Nguyên nhân đau vùng thắt lưng bên phải, bên trái

Thắt lưng là khu vực đảm nhiệm nhiều hoạt động trong cuộc sống của chúng ta như nghiêng, khom, cúi, rướn,… đồng thời cũng là vị trí đi qua nhiều bộ phận quan trọng trên cơ thể. Chính vì vậy, nguyên nhân đau vùng thắt lưng bên phải, bên trái cũng ít nhiều liên quan đến những bệnh lý đi ngang các bộ phận này.

Những nguyên nhân nào gây đau thắt lưng bên trái, bên phải?
Những nguyên nhân nào gây đau thắt lưng bên trái, bên phải?

Điểm qua về cấu trúc cơ thể, có thể thấy tại vùng thắt lưng của chúng ta có một số tạng và bộ phận quan trọng như đốt sống thắt lưng, hệ thống dây chằng và các cơ bắp, thần kinh liên sườn, một phần ruột, ruột thừa, thận, đường tiết niệu,… Chính vì vậy khi có những cơn đau vùng thắt lưng, ít nhiều nguyên nhân thường đến từ các cơ quan này. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất.

7 nguyên nhân đau vùng thắt lưng bên phải, bên trái

1. Viêm ruột thừa

Ruột thừa nằm ở thành bụng, hố chậu phải, bám vào manh tràng, đoạn đầu tiên của ruột già. Đây là một đoạn ruột hẹp và kín, chiều dài biến đổi từ 2 – 20cm, trung bình thường dài 9cm. Đường kính ruột thừa khoảng 6mm với thành ruột không quá 3mm.

*Có một số trường hợp bệnh nhân bị đảo ngược phủ tạng bẩm sinh thì ruột thừa nằm ở hố chậu trái, tuy nhiên những trường hợp này rất hiếm gặp.

Vị trí ruột thừa và hình ảnh ruột thừa bị viêm
Vị trí ruột thừa và hình ảnh ruột thừa bị viêm

Ruột thừa sản sinh globumin miễn dịch như IgA, các tổ chức trong ruột thừa phát triển mạnh trong độ tuổi từ 20 – 30 tuổi và xơ teo dần cho đến ngoài 60 tuổi do không còn các hạch lympho. Trong suốt cuộc đời của chúng ta, ruột thừa có thể bị viêm nếu như gặp phải các vấn đề: sỏi ruột thừa (khoảng 30%), ký sinh trùng (khoảng 10%), tăng sinh mô lympho (khoảng 60%). Trong đó viêm ruột thừa do tăng sinh mô lympho rất khó dự đoán, có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Người bị đau ruột thừa sẽ có dấu hiệu đau âm ỉ quanh rốn sau đó lan ra thắt lưng bên phải, 1/4 bụng dưới bên phải (còn gọi là khu vực hố chậu phải). Cơn đau ruột thừa sẽ ngày càng tăng, song song với tình trạng đau là các triệu chứng đi kèm như buồn nôn, nôn, khó tiêu, cảm giác muốn đi ngoài, đi tiêu ra phân lỏng. Một số trường hợp có thể sốt nhẹ khoảng 38 độ C, mạch nhanh,…

Bác sĩ Phạm Văn Tấn, bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết viêm ruột thừa là tình huống cấp cứu ngoại khoa gặp mỗi ngày tại các bệnh viện.
Bác sĩ Phạm Văn Tấn, bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết viêm ruột thừa là tình huống cấp cứu ngoại khoa gặp mỗi ngày tại các bệnh viện.

Theo thống kê cả trong và ngoài nước, viêm ruột thừa chiếm đến 60-70% các trường hợp cấp cứu về bụng. Khi bị viêm ruột thừa, cấp cứu càng sớm càng tốt để cắt bỏ là giải pháp duy nhất để tránh ruột thừa bị vỡ, tránh biến chứng có thể đe dọa tính mạng. Tuyệt đối không áp dụng bất kỳ phương pháp nào khác khi bị viêm ruột thừa mà phải cấp cứu ngay để bảo toàn tính mạng.

2. Sỏi thận

Tùy theo vị trí sỏi thận mà cơn đau có thể xảy ra ở thắt lưng bên trái (với sỏi ở thận trái) hoặc bên phải (nếu sỏi ở thận phải). Những trường hợp sỏi thận ở cả hai bên tương đối ít, nếu rơi vào trường hợp này có thể bị đau ở cả hai bên thắt lưng. Những cơn đau thắt lưng do sỏi thận thường lan dọc từ thắt lưng xuống tới vùng hông, mông của người bệnh.

Người bị sỏi thận ngoài triệu chứng đau tại chỗ còn kèm theo một số triệu chứng đi kèm như tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu có mủ, buồn nôn, nôn mửa,… Sỏi thận có thể dẫn đến nhiều biến chứng liên quan đến đường tiểu, làm chít hẹp, tắc đường tiểu, nguy cơ vỡ bàng quang, viêm nhiễm nặng. Do đó khi có sỏi thận cần chú ý thăm khám để điều trị sớm.

Sỏi thận có thể gây đau thắt lưng bên trái, bên phải hoặc cả hai bên tuỳ theo vị trí sỏi thận
Sỏi thận có thể gây đau thắt lưng bên trái, bên phải hoặc cả hai bên tuỳ theo vị trí sỏi thận

3. Nhiễm trùng tiết niệu

Nhiều bệnh lý có thể dẫn đến nhiễm trùng tiết niệu, trong đó có cả sỏi thận. Nhiễm trùng tiết niệu có thể gây ra những cơn đau lan tỏa đến vùng thận, liên sườn, đau thắt lưng ở cả bên trái và bên phải tùy theo vị trí viêm. Tình trạng nhiễm trùng tiết niệu có thể dẫn đến các vấn đề về bàng quang, niệu quản, thận, niệu đạo. Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể kéo theo các dấu hiệu sốt, ớn lạnh và buồn nôn ở người bệnh.

4. Tổn thương mô mềm

Tổn thương mô mềm rất thường gặp trong cuộc sống do các hoạt động hằng ngày, tai nạn trong công việc, té ngã, tai nạn giao thông,… Những tổn thương mô mềm có thể là đau cứng cơ, bầm, sưng đau các cơ, chấn thương dây chằng, gân,… Đây là nguyên nhân gây đau thắt lưng bên trái, bên phải khá phổ biến.

Tùy theo dạng tổn thương mô mềm ở mức độ nặng hay nhẹ mà những hướng xử lí cũng khác nhau. Những trường hợp nhẹ có thể nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian nhất định để phục hồi. Một số trường hợp nặng cần can thiệp điều trị y tế, chỉnh hình,…

Nhiều hoạt động trong cuộc sống có thể gây chấn thương mô mềm dẫn đến đau thắt lưng
Nhiều hoạt động trong cuộc sống có thể gây chấn thương mô mềm dẫn đến đau thắt lưng

5. Đau dây thần kinh liên sườn

Những trường hợp đau dây thần kinh liên sườn thường có liên quan mật thiết đến một số bệnh về xương khớp, cột sống của bệnh nhân. Đau dây thần kinh liên sườn có thể gây ra đau nhức ở cả hai bên thắt lưng. Cơn đau dây thần kinh liên sườn có thể dẫn đến đau lan âm ỉ cạnh sống lưng, đau kéo dài lên bả vai, đau cạnh khoang sườn khi vận động mạnh, ho, hắt hơi thậm chí chỉ thay đổi tư thế đột ngột cũng có thể gây đau.

Đặc trưng của đau thần kinh liên sườn là cảm giác nhói nhẹ, cảm giác đau khi ấn vào khu vực thần kinh liên sườn đang bị thương tổn. Người bệnh đau dây thần kinh liên sườn có thể kéo theo các dấu hiệu sốt về chiều, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân và bất thường.

Đau dây thần kinh liên sườn gây ra đau thắt lưng và những cơn đau lan
Đau dây thần kinh liên sườn gây ra đau thắt lưng và những cơn đau lan

6. Thoái hóa cột sống

Người bị thoái hóa cột sống thường rơi vào độ tuổi trung niên, ngoài 50. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp xuất hiện các dấu hiệu thoái hóa cột sống sớm hơn. Bệnh nhân thoái hóa cột sống có thể xảy ra do nhiều yếu tố như tuổi tác, thói quen lao động, sinh hoạt, nghề nghiệp, sai tư thế sinh hoạt, vận động, một số yếu tố di truyền và bệnh lý khác,…

Người bị thoái hóa cột sống có thể bị đau ở nhiều vị trí khác nhau, trong đó có các đốt sống thắt lưng. Thoái hóa cột sống có thể khiến bệnh nhân gặp phải những cơn đau âm ỉ, khó chịu, sốt, đau lan ra các chi, ảnh hưởng đến vận động. Những bệnh nhân mắc phải thoái hóa cột sống có thể dẫn đến nhiều biến chứng như rối loạn vận động, rối loạn cảm giác, rối loạn đại tiện, tiểu tiện. Bệnh nhân mắc thoái hoá cột sống có thể bị liệt nếu như bệnh không được điều trị sớm và tiến triển nặng.

Thoái hóa cột sống thắt lưng dẫn đến đau thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng dẫn đến đau thắt lưng

7. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh xương khớp phổ biến có thể xảy ra ở nhiều đối tượng bệnh nhân. Người trong độ tuổi trung niên thậm chí những người trẻ hơn cũng có thể gặp phải bệnh thoát vị đĩa đệm. Những nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm chủ yếu do thói quen sinh hoạt, vận động, tư thế hằng ngày, một số chấn thương, tai nạn,… Thoát vị đĩa đệm thường âm thầm, kéo dài trong một thời gian dài và tiến triển nặng dần. Vị trí thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng.

Người bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không can thiệp sớm sẽ dẫn đến khá nhiều ảnh hưởng như đau nhức tại chỗ, đau lan đến các chi. Khi đĩa đệm thoát vị nặng sẽ khiến cho vận động bị ảnh hưởng. Biến chứng nặng nhất của thoát vị đĩa đệm là liệt, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của bệnh nhân.

Thoát vị đĩa đệm và nhiều bệnh xương khớp có thể dẫn tới đau thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm và nhiều bệnh xương khớp có thể dẫn tới đau thắt lưng

Bên cạnh những cơn đau lưng có vị trí và triệu chứng rõ ràng, nhiều bệnh nhân còn có thể gặp phải những cơn đau lưng không rõ nguyên nhân. Bạn có thể tìm hiểu thêm đau lưng không rõ nguyên nhân là bệnh gì?

Làm gì khi bị đau vùng thắt lưng bên phải, bên trái

Khi bị đau vùng thắt lưng bên phải, bên trái, bạn cần chú ý nhận diện chính xác vị trí đau cũng như các triệu chứng phụ đi kèm và có kế hoạch thăm khám, điều trị phù hợp để cải thiện sức khỏe để tránh những ảnh hưởng xấu về lâu dài cho người bệnh. Bên cạnh đó, người bị đau vùng thắt lưng bên phải, bên trái cũng cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Làm việc phù hợp, tránh quá sức để không ảnh hưởng xấu đến dây chằng, cột sống, các cơ,… Chú ý nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ sức khỏe.
  • Chú ý các hoạt động thể thao phù hợp với cơ thể, không nên lựa chọn những môn thể thao quá sức.
  • Điều chỉnh các tư thế làm việc, sinh hoạt khoa học, giữ thẳng lưng, cổ, tránh cong vẹo, sai tư thế để không mắc các bệnh xương khớp, cột sống.
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý đồng thời tránh các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

Chuyên gia nói gì về đau lưng, đau thắt lưng


Hiểu rõ 7 nguyên nhân gây đau thắt lưng bên trái, đau thắt lưng bên phải và các triệu chứng đi kèm có thể giúp bạn đưa ra những hướng xử trí phù hợp nhất để cải thiện sức khỏe cũng như điều trị kịp thời. Hi vọng một số thông tin trên sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn để sớm cải thiện những vấn đề về sức khỏe.

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 16:24 - 24/06/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *