. Bởi canxi giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương và giúp xương chắc khỏe hơn.
Các loại thực phẩm chứa lượng canxi dồi dào đó là sữa, các chế phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát, yaourt,.. thủy hải sản hoặc các loại rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, cải bó xôi,… Theo ban Thực Phẩm và Dinh Dưỡng khuyến nghị độ tuổi từ 19 đến 50 nên tiêu thụ hàm lượng canxi mỗi ngày là 1.000mg và người mổ thoát vị đĩa đệm hay bất cứ bệnh nào liên quan đến phẫu thuật cần bổ sung với lượng nhỉnh hơn 1.200mg, giúp quá trình hồi phục bệnh nhanh hơn.
4/ Thực phẩm chứa nhiều chất xơ
Thuốc kháng sinh, thuốc gây mê hoặc thay đổi chế độ ăn, giảm hoạt động thể chất sau khi phẫu thuật có thể là yếu tố khiến hệ tiêu hóa trục trặc và gây táo bón. Bổ sung hàm lượng chất xơ vừa đủ sẽ giúp khắc phục các biểu hiện này và giúp cơ thể hoạt động bình thường trở lại. Đối với phụ nữ hàm lượng chất xơ cần bổ sung mỗi ngày đó là từ 21 đến 25g và đàn ông là 30 đến 38g. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ như bột yến mạch, bông cải xanh, khoai tây, khoai lang, bí ngô,… Sau đây là một số ví dụ về thực phẩm có chứa 3 – 8g chất xơ trong mỗi khẩu phần ăn:
- Quả Việt Quất
- Mận
- Táo Xanh
- Quả Mâm Xôi
- Ngô
- Đậu Lăng
- Đậu Đen
- Đậu Xanh
5/ Thực phẩm giàu Vitamin
Người mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin D và K2. Bởi vitamin D giúp hấp thu và chuyển hóa canxi, giúp chuyển canxi từ ruột vào máu còn vitamin K2 giúp vận chuyển canxi từ máu vào xương, hỗ trợ tăng cường mật độ canxi, giảm thiểu tình trạng loãng xương, giúp bệnh mau hồi phục. Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D và K2 là dầu cá, hàu, gan cá, trứng, nấm, đậu phụ,…
Bên cạnh đó, việc bổ sung vitamin C cũng là cần thiết với người bệnh sau phẫu thuật. Bởi vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp tăng khả năng lành bệnh. Đồng thời, vitamin còn được xem là hoạt chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn sự hình thành gốc tự do gây hại cho xương. Mặt khác, vitamin C có khả năng hòa tan trong nước giúp liên kết chéo collagen – loại protein chứa trong cơ thể giúp làm lành các vết rách một cách tự nhiên. Một số loại thực phẩm giàu vitamin C như bông cải xanh, kiwi, trái cây thuộc họ nhà cam,… Đặc biệt, người bệnh nên sử dụng ớt chuông, bởi chúng có chứa hàm lượng vitamin C cao gấp 1.5 lần cam, quýt,…
Tuy nhiên, trước khi sử dụng canxi các bạn nên tham khảo ý bác sĩ nên sử dụng loại canxi nào trước và sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm để giúp thúc đẩy chữa lành bệnh.
Sau mổ thoát vị đĩa đệm người bệnh cần lưu ý điều gì?
Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, để thời gian hồi phục bệnh được rút ngắn và kết quả điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, người bệnh cần tuân thủ những lưu ý sau đây.
- Người bệnh nên nghỉ ngơi trên giường bệnh một tuần để vết mổ lành lại và giúp quá trình hồi phục cột sống, đĩa đệm diễn ra nhanh hơn. Thông thường, bệnh nhân thường có tâm lý nghỉ ngơi sau khi mổ xong nhưng đây có thể là sai lầm. Bởi sau khoảng thời gian nhỉ ngơi ban đầu, người bệnh cần đi lại nhẹ nhàng, giúp cơ bắp, cột sống được hoạt động, tránh tình trạng co cứng khớp, gây đau nhức.
- Trong thời gian nghỉ ngơi, không nên nằm nệm hay võng và khi nằm cần có nẹp để cố định vùng cột sống.
- Bệnh nhân không nên vận động mạnh với các động tác vặn vẹo, uốn cơ thể, tránh gây ảnh hưởng đến cột sống và tạo áp lực lên đĩa đệm.
- Tuyệt đối không nên khuân vác hay bưng bê bất kỳ đồ vật nặng nào.
- Sau thời gian khi khung xương ổn định, người bệnh nên kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu để hỗ trợ tăng cường khả năng hồi phục bệnh. Tuy nhiên, các bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để đảm bảo an toàn cho xương và sức khỏe.
Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm người bệnh nên bổ sung những loại thực phẩm nêu trên để cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp bệnh hồi phục hiệu quả.
BTV: Khả Ngân
→ Click tìm hiểu ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!