Quai hàm bị cứng sau khi ngủ dậy nên làm gì?

Chào bác sĩ! Cho tôi hỏi hiện tượng quai hàm bị cứng sau khi ngủ dậy nên làm gì? Dạo này thời tiết hay thay đổi thất thường, sáng ngủ dậy tôi hay bị cứng quai hàm, nhiều lúc không cử động được, hơi đau, nhưng ăn uống cũng bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này lặp đi lặp lại khá nhiều lần và những lần sau mỗi lần cử động quai hàm lại rất đau đớn, không mở miệng to được, tôi lo lắng quá. Không biết trường hợp bị cứng quai hàm sau khi ngủ dậy là mắc bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nên xử lý như thế nào? Mong bác sĩ có thể tư vấn giùm tôi. Cám ơn bác sĩ nhiều!

(Thanh Vinh – 47 tuổi, Hà Nội)

Quai hàm bị cứng sau khi ngủ dậy là bệnh gì?

Chào bác Thanh Vinh, theo như những dấu hiệu và triệu chứng bác đã kể trên thì có thể bác đang mắc chứng loạn năng thái dương hàm. Chứng bệnh này có triệu chứng không cụ thể, rõ ràng, bệnh cũng có thể tự khỏi. Nếu bị một lần, hai lần rồi hết thì không sao. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài và nặng hơn thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và điều trị sớm.

quai-ham-bi-cung-sau-khi-ngu-day-nen-lam-gi

Cứng quai hàm có thể bạn đang mắc chứng loạn năng thái dương hàm

Khi mắc chứng loạn năng thái dương hàm sẽ có những dấu hiệu cơ bản như: khó nhai khi ăn, há miệng bị đau và có biểu hiện ở khớp nhai có tiếng kêu lục cục. Ngoài ra, còn có triệu chứng là khớp bị giãn, để lâu có thể chuyển qua giai đoạn trật khớp thái dương hàm, dính khớp rất nguy hiểm.

Đây được xem là một chứng bệnh không khó chữa. Tuy nhiên, nếu chủ quan và không đi khám và điều trị sớm có thể gây khó khăn trong việc điều trị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận khác trong hệ thống răng hàm mặt.

Khi bị cứng quai hàm nên làm gì?

Cứng quai hàm khiến cho việc nhai thức ăn trở nên khó khăn hơn, cũng như các hoạt động nói năng, sinh hoạt trở nên bất tiện. Để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh loạn năng thái dương hàm, người bệnh nên thực hiện tốt những điều sau đây:

+ Hạn chế nhai thức ăn và ăn các thực phẩm khô, cứng, dai như đồ chiên nướng, kẹo cao su. Thay vào đó nên ăn những thức ăn mềm, nhỏ, thức ăn lỏng, nhiều nước để không phải nhai nhiều.

quai-ham-bi-cung-sau-khi-ngu-day-nen-lam-gi1

Nên ăn thức ăn mềm khi bị đau quai hàm

+ Chườm nóng hoặc lạnh vùng xương hàm, khi đau cơ hàm khiến bạn khó chịu, những lúc này bạn nên dùng túi chườm nóng hoặc túi đá lạnh chườm lên vùng bị đau, những cơn đau sẽ nhanh chóng dịu bớt và thuyên giảm hẳn.

+ Nên thực hiện các động tác massage quai hàm bằng cách liên hệ với bác sĩ, để được bác sĩ hướng dẫn các phương pháp tập vật lý trị liệu để giúp giảm đau mỏi, cứng cơ.

+ Từ bỏ những thói quen không tốt đến hàm và răng như siết chặt răng, nghiến răng, kẹp điện thoại vào cổ khi nghe.

+ Tốt hơn hết, khi thấy những triệu chứng nói trên bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh. Khi biết được nguyên nhân gây bệnh thì mới có biện pháp điều trị hợp lý và đúng cách, tránh tình trạng chủ quan để lâu khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Chúc bác nhanh khỏi bệnh và mạnh khỏe!

→ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 11:31 - 25/03/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *