Ngồi học sai tư thế có thể gây cong vẹo cột sống ở trẻ

Cột sống đóng vai trò quan trọng khi nâng đỡ khối lượng lớn cơ thể.  Tuy vậy trong sinh hoạt hàng ngày, con em chúng ta có thể gây hại cho cuộc sống với những thói quen xấu. Ngồi học sai tư thế có thể gây cong vẹo cột sống cho con của bạn. Hãy tham khảo những thông tin dưới đây và khắc phục tình trạng này cho con bạn nhé.

ngoi-hoc-sai-tu-the-co-the-gay-cong-veo-cot-song-o-tre-1

Nhiệm vụ của cột sống

Cột sống là hệ thống xương kéo dài hầu như xuyên suốt cơ thể. Đây cũng là điểm tựa cho hàng loạt những bộ phận quan trọng như đầu, mình và tứ chi. Hệ thống thần kinh chạy dọc cột sống còn chỉ huy các hoạt động trong cơ thể.

Do đó, vai trò của cột sống vừa là bộ phận nâng đỡ vừa gắn kết các bộ phận của cơ thể một cách thống nhất. Tổng thể cột sống gồm 33 đốt., giữa các đốt sống có đệm bằng các đĩa sụn đàn hồi. Những địa sụn này giúp giảm xóc, chấn động khi di chuyển, vận động.

ngoi-hoc-sai-tu-the-co-the-gay-cong-veo-cot-song-o-tre-3

Sự phát triển cột sống ở trẻ em

Với trẻ em, khi mới sinh ra cột sống tương đối thẳng. Khi trẻ biết ngẩng đầu, đoạn cột sống ở phần cổ cong ra trước để chịu lực cho phần đầu. Khi trẻ biết ngồi, cột sống hình thành đoạn cong ngược. Ở giai đoạn 7 tuổi, các đoạn cong ngược ở cổ và ngực có xu hướng ổn định. Khi trẻ đã đứng được, đoạn cộng sống hông cong ra trước, đoạn sống cùng, xương cụt cong ra sau. Ở độ tuổi 12, trẻ hoàn thành đoạn cong thắt lưng cột sống.

Như vậy đường cong sinh lý của trẻ hoàn thiện sau 12 năm và đi theo trẻ đến suốt cuộc đời.

Có thể bạn quan tâm

Những tác hại khi ngồi không đúng tư thế

Khi trẻ ngồi sai tư thế, lồng ngực sẽ thu hẹp lại dần dần phẳng đều, không nhô ra trước. Góc xương bả vai sẽ cách xa cột sống và có dấu hiệu nhô lên. Trẻ còn có thể bị gù lưng, bụng phình về trước.

Khi bé ngồi sai tư thế và không có những điều chỉnh hay can thiệp sẽ khiến bé bị cong vẹo cột sống. Tình trạng cong vẹo cột sống sẽ làm xuất hiện đường uống nghiêng. Có thể quan sát thấy lưng gù rõ rệt.

Cong vẹo cột sống gây ra những tác hại:

  • Tác động xương khớp: vẹo, gù, dáng đi xấu, bụng phình,…
  • Tim bị chèn ép.
  • Phổi hoạt động kém hiệu quả. Điều này làm cho hô hấp khó, thở không sâu. Lớn lên sẽ bị giảm dung tích phổi.
  • Sức khỏe giảm.
  • Chậm lớn.
  • Nguy cơ mắc cận thị.

ngoi-hoc-sai-tu-the-co-the-gay-cong-veo-cot-song-o-tre-2

Phòng ngừa cong vẹo cột sống

Để phòng chống cong vẹo cột sống, cần đảm bảo những yếu tố sau:

Tư thế ngồi học đúng

  • Hai bàn chân đặt ngay ngắn, chân và đùi tạo thành góc 90°.
  • Thân giữ thẳng, đầu và cổ hơi ngả về trước.
  • Giữ hai tay ngay ngắn trên mặt bàn.

Đảm bảo ánh sáng nơi học

Trang bị đầy đủ thiết bị chiếu sáng tự nhân tạo cũng như tạo không gian đón ánh sáng tự nhiên tại khu vực học tập. Đảm bảo ánh sáng giúp trẻ ngồi học tốt hơn, không cúi quá gần gây vẹo cột sống.

Không mang cặp quá nặng

  • Cặp sách không được vượt quá 15% trọng lượng cơ thể.
  • Sử dụng cặp có hai quai để cân bằng hai vai.
  • Không đeo cặp lệch 1 bên.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Cần đảm bảo đa dạng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ, đặc biệt là những bữa ăn chính trong ngày. Nên bổ sung những thực phẩm có canxi và vitamin D để giúp trẻ hoàn thiện hệ cơ xương.

Ngủ đủ giấc

Thời gian ngủ của trẻ ảnh hưởng đến sự phát triển xương. Do đó trẻ cần ngủ đủ giấc. Thời gian cần thiết cho trẻ 7-10 tuổi là 10-11 giờ/ngày. Trẻ lớn tuổi hơn thời gian ngủ có thểm giảm một ít những không được giảm quá nhiều.

Thăm khám định kỳ

Cần thăm khám định kỳ để giúp trẻ phát hiện sớm tật cong vẹo cột sống cũng như các vấn đề về xương.

 

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 00:28 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *