Tiêm thuốc vào khớp: Lợi và hại

Với một số căn bệnh như thoái hóa khớp, viêm các điểm bám gân, viêm bao khớp, viêm khớp dạng thấp,… thông thường, người bệnh sẽ sử dụng thuốc kháng sinh để hỗ trợ giảm tình trạng đau nhức. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân tiến hành điều trị bằng một số phương pháp khác, trong đó có tiêm thuốc trực tiếp vào các khớp. Phương pháp này đã khiến cho rất nhiều bệnh nhân mắc mắc rằng: Tiêm thuốc vào khớp mang những lợi ích gì? Liệu rằng phương pháp này có gây ra những biến chứng nguy hiểm gì không? Cùng tìm hiểu bài viết: “Tiêm thuốc vào khớp: Lợi và hại” để hiểu rõ hơn về phương pháp này.

tiem-thuoc-vao-khop-loi-va-hai

Tiêm thuốc trực tiếp vào trong khớp là một trong những phương pháp mang lại nhiều hiệu quả vượt trội, giúp người bệnh có thể giảm nhanh tình trạng đau khớp nhờ các thành phần có trong thuốc. Tuy nhiên, việc làm dụng quá nhiều loại thuốc tiêm này sẽ gây ra hậu quả khôn lường, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bệnh nhân.

Thông thường, phương pháp tiêm thuốc vào khớp chỉ áp dụng cho một số đối tượng bệnh nhân nhất định. Không phải ai mắc bệnh xương khớp đều có thể sử dụng phương pháp này. Hầu hết các loại thuốc được tiêm vào khớp là corticoid, hyaluronate sodium. Được biết những thành phần của thuốc sẽ có những tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh nhưng các bác sĩ khuyến cáo rằng: Tuyệt đối không nên áp dụng cách tiêm thuốc corticoid, hyaluronate sodium vào trong khớp, trừ những trường hợp cần thiết.

Lợi ích của việc tiêm thuốc vào khớp?

Với những người mắc bệnh xương khớp, sau khi đã áp dụng một số phương pháp để cải thiện nhưng bệnh vẫn không tiến triển. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định cho bệnh nhân tiêm trực tiếp thuốc vào trong khớp để ức chế cơn đau nhức. Tuy nhiên, tùy vào sức khỏe và tình trạng bệnh mà liều lượng tiêm sẽ khác nhau và không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp này. Dưới đây là một số lợi ích khi tiêm thuốc corticoid và hyaluronate sodium vào trong khớp của người bệnh, bạn đọc nên lưu ý.

1 – Corticoid

Corticoid là một loại thuốc ở dạng dịch treo, với các biệt dược như methylprednisolone, prednisolone, triamcinolone. Khi tiêm thuốc này vào khớp sẽ mang lại nhiều lợi ích, giúp chữa trị bệnh xương khớp. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc còn tùy thuộc vào lượng thuốc được tiêm vào khớp của người bệnh. Cụ thể như sau:

tiem-thuoc-vao-khop-loi-va-hai.1+ Nếu bạn tiêm một liều duy nhất 20mg triamcinolone thì hiệu quả giảm đau kéo dài được từ 1 – 4 tuần.

+ Nếu bạn tiêm với liều 40mg triamcinolone thì hiệu quả giảm đau kéo dài được 16-24 tuần.

Riêng liều 40mg triamcinolone thường tiêm lập lại liều này 3 tháng 1 lần, kéo dài trong 2 năm. Đây cũng là liều khuyến cáo của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó việc tiêm corticoid vào khớp sẽ có tác dụng với một số bệnh riêng biệt như:

+ Bệnh tràn dịch khớp gây viêm bao hoạt dịch: Corticoid đóng vai trò như một chất làm giảm viêm. Chính vì thế, việc chọn lọc hút dịch song song với tiêm corticoid vào khớp làm cho việc đáp ứng thuốc tốt hơn. Bệnh nhân cũng dễ thích nghi với thuốc hơn.

+ Một số tổn thương màng hoạt dịch gân, mô quanh gân, nơi bám tận gân: Việc tiêm corticoid vào gân có thể giảm được phần nào của bệnh. Tuy vẫn chưa có cơ sở lý luận vững chắc về tác dụng của loại thuốc này đối với các bệnh trên nhưng việc tiêm thuốc vẫn có một số cải thiện.

2 – Hyaluronate sodium (hyasyn)

Hyaluronate là chất tự nhiên có trong cơ thể con người, có nồng độ cao trong mô khớp và dịch khớp.  Hyaluronate có vai trò rất lớn đối với khớp, giúp bôi trơn, giảm xóc, bảo vệ khớp. Chính vì thế, một số người mắc các bệnh về khớp xuất phát từ nguyên nhân do sự giảm hyaluronate trong dịch khớp, sự mất sụn khớp.

tiem-thuoc-vao-khop-loi-va-hai.2

Việc tiêm thuốc hyaluronate có một số tác dụng như sau:

+ Giúp giảm đau, kháng viêm, ức chế thoái hóa sụn khớp, đồng thời thúc đẩy tổng hợp tế bào sụn khớp.

+ Thuốc hyaluronate kết hợp với thuốc kháng viêm không steroid và paracetamol có thể chữa được một số bệnh như đau khớp gối có gai xương, giảm dịch khớp cơ năng hoặc cứng khớp. Có tới 93% người bệnh hết đau khi áp dụng cách chữa trị này.

Tác hại của việc lạm dụng phương pháp tiêm thuốc vào khớp?

Việc tiêm thuốc vào khớp mang lại nhiều tác dụng tốt cho việc điều trị các căn bệnh xương khớp. Đây là phương pháp giúp thay thế cho việc phải phẫu thuật thay thế khớp nhân tạo. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều thuốc tiêm cũng sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Tình trạng tai biến sẽ xảy ra khi bạn lạm dụng phương pháp này. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tai biến khi tiêm thuốc vào khớp gối.

1 – Chỉ định sai, lạm dụng

+ Thủ thuật tiêm corticoid, hyaluronic  sodium vào khớp chỉ áp dụng cho bệnh nhân dùng kháng viêm không steroid nhưng không có tác dụng.  Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ vẫn chỉ định áp dụng. Điều này là không đúng.

tiem-thuoc-vao-khop-loi-va-hai.3

+ Bệnh nhân bị viêm khớp nhiễm khuẩn không được sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên, một số người vẫn không nắm vững, lạm dụng tiêm loại thuốc này.

+ Trộn các kháng viêm không steroid, vitamin B12, kháng sinh với dịch treo corticoid tiêm vào khớp. Điều này sẽ làm hỏng chính dịch treo corticoid, gây ra phản ứng viêm mạnh ở màng hoạt dịch. Đồng thời gây tổn thương các tổ chức hoạt dịch, làm khớp bị sưng to, đau, mất chức năng khớp.

2 – Tiêm không đúng kĩ thuật

Thực tế, nhiều người không xác định đúng vị trí tiêm, chưa thành thạo trong thao tác tiêm thuốc dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng.

tiem-thuoc-vao-khop-loi-va-hai.4

+ Tiêm chệch vào cơ, xương, mạch máu, dây thần kinh quanh khớp sẽ gây teo cơ, xốp xương, làm mất chức năng vận động của khớp.

+ Tiêm nhiều lần vào một vị trí và tiêm quá nông sẽ gây teo da, mất sắc tố da tại chỗ.

+ Tiêm quá nhanh làm cho người bệnh có thể bị choáng váng, vã mồ hôi, tức ngực, khó thở.

3 – Nơi tiêm không đạt tiêu chuẩn

Một số cơ sở y tế không đạt tiêu chuẩn hoặc không được phép thực hiện thủ thuật này vẫn tiến hành tiêm thuốc cho bệnh nhân. Cụ thể:

tiem-thuoc-vao-khop-loi-va-hai.5

+ Nơi tiêm thuốc không đạt tiêu chuẩn vô khuẩn hoặc không làm vô khuẩn tốt ở vùng da  trước khi tiêm.

+ Nơi tiêm thuốc  không có chuẩn bị sẵn thuốc dụng cụ xử lí tai biến nên khi xảy ra sự cố thường lúng túng.

Chính điều này đã gây ra tình trạng nhiễm khuẩn khớp, nhiễm khuẩn toàn thân, nhiễm khuẩn huyết. Người bệnh sẽ đứng trước nguy cơ bị tàn phế hoặc tử vong.

→ Có thể bạn quan tâm: Nên đi bơm chất nhờn vào khớp gối ở những bệnh viện nào?

Như vậy, với những lợi ích và tác hại của phương pháp tiêm thuốc vào khớp được phân tích cụ thể ở trên, rất hy vọng bạn đọc sẽ bổ sung thêm cho mình những kiến thức hữu ích. Việc tiêm thuốc vào khớp bao giờ cũng phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tránh tình trạng lạm dụng thuốc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 08:30 - 25/09/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *