Làm thế nào phân biệt bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh gout?

Với những biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh gout khiến cho không ít người và các bác sĩ đã lầm tưởng từ đó dẫn đến việc điều trị sai lệch, bệnh cứ thế dai dẳng và tái phát lâu dài. Tuy có biểu hiện giống nhau nhưng khi không phân biệt viêm khớp dạng thấp và bệnh gout rõ ràng thì sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng và gây “tiền mất tật mang” do không được điều trị chính xác. Hãy cùng chuyenkhoaxuongkhop.net nhận biết chính xác 2 bệnh này qua một số dấu hiệu sau đây.

Làm thế nào phân biệt bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh gout?

3 cách phân biệt bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh gout

# Tại sao chúng ta thường nhầm lẫn bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh gout?

Viêm khớp dạng thấp và gout là 2 dạng bệnh về xương khớp nên thường có nhiều biểu hiện khá tương đồng, chẳng hạn như:

+ Chúng đều có biểu hiện sưng nóng đỏ, đau tại vị trí một hay nhiều khớp.

+ Vị trí các khớp đau: Có thể diễn ra tại hầu hết các khớp hay vận động như ngón tay, ngón chân, cổ tay, cổ chân,….

+ Về lâu dài bệnh có thể gây tình trạng viêm gân, cơ, bạch cầu tăng và thậm chí là làm biến dạng khớp.

Bởi vì cả gout và viêm khớp dạng thấp có khá nhiều biểu hiện giống nhau, vì thế ở những người chưa có kiến thức chuyên môn về căn bệnh này thường không thể phân biệt được.

# Cách phân biệt bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh gout

  • Nguyên nhân gây bệnh:

– Có 2 nguyên nhân lớn gây nên tình trạng bệnh gout đó là:

+ Do rối loạn chuyển hóa acid uric, cơ thể tăng hấp thu acid uric nhưng lại giảm đào thải khiến cho acid uric tích tụ là gây viêm.

+ Người bệnh có tiền sử tim mạch, huyết áp, thường xuyên ăn uống giàu đạm, thực phẩm chứa nhiều purin, thường xuyên sử dụng bia, rượu…

– Trong khi đó, viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh tự miễn mãn tính và chưa được xác định nguyên nhân rõ ràng.

Làm thế nào phân biệt bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh gout?

  • Triệu chứng:

– Bệnh gout:

+ Biểu hiện: có thể gây sốt nhẹ, hoặc sốt cao, gây đau nhức.

+ Vị trí: Thông thường các cơn gout cấp đầu tiên thường xảy ra ở khớp ngón chân cái với biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau ở vị trí khớp này. Ở một số trường hợp ngoại lệ gout biểu hiện gây viêm ở các vị trí khớp khác như: ngón chân, ngón tay, cổ tay gây đau âm ỉ kèm theo tăng acid uric huyết tại các khớp.

+ Tính chất: Cơn gout cấp điển hình thường gây đau dữ dội, chỉ cần chạm nhẹ, hay cử động nhỏ cũng khiến người bệnh đau đớn không thể chịu đựng được.

+ Viêm bao hoạt dịch, viêm gân, cơn đau có thể dứt điểm ngay sau đó và thường không để lại bất kỳ dấu hiệu nào bất thường.

+ Gout mạn tính thường hình thành các hạt tophi tại các khớp khủy tay, ngón tay, ngón chân, mu bàn tay, gót chân, gân Achile, sờ thấy lạo xạo, nổi cộm trên bề mặt làn da. Ở giai đoạn muộn các tinh thể urat thường gây cứng khớp, khớp sưng to, hạn chế vận động, có thể kèm theo các hạt tophi gây hạn chế vận động.

– Viêm khớp dạng thấp:

+ Biểu hiện: Người bệnh viêm khớp dạng thấp thường có biểu hiện toàn thân gầy sút, da xanh nhợt, người mệt mỏi, chán ăn,…

+ Vị trí: Bệnh viêm khớp dạng thấp thường được biểu hiện sớm tại các khớp như cổ tay, ngón tay, gối, cổ chân, bàn chân, ngón chân. Ở giai đoạn muộn thì xuất hiện tại các khớp khuỷu tay, vai, háng, đốt sống cổ làm hạn chế vận động trong thời gian dài.

Làm thế nào phân biệt bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh gout?

+ Tính chất: Các triệu chứng của bệnh thường có xu hướng lan ra hai bên, đối xứng; thường là biểu hiện sưng đau, gây hạn chế vận động, có thể gây phù nề và tích nước tại khớp gối, đau nhiều về đêm và sáng sớm, cứng khớp buổi sáng.

+ Các ngón tay có hình thoi

+ Các hạt dưới da: Nổi gồ lên khỏi mặt da, chắc, không đau thường gặp ở trên xương trụ, gần khớp khuỷu, xương chày gần khớp gối, số lượng không nhiều từ một tới vài hạt.

+ Da khô teo, phù đoạn chi, lòng ban tay có hồng ban.

+ Teo cơ vùng quanh khớp viêm, viêm gân Achille

+ Biến dạng khớp: Viêm khớp dạng thấp nếu không được ngăn chặn và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng các khớp dính và biến dạng, đặc trưng là bàn tay gió thổi và bàn tay lưng lạc đà.

  • Cận lâm sàng:

– Bệnh gout:

+ Xét nghiệm máu có thể có bạch cầu tăng, máu lắng.

+ Có biểu hiện tăng acid uric huyết.

+ Dịch khớp: Có nhiều bạch cầu, soi có thể thấy các tinh thể urat trong bạch cầu, cấy dịch khớp không có vi khuẩn.

+ X-quang: có thể thấy hình ảnh các khớp có lắng đọng urat, giai đoạn muộn có thể có các khuyết xương, hẹp khe xương, gai xương.

– Bệnh viêm khớp dạng thấp:

+ Xét nghiệm máu: có thể thấy hồng cầu giảm, bạch cầu tăng hoặc giảm, máu lắng tăng, phản ứng Waaler-Rose, phản ứng Latex dương tính (+).

+ Dịch khớp chứa nhiều bạch cầu đa nhân trung tính, ít lympho…

+ X-quang: Ở giai đoạn sớm chỉ sưng tấy mô mềm, mất vôi xương ở khoảng gần khớp.

Giai đoạn sau có loét bờ xương, phá hủy sụn khớp, bờ xương nham nhở, trục khớp lệch, khe khớp hẹp dần rồi dính khớp…

Làm thế nào phân biệt bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh gout?

Trong một số nghiên cứu mới đây của các chuyên gia đã chỉ ra điểm mấu chốt để phân biệt bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh gout đó chính là bệnh viêm khớp dạng thấp thường gặp ở nữ giới chiếm khoảng 80%, còn bệnh gout chủ yếu xuất hiện ở nam giới với khoảng hơn 90%.

Để phân biệt bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh gout một cách chính xác không phải là điều ai cũng có thể biết được. Vì vậy để nhận biết bệnh chính xác, khi có dấu hiệu phát bệnh tốt nhất người bệnh nên theo dõi và thăm khám tại cơ sở y tế để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Thông thường các bệnh về xương khớp thường gây ra rất nhiều biến chứng nghiêm trọng và có thể dẫn đến teo khớp, biến dạng khớp do đó không được chủ quan với tình trạng bệnh.

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 10:23 - 07/05/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *