Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm cột sống

Xây dựng một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm là việc làm quan trọng và không thể bỏ qua. Bởi thực hiện theo các hướng dẫn trong kế hoạch chính là cách giúp rút ngắn thời gian điều trị và ngăn ngừa những biến chứng có thể diễn ra sau phẫu thuật.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm
Bảng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ cột sống giúp người bệnh mau chóng hồi phục bệnh

A. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm thường được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và đưa ra. Tuy nhiên, rất ít người thân và người bệnh tuân thủ đúng theo bảng kế hoạch dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian bình phục bệnh. Chính vì vậy, người nhà cần lưu ý những điều sau đây trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ để rút ngắn thời gian bình phục một cách nhanh nhất.

1/ Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm trong thời gian nằm viện

Sau khi mổ xong, sức khỏe của bệnh nhân còn khá yếu. Ngoài việc áp dụng đúng các chế độ điều trị của bác sĩ chuyên môn, người nhà cần thận trọng hơn trong vấn đề chăm sóc người bệnh, nên chú ý theo dõi tình trạng bệnh, đặc biệt ngay tại vết mổ, tránh những rủi ro có thể xảy ra sau mổ.

Thường thường sau khi mổ xong vết mổ sẽ có dấu hiệu rỉ hoặc chảy máu và sau khoảng 48 giờ tình trạng này sẽ chấm dứt. Tuy nhiên vẫn có trường hợp nhiều ngày sau đó vết mổ vẫn chảy máu, vì thế người nhà cần quan sát và theo dõi nếu có dấu hiệu bất thường thế này cần báo cho bác sĩ ngay lập tức để tiến hành xử lý kịp thời, tránh tình trạng viêm nhiễm gây nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, việc trao đổi thường xuyên với người bệnh cũng là một phần trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm. Bởi trong giai đoạn này, người bệnh thường mệt mỏi do cơn đau sau mổ gây ra. Chính vì vậy, người nhà nên tâm sự nhiều hơn giúp tinh thần bệnh nhân được ổn định hơn và an tâm hơn trong việc điều trị. Một khi tinh thần khỏe mạnh cũng là cách giúp rút ngắn thời gian hồi phục và cho kết quả điều trị tốt nhất.

2/ Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm sau thời gian xuất viện

Khi người bệnh xuất viện, người thân cũng nên thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh. Bởi đây là giai đoạn khả năng hồi phục bệnh cao. Và trong giai đoạn này, các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng sẽ thường chỉ định bệnh nhân tập các bài tập sau khi mổ thoát vị đĩa đệm để cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, lúc này sức khỏe cũng như cơ thể của người bệnh chưa hoàn toàn hồi phục. Do đó, người chăm sóc cần ở bên cạnh động viên và tích cực phối hợp để giúp bệnh nhân thực hiện các động tác vật lý trị liệu, hỗ trợ điều trị.

Đối với người bệnh sau khi mổ, đây được xem là giai đoạn khá quan trọng. Chính vì vậy, việc luyện tập sau xuất viện nếu thật sự tốt sẽ giúp bệnh có những chuyển biến tích cực và giảm thiểu nguy cơ tái phát thoát vị đĩa đệm.

3/ Xây dựng chế độ dinh dưỡng

Trong thời gian bệnh nhân điều trị, người nhà cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho người bệnh. Ở đây chế độ dinh dưỡng cần được duy trì xuyên suốt thời gian điều trị cho đến khi bệnh nhân hồi phục hoàn toàn. Người nhà cần đặc biệt chú ý đến các loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho bệnh nhân như: canxi, vitamin C, D,…

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm đó là chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống bổ sung vitamin D vào thực đơn hàng ngày là một phần nằm trong bảng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm, giúp tổng hợp canxi và hỗ trợ xương khớp chắc khỏe hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn nhiều thủy hải sản. Bởi đây là các loại thực phẩm rất giàu hoạt chất Chondroitin và Glucosamine giúp tái tạo sụn khớp hiệu quả và nhanh chóng. Các hoạt chất này cũng có thể tìm thấy khá nhiều ở các loại xương ống, sườn hoặc sụn bò,… Ngoài ra, người nhà cũng nên sử dụng đa dạng nguồn thực phẩm cho bệnh nhân, giúp cung cấp đầy đủ chất.

4/ Hạn chế sử dụng các chất kích thích

Chất kích thích ở đây là các loại thức ăn, nước uống như cà phê, bia, rượu,… cần được loại bỏ khỏi chế độ ăn của bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm. Bởi chúng chính là tác nhân không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn tác động xấu đến quá trình điều trị. Mặt khác, thành phần hóa học chứa trong chúng có thể gây ra nhiều biến chứng sau phẫu thuật và các bệnh lý liên quan khác như đau dạ dày, viêm loét hoặc gây rối loạn tiêu hóa,…

Bên cạnh đó, nicotin chứa trong khói thuốc lá cũng chính là tác nhân kích thích gây khó khăn trong việc chữa lành bệnh. Do đó, người nhà không nên để bệnh nhân sử dụng chất kích thích và cũng không nên hút thuốc gần người bệnh.

5/ Kiểm soát trọng lượng cơ thể

Theo các bác sĩ chuyên khoa, cân nặng là một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm. Việc thừa cân sẽ khiến cột sống liên tục chịu sức ép dẫn đến tình trạng thoái hóa xương khớp và tạo điều kiện cho đĩa đệm thoát vị, gây đau nhức ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, người nhà nên có chế độ chăm sóc phù hợp, điều hòa giữa tập luyện và ăn uống để kiểm soát cân nặng của bệnh nhân. Bởi cân nặng tăng lên, nguy cơ tái phát đĩa đệm trở lại và gây khó khăn trong chữa trị là điều không thể tránh khỏi.

6/ Thường xuyên thăm khám định kỳ

Thăm khám định kỳ là một trong những việc cần làm trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm. Bởi việc chủ động đưa người bệnh tái khám sau phẫu thuật sẽ giúp bác sĩ theo dõi chuyển biến của bệnh và có những ứng phó kịp thời, nếu chẳng may xuất hiện biến chứng sau mổ. Cho nên, người thân nên đưa người bệnh thăm khám thường xuyên, giúp bệnh hồi phục tốt hơn và ngăn chặn những biến chứng xấu có thể xảy ra sau phẫu thuật.

Đọc thêm: Bệnh thoát vị đĩa đệm: Bác sĩ chỉ cách điều trị ngăn chặn nguy cơ bại liệt

B. Cần làm gì để phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm?

Phục hồi chức năng là một trong những giải pháp được các bác sĩ xương khớp khuyến cáo nên áp dụng. Bởi chúng giúp phục hồi lại các chức năng của các cơ quan trên cơ thể đã bị suy giảm hoặc mất đi. Biện pháp phục hồi chức năng thường dùng để áp dụng đối với các trường hợp như tai biến, xương khớp bị biến dạng, tàn tật,… Đặc biệt, biện pháp này rất hữu ích đối với những bệnh nhân mới vừa trải qua phẫu thuật xương khớp, nhất là người bệnh mổ thoát vị đĩa đệm.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau khi mổ thoát vị đĩa đệm
Cách phục hồi chức năng sau khi mổ thoát vị địa đệm

Ưu điểm nổ bật của phục hồi chức năng đối với bệnh nhân mổ thoát vị đĩa đệm đó là giúp rút ngắn thời gian hồi phục bệnh sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, giúp giảm thiểu tình trạng bệnh tái phát trở lại và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Đồng thời, giúp hệ xương khớp ổn định và chắc khỏe hơn. Và điều quan trọng hơn đó là giúp bệnh nhân thay đổi suy nghĩ theo chiều hướng tích cực hơn, cải thiện bệnh nhanh chóng.

Dưới đây là vài biện pháp người bệnh cần làm để đẩy nhanh tiến độ phục hồi chức năng của đĩa đệm sau mổ.

  • Thực hiện động tác kéo nắn bằng tay theo phương pháp Chiropractic

Với biện pháp này, người bệnh nên thực hiện khi hệ khung xương đã dần ổn định. Kéo nắn bằng tay vừa giúp điều trị các bệnh lý về xương khớp vừa giúp chức năng của đĩa đệm và cột sống hồi phục và trở lại trạng thái hoạt động ban đầu. Điều đặc biệt, phương pháp này không gây đau và khó chịu cho người bệnh.

  • Các bài tập vận động sau mổ

Thông thường, các bài tập sau khi mổ thoát vị đĩa đệm sẽ được bác sĩ chỉ định nhằm mục đích giúp bệnh hồi phục nhanh. Với bài tập thụ động thường được người bệnh thực hiện khi có sự trợ giúp của bác sĩ hoặc hướng dẫn của kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Đồng thời bài tập thụ động cũng cần có sự giúp đỡ của máy móc.

Đối với bài tập chủ động, bệnh nhân có thể tự tập luyện ngay tại nhà hoặc phòng khám theo sự chỉ định của bác sĩ. Và bài tập cuối cùng, bài tập kháng lực. Bài tập này, người bệnh tự tập tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, bài tập này chỉ nên tập khi khung xương và sức khỏe của người bệnh đã bình phục hoàn toàn.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các động tác phục hồi chức năng, người bệnh cần tham khảo bác sĩ, không nên tự ý tập luyện, tránh tập sai cách gây biến chứng về sau.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm thường được bác sĩ vạch ra rõ ràng cho từng đối tượng bệnh nhân. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian hồi phục của nhiều người bệnh còn kéo dài. Do đó, các bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ tư vấn để được giải thích cụ thể và có cách áp dụng chính xác nhất.

BTV: Hạ Thiên

→ Bạn nên xem ngay:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 14:48 - 01/03/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *