Để tránh nguy cơ mắc bệnh gout, người bị tăng acid uric nên ăn gì? Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, những người có chỉ số acid uric cao nên hạn chế bia, rượu, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật,… Ngoài các thực phẩm trên thì người bị tăng acid uric nên ăn gì tốt? Cùng điểm qua một số loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân mắc bệnh về xương khớp qua các chia sẻ dưới đây.
Khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể muối urat tại các mô, khớp. Để không phải “chạm trán” với những cơn đau gout đến bất chợt do nồng độ axit uric tăng cao thì dưới đây là một số thực phẩm bạn có thể sử dụng hàng ngày để kiểm soát nồng độ axit uric máu.
Người bị tăng acid uric nên ăn gì?
Nhiều người lầm tưởng rằng acid uric chỉ tăng khi người bệnh sử dụng chất kích thích, bia rượu và chỉ cần sử dụng thuốc điều trị gout thì lượng acid uric sẽ giảm theo. Trên thực tế, chế độ dinh dưỡng hàng ngày mới là mối liên hệ mật thiết đối với bệnh nhân mắc bệnh gout. Bởi vì bệnh gout xuất hiện khi có sự gia tăng của nó trong máu đi kèm với nó là sự lắng đọng của các axit uric trong thực phẩm đưa vào cơ thể, dẫn đến những tổn thương ở khớp hay những thương tổn ở tổ chức khác trong cơ thể.
- Rau cần: Cần trồng dưới nước tính mát, vị ngọt có công dụng thanh nhiệt lợi thuỷ. Cần trồng trên cạn tính mát, vị đắng ngọt, có công dụng thanh nhiệt, khu phong và lợi thấp. Cả hai loại đều có tác dụng giảm axit uric trong máu khá hiệu quả, đặc biệt tốt trong giai đoạn gout cấp tính. Rau cần rất giàu các vitamin, khoáng chất và hầu như không chứa nhân purin. Có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc nấu canh ăn hàng ngày.
- Súp lơ: Là một trong những loại rau rất giàu vitamin C và chứa ít nhân purin (mỗi 100g chỉ có dưới 75 mg). Theo dinh dưỡng học cổ truyền, súp lơ tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiện và giúp giảm axit uric nên là thực phẩm này rất thích hợp cho người bệnh gout.
- Dưa chuột: Là loại rau kiềm tính, giàu vitamin C, muối kali và nhiều nước. Muối kali có tác dụng lợi niệu nên người bị gout nên ăn nhiều dưa chuột. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, dưa chuột tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi thuỷ, sinh tân chỉ khát và giải độc nên loại rau có khả năng bài tiết và giảm axit uric qua đường tiết niệu.
- Cải xanh: Theo “Trấn Nam bản thảo”, cải xanh có tác dụng lợi tiểu, thích hợp với người bệnh thống phong (gout). Y học hiện đại cũng chỉ ra cải xanh cũng là loại thực phẩm tính kiềm, giàu vitamin C, muối kali và các khoáng chất khác, trong đó không có nhân purin.
- Cà: Cà pháo, cà bát, cà tím đều có tác dụng hoạt huyết tiêu thũng, khử phong thông lạc, thanh nhiệt chỉ thống. Đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin.
- Cải bắp: Là loại rau rất giàu vitamin, trong “Bản thảo cương mục thập di” cho rằng cải bắp có công dụng “bổ tinh tuỷ, lợi ngũ tạng lục phủ, lợi quan tiết (có ích cho khớp), thông kinh hoạt lạc” nên được xem là thực phẩm giúp giảm axit uric rất hiệu quả.
- Củ cải: Tính mát, vị ngọt, có công dụng “lợi quan tiết”, “hành phong khí, trừ tà nhiệt” (Thực tính bản thảo), “trừ phong thấp” (Tùy tức cư ẩm thực phổ), rất thích hợp với người bị phong thấp nói chung và thống phong nói riêng.
- Chuối: Là thực phẩm phổ biến, rẻ, dễ mua nhưng lại có rất nhiều chất dinh dưỡng rất có lợi cho mọi người đặc biệt là người bị gout. Vì trong 1 quả chuối có chứa 105 calo, lượng đường rất thấp lại giàu vitamin B6, C, chất xơ, kalim magie, axit folic… Lượng kali cao trong chuối giúp duy trì huyết áp và là biện pháp hiệu quả để giảm axit uric trong máu. Vitamin C trong chuối giúp giảm nồng độ axit uric máu và giảm các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra trong mỗi quả chuối còn có 24 µg axit folic có vai trò rất lớn trong việc giảm axit uric và cải thiện các mô bị hỏng trong các khớp xương.
- Ổi: Là trái cây có sẵn trong vườn của nhiều nhà nhưng ít ai biết rằng đây là phương pháp tuyệt vời để làm giảm axit uric trong máu và giúp đánh tan những tinh thể muối kết tinh ở các mô, khớp…Do đó người bệnh nên ăn ít nhất 1 quả ổi mỗi ngày để ngăn người nồng độ axit uric máu tăng cao.
- Táo: Axit malic là thành phần chính của táo có khả năng trung hòa axit uric giúp kiểm soát nồng độ axit uric trong cơ thể. Ăn táo rất có lợi cho người bệnh Gút nên các chuyên gia khuyến khích nên ăn 1 quả táo hàng ngày sau bữa ăn.
- Quả anh đào: Rất giàu vitamin C và đặc biệt chứa 1 loại chất chống viêm anthocanis có thể giảm được nồng độ axit uric trong máu. Nó ngăn chặn axit uric kết tinh lắng đọng tại các khớp. Bệnh nhân gout có thể sử dụng 200gram mỗi ngày hoặc có thể uống 1-2 ly nước ép quả anh đào để giảm axit uric. Nếu không tìm thấy loại quả này bạn có thể thay thế bằng quả cherry.
- Dưa hấu: Có tính lạnh, vị ngọt và có công dụng thanh nhiệt, giải khát và lợi tiểu. Trong thành phần có chứa nhiều muối kali có tính kiềm, nước và hầu như không có nhân purin.
- Dứa: Giàu axit hữu cơ như axit citric, axit malic, chứa nhiều vitamin A, B đặc biệt là vitamin C (chứa đến 60%), nhiều khoáng tố vi lượng và men tiêu hóa bromelin. Bên cạnh đó, nước ép quả dứa rất bổ dưỡng, có lợi cho hệ tiêu hóa, giảm xơ cứng động mạch, sỏi thận, viêm khớp, bệnh gout…
- Bột nở (Baking soda): Axit uric tăng cao là nguyên nhân chính gây ra cơn đau gout. Với thành phần chính là axit cacbonat, chất này có thể giảm axit uric, nó đóng vai trò như chất trung hòa tự nhiên của axit uric bằng cách cân bằng lượng axit và kiềm trong cơ thể.
- Nước: Ai cũng biết nước cung cấp sự sống cho cơ thể con người. Nước có thể loại bỏ nhiều độc tố trong cơ thể bao gồm cả axit uric. Để giảm lượng axit uric dư thừa trong cơ thể nên uống ít nhất 8-9 cốc nước mỗi ngày.
- Sữa: Sữa không đường, sữa ít béo được khuyến khích nên uống để giảm urate trong huyết tương. Vì vậy, nếu axit uric tăng cao thì nên uống 4-5 ly sữa mỗi ngày.
- Tỏi: Được biết đến tác dụng chữa lành bệnh hiệu quả, trong tỏi có rất nhiều lưu huỳnh có thể làm giảm axit uric rất tốt. Để tác dụng tốt nhất thì nên ăn 2 miếng tỏi mỗi ngày trước khi ăn.
- Chanh: Vì chanh là loại thực phẩm có tính axit, tuy nhiên khi vào trong cơ thể nó là môi trường dung môi của axit được đồng hóa tạo ra môi trường kiềm và giúp đào thải axit uric. Để kiểm soát axit uric bệnh nhân nên pha nửa thìa cafe nước cốt chanh với 1 ly nước và uống 2 lần mỗi ngày.
- Cỏ lúa mì: Uống nước ép cỏ lúa mì giúp tăng lượng kiềm trong máu, giảm axit uric trong cơ thể. Cỏ lúa mì cũng giàu vitamin C, chất diệp lục, hóa phẩm từ thảo dược giúp giải độc rất tốt. Hơn nữa nguồn protein và axit amin có sẵn trong cỏ lúa mì giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể mà không phải ăn thịt động vật.
Nếu đang băn khoăn người bị tăng acid uric nên ăn gì thì đừng vội bỏ qua một số loại thực phẩm được gợi ý trên đây các bạn nhé. Thực phẩm an toàn sẽ giúp cho việc kiểm soát acid uric diễn ra hiệu quả hơn.
Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!