Điều trị chấn thương khớp gối như thế nào, khám ở đâu?

Theo thống kê, vào năm 2010 có khoảng 10 triệu lượt người Mỹ tiến hành khám chấn thương khớp gối. Tình trạng này nếu nhẹ có thể điều trị ngay tại nhà, tuy nhiên nếu bệnh nghiêm trọng phẫu thuật chính là giải pháp tốt nhất.

Các loại chấn thương khớp gối thường gặp

Chấn thương khớp gối thường có thể là do người bệnh bị cúi ngã hoặc do một yếu tố nào đó gây ra và mỗi nguyên nhân tác động thường sẽ gây ra các loại chấn thương không giống nhau. Sau đây là các loại chấn thương khớp gối phổ biến nhất, bệnh nhân có thể tham khảo.

1/ Gãy xương

Chấn thương khớp gối có thể gây gãy xương và một trong những loại tổn thương thường hay gặp đó là xương bánh chè. Một trong những nguyên nhân gây chấn thương khớp gối là gãy xương là do ngã, tai nạn giao thông hoặc do người bệnh bị trượt chân.

2/ Chấn thương dây chằng chéo trước

Các loại chấn thương khớp gối

Dây chằng chéo đằng trước (ACL) là bộ phận chạy chéo từ trên xuống ở mặt trước của khớp gối, giúp khớp gối ổn định. Tuy nhiên, nếu có tác động bên ngoài, dây chằng chéo có thể bị chấn thương. Mức độ tổn thương của dây chằng chéo quy định từ độ 1 đến độ 3. Độ 1 là tổn thương dây chằng chéo ở mức độ nhẹ như bong gân và độ 3 là mức độ tổn thương nặng, dây chằng chéo trước có thể bị rách hoàn toàn.

Vận động viên bóng bầu dục, bóng đá hay những người nhảy cao, tiếp đất không đúng cách hoặc chuyển hướng đột ngột thường hay bị chấn thương khớp gối gây tổn thương dây chằng chéo trước.

3/ Trật khớp

Một trong những loại chấn thương khớp gối không thể không kể đến là trật khớp gối. Trật khớp gối có thể là do tai nạn hoặc do chơi thể thao.

4/ Rách sụn chêm

Chấn thương khớp gối có thể là do rách sụn chêm. Những miếng sụn chêm bị rách có thể là do chơi thể thao gây ra hoặc cũng có thể là do chúng bị lão hóa.

Ngoài các chấn thương khớp gối trên, viêm bao hoạt dịch, viêm gân, rách gân, chấn thương dây chằng bên hay hội chứng dải chậu chày, chấn thương dây chằng chéo sau,… cũng đều là các chấn thương có thể xảy ra ở khớp gối.

Chấn thương khớp gối có nguy hiểm không?

Bác sĩ Mai Thanh Việt thuộc khoa Chấn thương Chỉnh hình bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho hay, chấn thương khớp gối nếu ở mức độ nhẹ có thể tự điều trị tại nhà nhưng nếu bệnh nặng không được điều trị kịp thời có thể làm khớp gối bị thoái hóa nhanh. Dây chằng, sụn chêm,… bị tổn thương nặng có thể gây đau nhức và gây cản trở quá trình vận động của khớp gối. Thậm chí có trường hợp nặng có thể dẫn đến tình trạng teo cơ đùi và gây khó khăn vận động hoặc mất khả năng vận động.

Do đó, bác sĩ Mai Thanh Việt khuyên bệnh nhân nên tiến hành kiểm tra khớp gối tại các bệnh viện có chuyên khoa xương khớp uy tín nếu nghi ngờ bản thân bị chấn thương khớp gối. Tuyệt đối không nên lơ là, bỏ qua, tránh gây tổn hại nặng nề đến khớp gối.

Nguyên nhân gây chấn thương khớp gối

Theo các y, bác sĩ có khoảng 80% bệnh nhân bị chấn thương khớp gối đều xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

chấn thương đầu gối khi chạy bộ
Chấn thương đầu gối khi Squat – tập Gym
  • Người chơi thể thao với các môn thể thao có sức đối kháng cao và tốc độ di chuyển đột ngột như bóng đá, bóng bầu dục, chạy bộ, chơi cầu lông, tập gym, squat,…
  • Nguyên nhân gây chấn thương khớp gối thứ hai có thể là do bị té ngã trong quá trình lao động hay chơi thể thao.
  • Chấn thương khớp gối cũng có thể xảy ra do tai nạn giao thông hoặc bị đánh đập, sa chân xuống hố hoặc nhảy quá cao dẫn đến tiếp đất đột ngột,…

Điều trị chấn thương khớp gối như thế nào?

Người bệnh bị chấn thương khớp gối, ban đầu nên xử lý chấn thương bằng cách dùng dùng một hoặc nẹp để làm bất động khớp gối. Tiếp đến, các bạn nên dùng đá chườm lên vùng khớp gối bị sưng và đau từ 2 đến 3 ngày để giúp làm giảm đau và sưng. Bất động khớp gối từ 2 – 3 tuần kèm theo uống thuốc giảm phù nề, giảm đau và có thời gian nghỉ phù hợp.

Điều trị chấn thương khớp gối như thế nào?
Chấn thương đầu gối phải làm sao?

Sau thời gian bất động khớp gối, người bệnh tiến hành điều trị bảo tồn bằng cách tập các bài tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng để tăng cường sức mạnh cho xương khớp và cơ bắp, ngăn ngừa tình trạng teo cơ. Tuy nhiên, nếu chấn thương khớp gối ở mức độ nặng gây rách phần lớn sụn chêm và sụn không có khả năng tự liền, phẫu thuật sẽ được thực hiện để “cứu nguy” cho đầu gối của bạn. Phẫu thuật được chỉ định ở trường hợp chấn thương khớp gối sau đây:

  • Tổn thương dây chằng chéo ở mức độ từ 2 đến độ 3.
  • Tổn thương dây chằng chéo sau làm khớp gối hoạt động kém, không đúng vững.
  • Tổn thương sụn khớp đến phần xương phía dưới sụn, có gây đau, tạo dị vật hoặc kẹt khớp.
  • Sụn chêm bị tổn thương nặng gây đau và kẹt khớp.

Bị chấn thương đầu gối nên ăn gì?

Bị chấn thương đầu gối nên ăn những thức ăn sau đây sẽ giúp bệnh nhanh chóng hồi phục.

1/ Thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C cao

Vitamin C giúp quá trình hồi phục và làm liền sẹo nhanh chóng bởi chúng giúp tăng cường chất đạm cho dây chằng, da, mạch máu,… Bên cạnh đó, vitamin C còn giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể và cả sụn khớp, giúp duy trì, củng cố sự vững chắc của sụn. Cam, trái kiwi, quả dâu, quả mọng,… đều là những thực phẩm chứa nhiều vitamin C, người bệnh có thể thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày của bản thân.

2/ Thực phẩm giàu vitamin A

Sở dĩ, vitamin A có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị chấn thương khớp gối bởi chúng giúp tăng cường sự sản sinh bạch cầu, làm cản trở sự tấn công của vi khuẩn, vi rút gây viêm nhiễm. Đồng thời, vitamin A còn giúp tăng cường sức đề kháng, giúp bảo vệ khớp gối. Một số loại thực phẩm giàu hàm lượng vitamin A như cải bó xôi, cà rốt, cà chua, khoai lang,…

3/ Thực phẩm giàu acid béo omega-3

Omega – 3 có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm sưng tấy, rất tốt cho tình trạng chấn thương. Do đó, bệnh nhân bị chấn thương khớp gối hay bất kỳ khớp nào cũng nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa acid béo omega – 3 vào khẩu phần ăn hàng ngày để giúp đẩy nhanh tốc độ cải thiện bệnh. Thực phẩm chứa acid béo omega – 3 đó là quả óc chó, cá hồi, cá thu, hạt cây lanh,..

Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên bổ sung thực phẩm giàu kẽm và đạm vào thực đơn ăn hàng ngày. Bởi kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu chất đạm và giúp hồi phục chấn thương nhanh chóng, liền da, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân vi rút, vi khuẩn gây viêm nhiễm khớp.

Vật lý trị liệu chấn thương khớp gối

Điều trị chấn thương khớp bằng phẫu thuật hay không phẫu thuật thì sau quá trình đó nếu bệnh nhân muốn sớm quay trở lại với đời sống sinh hoạt bình thường, người bệnh không thể bỏ qua việc luyện tập. Và mục đích của tập luyện vật lý trị liệu giúp làm tăng sức mạnh của hệ cơ bắp, đồng thời, giúp duy trì biên độ của khớp gối, giảm thiểu quá trình vận động kém hoặc mất vận động sau phẫu thuật.

Vật lý trị liệu chấn thương khớp gối

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và mức độ tổn thương khớp gối của mỗi người khác nhau mà chuyên gia sẽ hướng dẫn các bài tập chuyên biệt khác nhau. Trong thời gian hạn chế vận động, người bệnh có thể thực hiện các bài tập cử động tại giường như co khớp gối ra vào có sự giúp đỡ của kỹ thuật viên. Ngoài ra, nếu bệnh nhân có thể vận động nhẹ, lúc này, các bài tập như đạp xe đạp, bước lên thêm hoặc leo cầu thang sẽ được bác sĩ chỉ định luyện tập.

Bị chấn thương đầu gối bao lâu khỏi?

Thông thường, chấn thương đầu gối thường khiến người bệnh có cảm giác đau nhức kèm theo triệu chứng sưng tấy khó chịu, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân. Các triệu chứng này thường sẽ chấm dứt sau đó 2 – 3 tuần. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chấn thương đầu gối sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian do mức độ tổn thương ở đầu gối nặng. Do đó, để chấn thương đầu gối mau khỏi, bệnh nhân nên khám, điều trị và tuân thủ đúng theo yêu cầu của bác sĩ trị liệu.

Chấn thương đầu gối khám ở đâu?

Dưới đây là danh sách địa chỉ khám chấn thương đầu gối uy tín, bệnh nhân có thể tham khảo và lựa chọn thăm khám.

1/ Bệnh viện Bạch Mai

bệnh viện bạch mai

Bệnh viện Bạch Mai là một trong những địa chỉ người bệnh có thể lựa chọn để thăm khám chấn thương khớp gối. Với đội ngũ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn giỏi, kiến thức rộng, kinh nghiệm lâu năm cùng với trang thiết bị hiện đại, tại đây bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám và lựa chọn phương pháp chữa trị thích hợp. Tùy theo mức độ tổn thương khớp gối nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị hoặc sử dụng biện pháp điều trị bảo tồn như châm cứu, vật lý trị liệu, điện trị liệu,… hoặc cũng có thể điều trị chấn thương khớp gối bằng phẫu thuật.

Địa chỉ bệnh viện Bạch Mai: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

2/ Khoa cơ xương khớp bệnh viện chấn thương chỉnh hình TPHCM

Khoa xương khớp bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM được thành lập vào năm 1993 là một trong những địa chỉ khám uy tín được đông đảo bệnh nhân từ Bắc vô Nam lựa chọn. Nơi đây tập trung đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng với máy móc hiện đại. Do đó, bệnh nhân chấn thương khớp gối có thể lựa chọn nơi này để khám và điều trị bệnh.

Địa chỉ: 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5,  TP. Hồ Chí Minh

3/ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 tọa lạc trên địa chỉ số 1 Trần Hưng Đạo – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Đây là địa chỉ khám xương khớp được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Bởi bệnh viện tập trung bác sĩ, y sĩ được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, giàu kinh nghiệm cùng với thiết bị y học không ngừng được nâng cao và cải tiến. Người bệnh chấn thương khớp gối khi lựa chọn nơi này thăm khám, bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán bệnh và dựa vào mức độ bệnh đưa ra giải pháp điều trị thích hợp.

Trên đây là cách điều trị chấn thương khớp gối cũng như địa chỉ khám bệnh, người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn bệnh viện thăm khám phù hợp với điều kiện bản thân nhất. Bên cạnh việc điều trị bệnh theo yêu cầu của bác sĩ, bệnh nhân cũng nên cẩn thận hơn trong sinh hoạt hàng ngày, hạn chế va chạm, cử động mạnh khiến khớp gối bị tổn thương nghiêm trọng.

BTV: Nhật Hạ

→ Có thể bạn quan tâm:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 09:49 - 10/10/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *