Vì sao phải thay khớp háng lần 2, thay lần 2 có sao không?

Theo một số kết quả nghiên cứu của Mỹ, khoảng 80% khớp háng nhân tạo có tuổi thọ tồn tại 20 năm và sau đó bệnh nhân sẽ phải tiến hành phẫu thuật thay khớp háng lần 2.

Thay khớp háng lần 2

Khi cơn đau khớp háng gây cản trở đến khả năng di chuyển và gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Lúc này, người bệnh cần thảo luận với bác sĩ và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Đối với trường hợp bệnh nặng, phẫu thuật chính là giải pháp tối ưu được bác sĩ khuyến nghị nhằm mục đích giúp bệnh nhân phục hồi lại trạng thái sinh hoạt bình thường của khớp háng.

Tuy nhiên, tuổi thọ của khớp háng có giới hạn tồn tại nhất định, đồng thời, nhược điểm của thay khớp háng nhân tạo là sự mòn khớp hoặc tiêu xưng do phản ứng sinh học từ các mảnh vỡ. Chính vì vậy, người bệnh đã thay khớp háng một lần không khó tránh khỏi trường hợp thay khớp háng lần 2.

Vì sao người bệnh cần thay khớp háng lần 2?

Tuy nhiên, theo bác sĩ Trần Đăng Khoa (Trưởng Khoa chi dưới, BV Chấn thương chỉnh hình) cho biết, thay khớp háng nhân tạo được chứng minh đạt được nhiều thành công trong công cuộc giúp bệnh nhân trở lại sinh hoạt thường ngày. Nhưng ẩn sau những ca phẫu thuật thành công luôn có những rủi ro, biến chứng nếu bệnh nhân không biết cách kết hợp cân đối giữa chế độ dinh dưỡng với tập vật lý trị liệu khớp háng sau phẫu thuật. Và ví dụ minh chứng điển hình cho những rủi ro tiềm ẩn đó là nhiều trường hợp bệnh nhân đã tiến hành thay khớp háng lần 2.  Một vài lý do điển hình dẫn đến tình trạng bệnh nhân phải thay khớp háng lần 2, cụ thể như:

1/ Khớp háng hết hạn sử dụng

Theo các nhà khoa học Mỹ, thời gian tồn tại của khớp háng dài hay ngắn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng vật liệu làm khớp háng, tình trạng sức khỏe và khả năng vận động của bệnh nhân,.. Tuy nhiên, qua thời gian theo dõi và nghiên cứu, các nhà khoa học cho thấy, khớp háng nhân tạo có thời gian tồn tại không quá 20 năm. Chính vì vậy, sau khoảng thời gian này, người bệnh thay khớp háng nhân tạo cần tiến hành thay khớp háng lần 2 để đảm bảo và duy trì hoạt động thường ngày của bản thân.

2/ Do lỏng khớp

Thay khớp háng lần 2 do lỏng khớp

Thông thường sau khi mới thay khớp háng, người bệnh sẽ hết đau hoặc đau ít. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không biết cách chăm sóc sau phẫu thuật, khớp háng nhân tạo có thể bị lỏng và gây đau nhức dữ dội. Đặc biệt, tình trạng đau nhức tăng dần từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng và đau nhiều khi người bệnh vận động. Do đó, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám và phẫu thuật thay khớp háng lần 2 là điều không thể tránh.

3/ Do trật khớp háng

Mặc dù có hạn chế hơn so với khớp háng bình thường nhưng khớp háng nhân tạo cũng có biên độ vận động khá tốt. Do đó, khi gắn vào cơ thể, khớp được cố định vững chắc vào ống tủy xương đùi và xương chậu. Ngoài ra, hệ cơ và dây chằng bao xung quanh giữ khớp cố định ở vị trí và không bị trật ra ngoài. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật thay khớp háng, nếu người bệnh thường vận động mạnh hoặc thực hiện các động tác sai tư thế như xoay chân mổ vào trong, bắt chéo chân mổ sang chân lành,… thì có thể gây trật khớp.

Chính vì lý do này, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau nhức dữ dội ngay tại vùng hông hoặc cũng có thể cơn đau lan rộng xuống đầu gối, cẳng chân. Ngoài ra, khả năng di chuyển, vận động của bệnh nhân sẽ bị hạn chế, người bệnh đi khập khiễng. Cho nên, nếu gặp phải tình trạng này, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám để phẫu thuật chỉnh khớp háng hoặc thay khớp háng lần 2.

4/ Do viêm cơ thắt lưng chậu

Viêm cơ thắt chậu cũng là một trong những lý do bệnh nhân cần thay khớp háng lần 2 để giải quyết cơn đau do khớp háng gây ra. Một khi tình trạng này xảy ra, người bệnh sẽ cảm thấy đau mặt trước khớp háng. Đặc biệt, cơn đau thể hiện rõ nhất khi bệnh nhân chuyển từ tư thế ngồi sang đứng để đi bộ. Tình trạng này xảy ra do ổ cối quá nghiêng trước và làm cho thành ổ cối khớp nhân tạo tì vào dẫn đến viêm thắt lưng chậu. Viêm thắt lưng chậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và gây viêm nhiễm các vùng lân cận. Vì thế, bệnh nhân cần phẫu thuật thay khớp háng lần 2 để loại bỏ tình trạng viêm nhiễm.

5/ Do tổn thương dây thần kinh tọa

Thay khớp háng lần 2 do tổn thương dây thần kinh tọa

Một trong những biến chứng của phẫu thuật thay khớp háng đó là tổn thương dây thần kinh tọa (còn gọi là dây thần kinh hông). Ở mức độ tổn thương nhẹ, người bệnh chỉ cảm thấy tê bì dọc mặt ngoài của cẳng chân và bàn chân. Còn ở mức độ nặng, cơn đau nhức dữ dội sẽ lan rộng theo dây thần kinh và gây khó chịu cho bệnh nhân. Các triệu chứng đau nhức này sẽ thuyên giảm và tự bình phục sau đó 3 – 6 tháng nếu bệnh nhân nghỉ ngơi và bồi bổ đầy đủ. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian tự hồi phục này cơn đau vẫn còn diễn ra và kèm theo tình trạng mất gấp mu chân, người bệnh cần phẫu thuật để xử lý tổn thương hoặc thay khớp háng lần 2 để chấm dứt cơn đau này.

Thay khớp háng lần 2 có sao không?

Theo bác sĩ Trần Đăng Khoa, phẫu thuật thay khớp háng lần 2 là một trong những biện pháp bắt buộc thực hiện đối với bệnh nhân gặp phải các vấn đề về khớp háng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động. Tuy nhiên, ca phẫu thay khớp háng lần 2 được tiến hành hay không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh của người bệnh và nhiều yếu tố khác. Bởi sau cuộc phẫu thuật thay khớp háng lần đầu sức khỏe và hệ xương khớp của bệnh nhân có dấu hiệu suy yếu và trở nên kém linh hoạt. Do đó, tỷ lệ hồi phục lần tiếp theo thường rất khó.

Bên cạnh đó, có một số trường hợp khớp háng bị tổn thương khá nặng đòi hỏi can thiệp phẫu thuật tối đa với thời gian phẫu thuật kéo dài dẫn đến suy hô hấp, nhồi máu cơ tim, thậm chí đe dọa đến tình mạng của bệnh nhân. Chính vì vậy, người bệnh cần cân nhắc thật kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành thay khớp háng lần 2, tránh những rủi ro có thể xuất hiện trong quá trình phẫu thuật.

Trường hợp nào không được thay khớp háng nhân tạo?

Một vài trường hợp tuyệt đối không được thay khớp háng nhân tạo:

  • Người bệnh đang nhiễm khuẩn ngay tại khớp háng hoặc bị nhiễm khuẩn toàn thân.
  • Bệnh nhân có tiền sử mắc chứng rối loạn đông máu hoặc chảy máu.
  • Người bệnh bị ung thư giai đoạn cuối với khả năng sống ngắn hoặc bệnh nhân bị suy thận nặng, suy gan tim,…
  • Bệnh nhân bị liệt nửa người bên khớp háng bị tổn thương.

Trường hợp thay khớp háng nhưng cần cân nhắc khi lựa chọn phương pháp thay khớp háng nhân tạo:

  • Vì khớp háng có tuổi thọ nhất định, cho nên người trẻ tuổi nằm trong danh sách những bệnh nhân cần cân nhắc trước khi phẫu thuật. Bên cạnh đó, khớp háng nhân tạo thường không cho phép người trẻ tuổi tham gia các hoạt động thể thao. Do đó, bác sĩ khuyên bệnh nhân trẻ tuổi nên kéo dài thời gian sử dụng khớp thật càng lâu càng tốt.
  • Người bệnh không có khả năng kiểm soát được hành vi của bản thân cũng nên cân nhắc trước khi chọn giải pháp cuối cùng là phẫu thuật. Bởi việc không áp dụng và tuân thủ đúng theo yêu cầu của bác sĩ sau phẫu thuật chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ trật khớp háng sau phẫu thuật.

Những điều người bệnh cần lưu ý sau phẫu thuật thay khớp háng?

Sau phẫu thuật thay khớp háng, người bệnh nên và không nên làm những điều sau đây để giúp bệnh phục hồi nhanh chóng, tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Giảm cân biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát sau phẫu thuật thay khớp háng

  • Gập đùi là một trong những cách giúp máu lưu thông và phục hồi chức năng của khớp háng, hạn chế sự xuất hiện của cục máu đông. Tuy nhiên, người bệnh không nên gập đùi quá nhiều về phía bụng hoặc không nên gập đùi quá mức với các tư thế như ngồi bắt chéo chân, ngồi xổm, xoay chân vào trong,… Bởi việc thực hiện sai tư thế sẽ khiến khớp háng bị chèn ép và làm tăng nguy cơ trật khớp háng.
  • Người bệnh nên ngồi trên ghế cao và thường xuyên đặt gối giữa hai chân khi ngủ để giảm thiểu tình trạng vẹo khớp háng gây ảnh hưởng đến dáng đi về sau.
  • Khi mang tất đi giày, bệnh nhân không nên cúi khom người mà hãy nhờ sự giúp đỡ của người thân. Bên cạnh đó, nếu bạn thừa cân, các bạn nên tiến hành giảm cân để giảm áp lực dồn nén lên khớp háng, giúp bệnh mau hồi phục.

Thay khớp háng lần 2 thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn lần đầu. Do đó, bệnh nhân nên chăm sóc sức khỏe và có chế độ tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa bệnh tái phát.

BTV: Khả Ngân

→ Tìm hiểu thêm:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 09:19 - 20/07/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *