9 Nguyên nhân thoái hóa cột sống nhiều người đang mắc phải

Tuổi tác, yếu tố cơ giới hay mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp,… đều là các nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng. Căn bệnh này không chỉ gây ra nhiều bất tiện cho người già mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe giới trẻ.

Nội dung bao gồm:

I. Cảnh báo 9 nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng

II. Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?

III. Cách phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là thuật ngữ mô tả các vấn đề về bệnh lý xảy ra ở cột sống vùng thắt lưng. Đây được xem là cột sống quan trọng giúp liên kết với hệ cơ xương và nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Chính vì vậy, nếu chẳng may mắc phải căn bệnh này, người bệnh cảm thấy đau nhức ở vùng lưng và cơn đau lan rộng đến các bộ phận lận cận như đau lan đến mông, đùi hoặc chân, bàn chân,… Các triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe bệnh nhân.

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng
Các nguyên nhân gây thoái hóa cột sống, bạn cần nhận biết sớm để có biện pháp khắc phục hiệu quả.

Dựa theo nghiên cứu của khoa xương khớp thuộc các bệnh viện lớn, thoái hóa cột sống thắt lưng thường hay gặp ở những người cao tuổi, người thường xuyên ít vận động hoặc dân trí thức, văn phòng có độ tuổi trung niên từ 35 – 50 tuổi. Tuy nhiên, với môi trường sống ngày nay, tỷ lệ bệnh nhân đang mắc bệnh thoái hóa cột sống đang có khuynh hướng ngày càng trẻ hóa dần. Vậy đâu là nguyên nhân chính gây ra bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng?

I. 9 nguyên nhân thoái hóa cột sống nhiều người đang mắc phải

Khi bạn gặp phải bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề bất cập do bệnh gây ra. Vì vậy, để có thể khắc phục và phòng ngừa bệnh hiệu quả, các bạn cần biết chính xác nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống thắt lưng để sớm có biện pháp can thiệp, giúp loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Theo các chuyên gia khoa xương khớp, có rất nhiều nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng và dưới đây là các nguyên nhân điển hình nhất.

1- Làm việc sai tư thế

Chắc hẳn mọi người đều biết, tư thế sinh hoạt và làm việc thường góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến cột sống của chúng ta. Do đó, khi chúng ta làm việc và hoạt động sai tư thế có thể gây ra những bất lợi cho cột sống. Chẳng hạn như những người có thói quen đi đứng không thẳng hay thường nằm ngủ vẹo qua một bên hoặc cong lưng cúi người, ngồi học hay làm việc ở tư thế uốn cong lưng trong thời gian dài cũng chính là nguyên nhân khiến cột sống thắt lưng bị tổn thương.

Lúc này, cấu trúc cột sống thắt lưng bị thay đổi dẫn đến mô xương, dây chằng và cơ bị biến đổi và tình trạng thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn. Đặc biệt, đối với một số trường hợp, ngồi im một chỗ hoặc thường xuyên mang vác vật nặng khi khung xương chưa hoàn thành hay kéo đẩy vật nặng sai tư thế,… sẽ sớm gặp phải bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng.

2- Tuổi tác cao

Tuổi tác thường có tỷ lệ nghịch với độ săn chắc của xương. Chính vì vậy, tuổi tác càng cao thì quá trình thoái hóa diễn ra càng nhanh. Do đó, càng về già, hệ xương khớp bắt đầu suy yếu và khả năng tái tạo tế bào sụn mới cũng giảm dần dẫn đến tình trạng chức năng nâng đỡ cơ thể của hệ xương khớp yếu đi.

Tuổi tác nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng
Tuổi tác một trong những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng nổi bật

Hơn thế nữa, bao xơ của đĩa đệm cũng trở nên khô, giòn và rất dễ bị nứt. Vì thế, nhân nhầy bên trong đĩa đệm có nguy cơ thoát ra ngoài thường rất cao và gây ra hiện tượng thoát vị đĩa đệm. Chưa kể đến, phần dây chằng bao bọc quanh khớp cũng có dấu hiệu phình to và xơ cứng. Điều này đồng nghĩa với việc độ đàn hồi sẽ giảm, chất vôi lắng đọng bên trong gây chèn ép ảnh hưởng lên rễ dây thần kinh tủy sống tạo ra các cơn đau nhức âm ỉ, đặc biệt người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội xung quanh vùng thắt lưng. Vì vậy, có thể nói tuổi tác cao chính là nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng hàng đầu, đáng được quan tâm nhất hiện nay.

3- Chấn thương ở cột sống

Chấn thương ở cột sống chính là nguyên nhân thoái hóa cột sống không thể không nói đến. Chấn thương cột sống xảy ra có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra như tại nạn giao thông, chấn thương trong quá trình lao động hoặc xảy ra trong quá tham gia bất kỳ bộ môn thể thao nào đó (đá banh, bóng chuyền, trượt tuyết,…).

Một khi chấn thương cột sống xảy ra, chúng gây ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng và gây biến dạng. Lúc này, cột sống thắt lưng trở nên suy yếu và khả năng chịu lực giảm dần. Đồng thời, tại nơi bị chấn thương, tình trạng sưng tấy xảy ra có thể gây áp lực lên dây thần kinh hoặc tủy sống, khiến người bệnh cảm thấy đau nhức dữ dội.

4- Do tăng cân không kiểm soát

Trọng lượng cơ thể quá lớn (tăng cân hoặc thừa cân) là nguyên nhân thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn bình thường. Khi trọng lượng cơ thể tăng nhanh một cách đột ngột, lúc này hệ khung xương chưa phát triển kịp để thực hiện chức năng nâng đỡ cơ thể. Do đó, dẫn đến tình trạng trọng lượng cơ thể làm tăng áp lực nén lên thân đốt sống và đĩa đệm, gây thương tổn. Nếu hiện tượng này diễn ra trong thời gian dài, đốt sống sẽ bị tổn thương nặng và làm tăng khả năng mắc phải bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là rất cao.

5- Mắc các bệnh lý về xương khớp

Thoái hóa cột thắt lưng xảy ra một phần do mắc phải các bệnh lý về xương khớp. Chẳng hạn như:

  • Loãng xương

Bước sang độ tuổi 30, cơ thể dần xuất hiện các triệu chứng đau nhức liên quan đến vấn đề xương khớp, trong đó có bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Và loãng xương chính là một trong những yếu tố bệnh lý xương khớp khiến thoái hóa cột sống diễn ra nhanh hơn.

Loãng xương diễn ra do quá trình tạo xương và quá trình hủy xương bị mất cân bằng. Vì vậy, nếu bạn không bổ sung đầy đủ dưỡng chất (canxi và vitamin) cho cơ thể, hệ xương khớp của bạn sẽ mất đi độ chắc khỏe và có dấu hiệu bị yếu.

  • Dây chằng dày

Dây chằng là một trong những bộ phận giúp giữ hệ xương khớp trở nên cứng cáp và linh hoạt hơn. Tuy nhiên, nếu bộ phận này gặp sự cố, dây chằng bị tổn thương chúng có thể trở nên cứng và dày theo thời gian. Lúc này, chúng có thể lồi ra và tác động vào ống sống của bạn gây đau nhức. Nếu vấn đề này xảy ra trong thời gian dài, rất có thể bạn sẽ gánh phải các triệu chứng do bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng hành hạ. Bởi dây chằng dày được liệt kê vào một trong những nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng.

Ngoài hai bệnh lý nêu trên, dị tật xương khớp bẩm sinh, gù, vẹo cột sống cũng là nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng. Thông thường, các bệnh lý này sẽ làm thay đổi diện tích tỳ nén bình thường của cột sống thắt lưng dẫn đến biến đổi cấu trúc cột sống và tăng lực nén lên đĩa đệm. Chính sự bất thường của cấu trúc cột sống càng đẩy mạnh quá trình thoái hóa khớp vừa gây biến dạng khớp, vừa gây đau nhức và khiến người bệnh bất tiện trong việc vận động, đi lại.

6- Yếu tố di truyền

Di truyền nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng
Yếu tố di truyền – Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng

Di truyền là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng nhưng chúng chỉ chiếm phần nhỏ trong tất cả các nguyên nhân gây bệnh. Nếu gia đình bạn có người mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng thì chắc chắn một điều, khả năng mắc phải căn bệnh này ở bạn sẽ cao hơn so với những người khác. Nữ giới là đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa cột sống hơn nam giới, bởi tác động của các yếu tố tim mạch, tiểu đường, mãn kinh,…

7- Mắc các bệnh về nội tiết và rối loạn chuyển hóa

Những người thường gặp các vấn đề về bệnh lý như đái tháo đường hay phụ nữ mãn kinh, bệnh gout, bệnh nhân có vấn đề về hệ miễn dịch hoặc các vấn đề về rối loạn chuyển hóa thường có khả năng mắc phải bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng khá cao.

8- Thói quen sinh hoạt, lối sống không lành mạnh

Thói quen sinh hoạt hoặc lối sống không lành mạnh như sử dụng chất kích thích, ăn uống thiếu hụt dưỡng chất, uống quá nhiều rượu bia hoặc thói quen hút thuốc lá kèm điều kiện sống thiếu thốn,… là các tác nhân tác động xấu đến hệ xương khớp khiến xương khớp trở nên suy yếu và mất dần độ đàn hồi. Điều quan trọng, các yếu tố này lại là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng, căn bệnh khá phổ biến hiện nay.

9- Lười vận động

Hoạt động quá mức cho phép có thể thúc đẩy quá trình bào mòn và dẫn đến thoái hóa xương khớp diễn ra nhanh hơn mức bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn cứ ù lì và ít vận động, có thể bạn đang tạo điều kiện thuận lợi cho hệ xương khớp, dây chằng, xương sụn, gân,… trở nên co cứng. Bởi lười vận động dẫn đến lượng máu lưu thông đến nuôi dưỡng cột sống trở nên kém và gây co cứng cơ. Điều này đồng nghĩa với việc cột sống sẽ trở nên kém linh hoạt và nguy cơ thoái hóa cột sống lưng diễn ra nhanh hơn.

II. Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ Wade Brackenbury (người sáng lập Phòng khám ACC) cho biết, Bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh (mức độ bệnh lý) và yếu tố cơ địa của mỗi người. Nếu bệnh đang ở giai đoạn nhẹ (khởi phát), lúc này bệnh chưa gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, các biến chứng của bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng gây tác động xấu đến khả năng vận động của bệnh nhân. Cụ thể như sau:

  • Khả năng vận động bị hạn chế: Thoái hóa thắt lưng cột sống khiến người bệnh gặp không ít khó khăn trong việc vận động. Đặc biệt, khi bệnh trở nặng, cơn đau nhức do bệnh gây ra làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại và làm việc của bệnh nhân. Các hoạt động như xoay người, khom lưng, bưng vác vật hoặc vận động mạnh cũng trở nên vất vả hơn khi người bệnh thực hiện.
  • Đau nhức lan rộng: Hiện tượng này xảy ra là do đĩa đệm bị thoái hóa khiến nhân nhầy thoát ra ngoài và gây chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống. Chính vì lý do đó, dẫn đến tình trạng đau nhức lan rộng từ vùng thắt lưng đến các vị trí khác.
  • Bại liệt chi và teo cơ: Đây là biến chứng khá nguy hiểm của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Nếu bệnh không được chữa trị đúng lúc, người bệnh rất có thể bị bại liệt hoặc mất khả năng vận động.

III. Cách phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là điều mà hầu hết mọi người cần phải thực hiện, để không phải gánh chịu những triệu chứng mà bệnh gây ra. Vì vậy, để bản thân luôn khỏe và tránh mắc bệnh, các bạn nên áp dụng các biện pháp sau đây.

1- Thay đổi thói quen sinh hoạt và học tập

  • Các bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày bằng cách hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu. Bên cạnh đó, nên ngồi học và làm việc với tư thế thẳng lưng để tránh vẹo cột sống. Nếu bạn là dân văn phòng, việc thường xuyên vận động bằng các động tác như vươn vai hay đứng dậy, khoảng 30 – 60 phút mỗi lần sẽ giúp xương khớp thư giãn và cải thiện tình trạng đè nén lên cột sống vùng thắt lưng.
Phòng tránh thoái hóa cột sống thắt lưng
Các bài tập tốt cho cột sống thắt lưng của dân văn phòng
  • Đối với người lao động tay chân, không nên khuân vác vật nặng hoặc mang quá nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh trên vai để tránh gây tổn thương đến cột sống, đặc biệt cột sống thắt lưng.
  • Bên cạnh đó, việc tập thể dục thường xuyên cũng là cách giúp phòng ngừa và khắc phục bệnh thoái hóa cột sống lưng khá hiệu quả. Bởi đây là cách giúp kích thích mạch máu hoạt động tốt hơn, đồng thời,  làm tăng lưu lượng oxy và máu đến hệ xương khớp, giúp xương khớp trở nên dẻo dai và linh hoạt hơn. Hơn nữa, việc tập thể dục giúp cơ thể sản sinh hormone endorphins, giúp làm giảm căng thẳng và đau nhức trên cơ, xương khớp. Các môn thể thao như bơi lội, yoga, aerobic,… rất tốt trong việc ngăn ngừa thoái hóa cột sống.
  • Ngoài ra, các bạn nên thay đổi tư thế khi ngủ, không nên nằm ở một tư thế quá lâu và không nên nằm sấp sẽ khiến cổ bị gập và dẫn đến thoái hóa cột sống cổ.
  • Mặt khác, bạn cũng nên kiểm soát trọng lượng cơ thể và không để tăng cân quá mức. Đối với nam giới, các bạn nên hạn chế việc hút thuốc lá, bởi chất nicotine khiến cho đĩa đệm bị cản trở và dẫn đến hiện tượng không hấp thụ được dưỡng chất.

2- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

  • Một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và lành mạnh, có tính khoa học chính là cách giúp bạn ngăn chặn bệnh thoái hóa cột sống xảy ra.
  • Các bạn nên bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều vitamin D. Bởi chúng giúp việc chuyển hóa và hấp thu canxi dễ dàng hơn, giảm thiểu tình trạng loãng xương (nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng). Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin D đó là thịt, gan cá, cam, súp lơ, ngũ cốc,…
  • Ngoài ra, thực phẩm giàu vitamin E, chất béo omega,… có chứa nhiều trong cá, các loại đậu, rau xanh,.. cũng rất tốt cho hệ xương khớp, đặc biệt bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng.
  • Uống nhiều nước trong ngày cũng là cách giúp bôi trơn khớp, duy trì sự sống cơ thể. Tuy nhiên, các bạn không nên sử dụng đồ uống có cồn hoặc chứa chất kích thích như cà phê hoặc bia rượu, bởi chúng chính là tác nhân khiến bệnh của bạn thêm trầm trọng hơn.

3- Một số cách giảm đau do thoái hóa cột sống hiệu quả

  • Chườm nóng: Với phương pháp này, giúp máu lưu thông tốt hơn. Đồng thời, giảm hiện tượng chèn ép dây thần kinh gây đau nhức. Bạn có thể sử dụng muối rang nóng chườm lên vùng đau. Hoặc cũng có thể dùng ngải cứu, gừng, lá lốt, lá ngũ trảo xào chung với rượu và đắp trực tiếp lên vùng thắt lưng, giúp giảm đau nhức nhanh chóng.
  • Xoa bóp: Đây là cách làm mang lại kết quả giảm đau ngay lập tức. Tuy nhiên, các bạn cần xoa bóp ở mức độ vừa phải, tránh mắc phải sai lầm khiến chỗ đau xảy ra hiện tượng phản ứng co cơ, gây đau nhức nghiêm trọng.
  • Dùng nạn hoặc gậy: Các dụng cụ này giúp hỗ trợ việc đi lại dễ dàng hơn, giảm bớt áp lực đè nén lên bề mặt khớp.

4- Các bài tập Yoga tham khảo

Ngoài ra bệnh nhân có thể tham khảo thêm 2 bài tập sau:

Cảnh báo nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống thắt lưng

Bài tập với bóng tròn

Cảnh báo nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống thắt lưng

Bài tập bật lò xo

Qua đó có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng hiện hữu trong cuộc sống thường ngày của chúng ta và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Vì thế, đừng vội bỏ qua những triệu chứng bất thường hàng ngày trên cơ thể, dù là những biểu hiện nhỏ nhất.

Biên soạn: Như ý

➥ Bạn nên xem ngay:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 16:14 - 25/07/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *