Hay bị chuột rút bắp chân khi ngủ là bị bệnh gì, làm sao hết?

Chuột rút bắp chân khi ngủ vào ban đêm không chỉ gây đau đớn mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều điều về vấn đề sức khỏe ở bạn.

Bị chuột rút bắp chân khi ngủ – Nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào?

Chuột rút thường gây ra các triệu chứng co thắt gây đau nhức dữ dội ở bắp chân. Thông thường, triệu chứng đau nhức xuất hiện vài giây hoặc vài giờ rồi biến mất sau đó nhưng có trường hợp cơn đau kéo dài vài ngày gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bệnh nhân. Chính vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu chính xác lý do gây nên hiện tượng chuột rút bắp chân khi ngủ này. Có như vậy mới có cách loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh, mang lại kết quả cao trong điều trị.

chuột rút bắp chân khi ngủ

Sau đây là những nguyên nhân gây chuột rút bắp chân khi ngủ, người bệnh không nên bỏ qua.

1/ Chuột rút bắp chân khi ngủ do mất nước

Theo tiến sĩ Mark D. Peterson (nhà nghiên cứu khoa Y học thể chất và Phục hồi chức năng của Trường Đại học Y Michigan – Mỹ) cho hay, một trong những nguyên nhân điển hình dẫn đến hiện tượng chuột rút bắp chân khi ngủ là do cơ thể bị mất nước. Tiến sĩ Mark cho biết, thông thường vận động viên thể dục thể thao hay những người chơi thể thao tích cực thường có nguy cơ đối mặt cao với triệu chứng này, nhất là trong những ngày hè nóng bức khi cơ thể cần bù đắp lượng nước nhiều hơn những ngày bình thường.

Bác sĩ Todd J. Sontag của Hiệp hội sức khỏe Orlando bổ sung, mất nước gây chuột rút bắp chân chỉ là hiện tượng quan sát bề ngoài. Thực tế cho thấy, một cơ thể bị thiếu nước sẽ khiến dây thần kinh bị tác động và trở nên nhạy cảm hơn. Chính sự nhạy cảm này đã kích thích dây thần kinh tạo nên những áp lực lớn lên hệ thần kinh, từ đó tạo nên những cơn co thắt dữ dội và kết quả là chuột rút bắp chân khi ngủ đã xảy ra, gây khó chịu cho người mắc phải.

⇒ Hướng điều trị:

Chúng ta có thể thấy được, hiện tượng chuột rút bắp chân và sự mất nước của cơ thể có mối liên quan mật thiết với nhau. Do đó, để giải quyết tình trạng này, bệnh nhân nên đảm bảo bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể để ngăn ngừa bệnh tái phát, giúp người bệnh có giấc ngủ ngon hơn. Các bạn nên uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, lượng nước dung nạp có thể thay đổi tùy thuộc vào trọng lượng và thể trạng của mỗi người.

chuột rút bắp chân khi ngủ

Bạn có thể dựa vào công thức này để tính lượng nước cần uống mỗi ngày. Cụ thể: số lít nước uống mỗi ngày của bạn = cân nặng (kg)/30.8. Ví dụ, nếu bạn nặng khoảng 45kg, bạn chỉ nên uống khoảng 1,4 – 1,5 lít nước mỗi ngày. Hoặc nếu nặng 60kg, bạn sẽ cần uống ít nhất 2 lít, tương đương với 8 cốc nước. Cũng dựa vào công thức này, nếu bạn đang hoạt động nhiều, các bạn cần bổ sung lượng nước gấp đôi.

Tuy nhiên, không phải nói như vậy các bạn sẽ mắc bệnh “cuồng” nước và lúc nào cũng kè kè bình nước bên cạnh và uống liên tục. Các chuyên gia khuyên bạn, chỉ thực sự uống nước khi khát, không nên uống quá nhiều nước trong một ngày, bởi dư thừa nước sẽ mang lại những vấn đề rắc rối cho cơ thể bạn, đặc biệt là thận.

2/ Thiếu chất khoáng

Theo bác sĩ cũng là kiêm trợ giảng khoa trực thuộc Đại học Y Icahn ở Mount Sinai – Mỹ, ông Gerardo Miranda-Comas cho biết, chuột rút bắp chân khi ngủ có thể là do thiếu hụt chất khoáng, đặc biệt là khoáng chất kali, canxi, magie, natri. Hiện tượng chuột rút do mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể thường hay xuất hiện ở những người cao tuổi, phụ nữ đang ở giai đoạn mãn kinh. Bởi khả năng tổng hợp dinh dưỡng của họ ngày càng giảm.

chuột rút bắp chân khi ngủ

⇒ Điều trị chuột rút bắp chân khi ngủ như sau:

Để cải thiên và ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh nên bổ sung đầy đủ khoáng chất cho cơ thể thông qua thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm từ tự nhiên. Những thực phẩm như khoai lang, chuối, rau xanh (bao gồm rau bina, bông cải xanh và bắp cải,..), cam, quýt, bưởi, cà chua, đậu, nho, khoai tây, cá ngừ,… đều là những loại thực phẩm giàu hàm lượng khoáng chất, bệnh nhân nên thêm vào danh sách những thực phẩm cần ăn để giảm thiểu co thắt do chuột rút.

3/ Chuột rút bắp chân khi ngủ do mang thai

Phụ nữ mang thai, nhất là trong gia đoạn thứ hai và thứ ba của kỳ thai sản thường hay gặp phải hiện tượng chuột rút bắp chân khi ngủ. Sở dĩ các mẹ bầu phải đối mặt với trường hợp này là do sự mất cân bằng giữa hàm lượng magie và kali trong cơ thể. Do đó, để kiểm soát và khắc phục hiện tượng này, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

4/ Ngồi hoặc đứng quá lâu

Tiến sĩ Sontag chia sẻ, việc giữ nguyên một tư thế trong khoảng thời gian dài sẽ khiến cho các bắp chân, dây chằng trở nên mệt mỏi và đây chính là nguyên nhân dẫn đến chuột rút bắp chân khi ngủ.

chuột rút bắp chân khi ngủ

⇒ Điều trị:

Để tránh tình trạng này xảy ra, người bệnh không nên “trung thành” với một tư thế quá lâu. Các bạn nên thả lỏng cơ thể thật thoải mái, trong quá trình làm việc nên thường xuyên đổi tư thế hoặc cũng có thể đứng lên tập luyện một vài bài tập vận đông tốt cho cột sống, cơ bắp,… Ngoài ra, các bạn cũng có thể tập các bài tập kéo căng chân hoặc bắp chân trước khi đi ngủ, giúp giảm thiểu triệu chứng chuột rút bắp chân.

5/ Hoạt động liên tục trong thời gian dài

Giữ nguyên một tư thế gây chuột rút nhưng không ai ngờ việc hoạt động liên tục trong thời gian dài cũng có thể gây chuột rút bắp chân khi ngủ. Lý do xảy ra tình trạng này là do người bệnh tập luyện, hoạt động với cường độ cao trong thời gian dài sẽ khiến dây thần kinh vỏ não bị tổn thương. Khi đó, các cơ cũng bị co cứng trở lại, gây chuột rút.

⇒ Cách khắc phục:

Trong trường hợp này, bệnh nhân nên ngừng ngay các hoạt động trong một thời gian ngắn để làm giảm chuột rút ở bắp chân. Đồng thời, lập kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tránh những tổn thương gây chuột rút.

6/ Do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như thuốc giảm huyết áp, thuốc lợi tiểu thường có khả năng làm tan muối và gây mất nước ở cơ thể. Chính vì vậy, người bệnh sử dụng thuốc này thường phải đối mặt với hiện tượng chuột rút bắp chân khi ngủ.

chuột rút bắp chân khi ngủ

⇒ Điều trị: 

Đối với những trường hợp bị chuột rút do tác dụng phụ của thuốc, cách tốt nhất để cải thiện triệu chứng này, người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc. Đồng thời, nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ, vì bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra loại thuốc mới điều trị bệnh thích hợp hơn.

7/ Bệnh thần kinh ngoại biên tiểu đường

Bệnh thần kinh ngoại biên tiểu đường là tình trạng cánh tay, bàn chân của người bệnh tiểu đường bị tổn thương. Chính những tổn thương thần kinh này đã dẫn đến chứng chuột rút bắp chân khi ngủ và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

⇒ Điều trị bệnh: 

Theo dược sĩ Harmony R. Reynolds (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề tim mạch tại Tổ chức Y khoa Langone NYU tại New York – Mỹ) cho biết, để điều trị chuột rút, người bệnh nên sớm chữa trị triệt để căn bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng một số loại thuốc chống co cơ hoặc thuốc giảm đau để cải thiện.

8/ Bệnh đa xơ cứng

chuột rút bắp chân khi ngủ

Bệnh đa xơ cứng là chứng bệnh rối loạn thần kinh đa xơ cứng. Thông thường, những người mắc phải căn bệnh này chủ yếu là do họ gặp phải tình trạng khó thả lỏng cơ bắp dẫn đến các bó cơ bị cứng và gây đau. Nhà khoa học kiêm trợ lý giáo sư đang công tác tại đại học Y California San Diego School, ông Erin Sundermann cho hay, bị chuột rút bắp chân khi ngủ là một trong những triệu chứng nhẹ của bệnh đa xơ cứng. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như tê liệt hoàn toàn, tàn tật. Do đó, để khắc phục triệu chứng chuột rút bắp chân khi ngủ, người bệnh nên giải quyết bệnh sớm nhất có thể.

9/ Bệnh viêm khớp

Viêm khớp cũng là yếu tố thúc đẩy triệu chứng chuột rút bắp chân khi ngủ hình thành. Theo Debby Herbenick (nhà tư vấn viên y khoa tại Đại học Indiana – Mỹ) cho hay, viêm khớp có thể gây ảnh hưởng đến các mô gần khu vực bị sưng viêm và làm tổn thương dây thần kinh lân cận. Chính những tổn thương này chưa phục hồi nên dẫn đến co cơ gây chuột rút ở bắp chân. Nếu muốn cải thiện tình trạng chuột rút, người bệnh nên điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp. Nên thăm khám thường xuyên và làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

10/ Bệnh động mạch vành

Nếu bạn không gặp bất kỳ chấn thương nào nhưng vẫn gặp phải triệu chứng chuột rút bắp chân xuất hiện đột ngột khi ngủ, khi đó bạn nên cảnh giác. Bởi triệu chứng này có thể là dấu hiệu cơ thể thông báo bạn đang bị bệnh động mạch vành. Hàm lượng cholesterone cao hay hẹp thành mạch đều có thể gây ra những cục máu đông và cản trở quá trình tuần hoàn máu. Do đó, muốn cải thiện triệu chứng này, người bệnh nên thăm khám và điều trị dứt điểm bệnh động mạch vành.

Bị chuột rút bắp chân khi ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Do đó, để chữa bệnh mang lại kết quả cao, bệnh nhân nên điều trị theo từng nguyên nhân gây bệnh.

BTV: Hạ Thiên

→ Có thể bạn quan tâm:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 15:29 - 31/10/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *