Trật khớp khuỷu tay trẻ em: triệu chứng và cách điều trị

Trật khớp khuỷu tay trẻ em là tình trạng hai khớp nối cố định với nhau ở tay bị kéo và trượt ra khỏi vị trí ban đầu. Tình trạng trật khớp thường xuất hiện khi các bé cử động mạnh đột ngột hoặc cũng có thể do tai nạn,… Tuy nhiên, cho dù là bất kỳ nguyên nhân nào gây ra, cha mẹ cũng nên điều trị bệnh nhanh chóng cho trẻ tránh những ảnh hưởng không tốt đến khớp tay của trẻ sau này.

Triệu chứng trật khớp khuỷu tay trẻ em

Theo các chuyên gia, xương khớp và xương khuỷu tay của trẻ được nối với nhau bởi dây chằng có tính đàn hồi cao, các sợi dây này sẽ ngày càng bền và chắc khi chúng ta trưởng thành. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dây chằng chưa được hoàn thiện nên vẫn còn lỏng lẻo. Chính vì vậy, chỉ cần một tác động nhỏ từ bên ngoài cũng có thể dẫn đến hiện tượng trật khớp khuỷu tay trẻ em.

Trật khớp khuỷu tay trẻ em

Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, khi hệ xương khớp chưa được cấu tạo hoàn thiện, chỉ cần những hành động đơn giản tưởng chừng vô hại từ phía cha mẹ như cha mẹ đón và nâng con bay lên bằng tay trẻ hay kéo tay con một cách đột ngột và mạnh cũng khiến khớp khuỷu tay của con trẻ bị trật, thậm chí có nhiều trường hợp nặng dẫn đến hậu quả xương tay trẻ bị gãy. Điều này có thể không thường gặp ở những trẻ trên 5 tuổi, bởi khớp và dây chằng của trẻ ở độ tuổi này đã bắt đầu cứng cáp và mạnh mẽ hơn.

Ngoài ra, một trong những triệu chứng trật khớp khuỷu tay phổ biến ở trẻ đó là trẻ em bị trật khớp khuỷu tay thường sẽ khóc ngay lập tức bởi cảm thấy đau nhức ở cánh tay, các bé thường không sử dụng được cánh tay để cầm nắm bất kỳ vật gì dù là nhỏ nhất.

Dựa trên những triệu chứng trên, cha mẹ nên đưa con đến ngay bệnh viện để các bác sĩ tiến hành kiểm tra sơ bộ và đưa ra hướng chữa trị thích hợp nhất.

Cách điều trị trật khớp khuỷu tay trẻ em

Trật khớp khuỷu tay trẻ em tuy không quá nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ nhưng bệnh có thể để lại di chứng. Do đó, cha mẹ cần tiến hành điều trị trật khớp khuỷu tay trẻ em ngay lập tức. Sau khi phát hiện con trẻ bị trật khớp khuỷu tay, cha mẹ nên dùng đá chườm lên chỗ bị đau cho con từ 10 đến 15 phút. Mục đích của thao tác này giúp làm dịu cơn đau và làm giảm sưng. Sau đó, cha mẹ sử dụng băng cuộn hay một vài miếng vải cố định khớp khuỷu tay bị trật rồi đưa con đến bệnh viện để kiểm tra.

Sau khi chẩn đoán, tùy thuộc vào tình trạng trật khớp khuỷu tay ở trẻ em xảy ra ở mức độ nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị khác nhau. Nếu trật khớp khuỷu tay trẻ em ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể tham khảo một vài mẹo xử lý nhanh để khắc phục bệnh cho con. Tuy nhiên, nếu trật khớp khuỷu tay trẻ em có kèm theo tình trạng gãy xương, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ mảnh xương gãy nối lại xương. Bên cạnh đó, bậc phụ huynh cũng nên thực hiện một số lời khuyên sau đây để giảm thiểu những ảnh hưởng không may có thể xảy ra.

1/ Không cho con di chuyển cũng như cử động

 điều trị trật khớp khuỷu tay trẻ em

Phản xạ có điều kiện đầu tiên của nhiều cha mẹ thấy con bị sai khớp là ra sức xoay khớp hoặc nắm bóp, cử động khớp nhẹ nhàng với mong muốn là đưa khớp bị sai trở lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên, đây chính là sai lầm nghiêm trọng mà cha mẹ không hiểu, bởi việc tác động vào khớp bị sai sẽ khiến cho gân cơ, dây chằng, dây thần kinh và các mạch máu bị tổn thương nặng dẫn đến tình trạng sưng tấy, đau nhức dữ dội hơn và gây khó khăn khi chỉnh lại khớp về sau.

Do đó, việc đầu tiên cha mẹ cần làm khi phát hiện con bị trật khớp khuỷu tay đó là hạn chế không sờ hoặc nắn bóp tay con. Đồng thời, không cho con di chuyển hay cử động nhiều để tránh lực tác động lên khớp khuỷu tay đang bị trật. Cách tốt nhất, phụ huynh nên cố định khớp ở tư thế đúng với vị trí trước đó bằng cách dùng áo hoặc vải cột cánh tay trẻ vào thân người.

2/ Đến bệnh viện

Thông thường, nhiều cha mẹ thường chủ quan nghĩ trật khớp không gây nguy hiểm và không đưa con đến bệnh viện nếu bé không bị cơn đau nhức hành hạ. Tuy nhiên, các chuyên gia xương khớp khuyên cha mẹ, trật khớp khuỷu tay trẻ em nếu bé có cảm thấy đau nhức hay không đau, sau khi thực hiện các bước xử lý đơn thuần, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành kiểm tra và điều trị.

3/ Chăm sóc vết thương sau khi điều trị

Đây cũng là một trong những bước quan trọng cha mẹ nên quan tâm. Bởi sau khi điều trị trật khớp khuỷu tay trẻ em, cơ thể trẻ bị chấn thương bị chấn thương nên gây ra đau đớn, sức khỏe giảm sút. Cho nên, trong quá trình chăm sóc trong và sau khi điều trị, phụ huynh nên bồi bổ đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, giúp tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ xương khớp, giúp khớp khuỷu tay mau chóng hồi phục chức năng vận động.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên lưu ý, ngay sau con trẻ vừa mới tháo băng, không nên cho trẻ tham gia các bộ môn thể thao như chơi bóng hay cử động bằng tay trong khoảng thời gian mà bác sĩ quy định. Bởi việc dùng tay hoạt động chính là nguyên nhân khiến khớp xương khuỷu tay mới lành bị tái phát trở lại.

Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ khoa phục hồi chức năng về các bài tập vật lý trị liệu để hướng dẫn con trẻ tập, giúp cải thiện khả năng vận động cho trẻ sau khi bệnh hồi phục.

Dựa vào triệu chứng của bệnh trật khớp khuỷu tay trẻ em sẽ giúp cha mẹ phát hiện bệnh sớm, từ đó, có hướng chủ động trong việc điều trị bệnh. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên thực hiện tốt lời khuyên từ bác sĩ để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

BTV: Hạ Thiên

➥ Có thể bạn quan tâm:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 09:59 - 10/10/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *