Mổ thoát vị đĩa đệm bằng Laser là một trong những phương pháp lựa chọn hữu hiệu nhất nếu bệnh nhân không muốn tiến hành phẫu thuật nội soi hay mổ hở, bởi sợ để lại di chứng và sẹo. Tuy nhiên, biện pháp can thiệp chữa thoát vị đĩa đệm bằng Laser có ưu và nhược điểm gì, người bệnh cần lưu ý?
Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cột sống và khả năng lao động của người bệnh. Theo các chuyên gia khoa cơ xương khớp, thoát vị đĩa đệm thường có mối liên quan mật thiết với quá trình lão hóa xương khớp và các bệnh lý liên quan đến các khớp xương.
Với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật hiện đại như ngày nay, việc chẩn đoán và phát hiện thoát vị đĩa đệm đã trở nên dễ dàng hơn trước. Chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh sẽ không gây khó khăn trong việc điều trị. Và nếu bệnh ở mức độ chưa nặng, người bệnh có thể điều trị bệnh bằng các phương pháp điều trị bảo tồn mà không cần can thiệp bằng các biện pháp điều trị ngoại khoa.
Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, người bệnh thường phát hiện bệnh khi ổ thoát vị đã gây ra hậu quả nặng nề như thoát vị gây chèn ép lên tủy sống và rễ dây thần kinh. Chính vì điều này, dẫu bệnh nhân có tiến hành điều trị tích cực bằng biện pháp nội khoa kết hợp chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, song kết quả không phải lúc nào cũng như ý muốn. Do đó, số lượng người bệnh chuyển sang điều trị ngoại khoa là không thể tránh khỏi. Một trong những biện pháp điều trị ngoại khoa đang được nhiều bệnh nhân áp dụng đó là mổ thoát vị đĩa đệm bằng Laser.
Mổ thoát vị đĩa đệm bằng Laser có ưu nhược điểm gì?
Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng laser là phương pháp giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da. Percutaneous Laser Disc Decompression là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ phương pháp này và viết tắt là PLDD. Và mổ thoát vị đĩa đệm bằng Laser là phương pháp được đề xuất bởi hai nhà khoa học Ascher, Choy và được thực hiện lần đầu tiên ở Áo vào năm 1986.
Nguyên lý trị liệu của mổ thoát vị đĩa đệm bằng Laser là dùng năng lượng Laser giúp bốc bay một lượng nhỏ nhân nhầy và giúp tạo ra một sự giảm áp suất nội địa, hạn chế sự chèn ép và đè nén lên dây thần kinh. Ưu và nhược điểm của phương pháp này cụ thể như sau:
1/ Ưu điểm của mổ thoát vị đĩa đệm bằng Laser
- Mổ thoát vị đĩa đệm bằng Laser không phải là phẫu thuật mà chỉ là một trong những thủ thuật vi xâm lấn đơn thuần, cho nên khá an toàn, không gây đau như các biện pháp mổ khác. Hiệu quả điều trị cao, không để lại nhiều biến chứng.
- Phương pháp này dùng tia Laser nên không cần sử dụng dao kéo, cho nên người bệnh không cần truyền máu và không sợ bị nhiễm trùng sau mổ cũng như không sợ để lại sẹo.
- Sau khi mổ xong bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt bình thường và không phải nằm bất động như trong trường hợp mổ truyền thống (mổ hở).
2/ Nhược điểm của mổ thoát vị đĩa đệm bằng Laser
Mổ thoát vị đĩa đệm bằng Laser là một trong những phương pháp điều trị bệnh tốt nhất hiện nay nhưng phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả cao đối với trường hợp người bệnh bị thoát vị đĩa đệm ở mức độ trung bình hoặc nhẹ. Đối với trường hợp nặng có gây hẹp cột sống hoặc trượt đốt sống, mổ hở là giải pháp thích hợp. Ngoài ra một trong những nhược điểm đáng chú ý của mổ thoát vị đĩa đệm bằng Laser đó là người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như liệt dây thần kinh hoặc viêm nhiễm.
Mỗi phương pháp điều trị, can thiệp từ bên ngoài lên đĩa đệm đều có ưu và nhược điểm riêng, mổ thoát vị đĩa đệm bằng Laser cũng vậy. Do đó, trước khi quyết định lựa chọn phương pháp điều trị ngoại khoa nào, bệnh nhân cũng nên nhờ bác sĩ tư vấn rõ về ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp để hiểu rõ hơn về những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra, giúp người bệnh chuẩn bị tâm lý tốt hơn.
BTV: Hạ Vũ
→ Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!