Bị chuột rút cơ bụng khi mang thai là bị gì?

Một trong nỗi “thống khổ” của chị em khi mang thai là bị chuột rút cơ bụng. Đau nhức, khó chịu khiến mẹ bầu mệt mỏi, đặc biệt là những chị em lần đầu tiên mang thai. Vậy chuột rút cơ bụng khi mang thai là do đâu?

Chuột rút cơ bụng khi mang thai là bị gì?

Thông thường, khi mang thai chị em đều trải qua những triệu chứng thai kỳ sớm như đau ngực, chuột rút, buồn nôn,.. Và phần lớn triệu chứng này đều do kích thích tố tăng. Tuy nhiên, hiện tượng chuột rút bụng dưới khi mang thai ngoài nguyên nhân kích thích tố tăng còn có nhiều yếu tố trong và ngoài tác động, chẳng hạn như:

1/ Mắc hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) hay còn được gọi là bệnh đại tràng kích thích, viêm đại tràng hay đại tràng co cứng. viêm đại tràng nhầy. Tình trạng bệnh này thường xảy ra chủ yếu ở nữ giới. Theo thống kê có 3 – 20% người Mỹ mắc phải hội chứng ruột kích thích. Và đây cũng chính là nguyên nhân gây nên chứng chuột rút cơ bụng khi mang thai.

Chuột rút cơ bụng khi mang thai là do chứng ruột kích thích

Sở dĩ bệnh gây chuột rút cơ bụng là do các triệu chứng của bệnh như tiêu chảy, táo bón hay ợ chua,… làm đường ruột bị tổn thương và trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Khi đó, cơ bụng bị kích thích và gây chuột rút. Các triệu chứng của chuột rút thường khác nhau về mức độ nghiêm trọng nhưng chung quy hiện tượng này khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi.

2/ Căng cơ bụng

Đây cũng là một trong những lý do gây ra chứng chuột rút cơ bụng khi mang thai. Tình trạng này thường gặp ở những phụ nữ mang thai thường xuyên hoạt động kéo giãn cơ hoặc năng vận động thể chất làm tác động đến cơ bụng khiến cơ bụng bị căng, gây chuột rút. Ngoài ra, căng cơ bụng cũng có thể là do sự lớn dần của thai nhi khiến tử cung giãn nở và gây chuột rút cơ bụng.

3/ Trào ngược acid dạ dày

Trào ngược acid dạ dày là hiện tượng rối loạn tiêu hóa phổ biến, thức ăn không được chuyển hóa ngay tại dạ dày và bị đẩy ngược trở lại thực quản. Khi đó, người bệnh sẽ có cảm giác nóng rát lan tỏa từ dạ dày đến ngực và cổ họng kèm theo biểu hiện trào ngược như ợ chua, nôn,… rất khó chịu. Đồng thời, khi thức ăn bị đẩy lên, cơ vòng thực quản dưới bị mở ra dẫn đến co thắt gây chuột rút cơ bụng

4/ Viêm loét dạ dày

Chuột rút cơ bụng khi mang thai là do viêm loét dạ dày

Bị chuột rút ở bụng khi mang thai cũng có thể là do bệnh viêm loét dạ dày gây ra. Bệnh gây nên những cơn đau thắt dữ dội khiến cơ hoành co thắt dẫn đến chuột rút cơ bụng dưới. Do đó, mẹ bầu nếu muốn nhanh chóng cải thiện chứng chuột rút, không nên chủ quan, lơ là không chữa trị căn bệnh này sớm.

5/ Viêm ruột (Crohn)

Theo thống kê có đến 780.000 người Mỹ mắc chứng bệnh viêm ruột. Bệnh này thường xảy ra chủ yếu ở đại tràng và ruột non. Viêm ruột có thể gây ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa. Các triệu chứng của bệnh thường thay đổi theo thời gian nên không giống nhau. Tuy nhiên, chuột rút cơ bụng là một trong những dấu hiệu điển hình rất thường hay gặp của căn bệnh này. Đặc biệt, đối với chị em đang trong giai đoạn thai kỳ, triệu chứng này thường xuyên xảy ra.

Bị chuột rút cơ bụng khi mang thai cần làm gì?

Đối với phụ nữ mang thai, ngoài nguy cơ phải đối diện với các vấn đề về tiêu hóa và sức nặng do thai nhi ngày càng lớn mẹ bầu còn phải đương đầu với nguy cơ bị chuột rút cơ bụng. Chứng bệnh chuột rút cơ bụng này ở những giai đoạn đầu thai kỳ thường nhẹ, ít gây đau nhưng càng về sau, nhất là những tháng cuối chu kỳ thai, chuột rút cơ bụng xảy ra thường xuyên hơn, gây đau dữ dội, khó chịu cho thai phụ. Do đó, để làm giảm đau nhanh chóng, người bệnh nên tham khảo ngay các giải pháp xử lý nhanh sau đây.

Bị chuột rút cơ bụng khi mang thai cần làm gì?

  • Khi bị chuột rút cơ bụng, mẹ bầu nên dừng ngay mọi hoạt động lại và nằm nghỉ, thả lỏng cơ thể. Đồng thời, các mẹ dùng tay massage nhẹ vùng bụng theo chiều kim đồng hồ sao cho đến khi cảm giác đỡ thì dừng lại.
  • Để giảm chuột rút bụng khi mang thai, bà bầu nên bổ sung đủ nước cho cơ thể, tốt nhất nên uống nước cam hay nước chanh. Ngoài ra để cơ bụng bớt co cứng, các mẹ cũng có thể tắm bằng nước ấm.
  • Ngoài ra, bổ sung một số thực phẩm có chứa hàm lượng canxi, kali dồi dào như khoai lang, chuối, đậu,… Bởi những thực phẩm này giúp làm lành các tổn thương dây thần kinh và cơ bụng, làm giảm triệu chứng chuột rút cơ bụng.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên chứng chuột rút cơ bụng khi mang thai mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị khác nhau. Tuy nhiên, để cải thiện và ngăn ngừa bệnh tái phát, bà bầu tốt nhất nên có những biện pháp xử lý nhanh, tránh cơn đau gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng công việc hàng ngày của bạn.

BTV: Hạ Thiên

→ Có thể bạn quan tâm:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 16:35 - 31/10/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *