Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp háng bên trái tốt hiện nay

Xét về mặt giải phẫu học, thì khớp háng bên trái là phần khớp tròn được nối với khớp háng bằng các dịch bôi trơn trong khớp. Mỗi khi vùng hông và vùng xương khớp háng chuyển động, đĩa đệm và sụn khớp sẽ giúp ngăn ngừa ma sát sinh ra trong hố xương. Mặc dù đây là phần khớp xương rất linh hoạt và dẻo dai, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không thể bị phá hủy. Theo năm tháng các sụn khớp dần bị bào mòn và tổn thương, cơ và gân trở nên quá tải. Vậy một trong những nguyên nhân gây đau khớp háng bên trái là gì? Làm thế nào để điều trị dứt điểm? Những thông tin chi tiết sẽ được “bật mí” ngay trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp háng bên trái tốt hiện nay

Nguyên nhân gây đau khớp háng bên trái – Ai cũng phải biết

– Viêm khớp và viêm khớp dạng thấp: Đây là nguyên nhân phổ biến gây đau khớp háng bên trái ở người lớn tuổi. Viêm khớp gây ra tình trạng viêm, sưng trong khớp và bào mòn dần lớp sụn đệm trong xương khiến các xương cọ xát trực tiếp vào nhau gây ra đau, cứng khớp và hạn chế sự vận động, cụ thể là bên bị tổn thương.

– Viêm túi dịch khớp: Túi dịch là các túi chất lỏng giữa các mô như xương, gân và cơ. Chúng giúp giảm sự ma sát giữa các mô này trong chuyển động, sự viêm nhiễm xảy ra sẽ gây ra các cơn đau. Tình trạng này thường là hệ quả của việc thực hiện các thao tác lặp lại ở một cách quá mức hoặc gây quá nhiều tác động lên khớp háng trái, vì thế dễ dàng xác nhận đây là một trong những nguyên nhân đau khớp háng chính.

– Viêm gân và cơ: Gân gồm các dải dày gắn kết xương với cơ. Việc gân phải chịu một áp lực liên tục và thường trong thời gian dài sẽ gây ra những tổn thương và viêm gân xảy ra. Cơ bị căng quá mức do các hoạt động quá tải cũng sẽ bị viêm và cản trở sự hoạt động của khớp háng.

Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp háng bên trái tốt hiện nay

– Rách khớp háng: Tình trạng xước, rách trong vòng sụn khiến vòng sụn yếu đi, không giữ được mỏm xương và xương đùi, trường hợp này thường xảy ra ở những người tập luyện hay vận động viên thường thực hiện các động tác xoay vặn.

Cách điều trị đau khớp háng bên trái – Lời khuyên y khoa

1- Điều trị theo phương pháp Tây Y

  • Dùng thuốc giảm đau: Một số thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng kháng viêm như: aspirin, ibuprofen, naproxen…giúp người bệnh kiểm soát cơn đau. Người bệnh có thể sử dụng thuốc này liên tục trong một thời gian hoặc chỉ sử dụng khi đau, theo sự hướng dẫn của bác sỹ kê đơn. Tuy nhiên, người bị đau khớp háng cũng nên chú ý đến một số tác dụng phụ của thuốc như: buồn nôn, loét hoặc chảy máu dạ dày… Cần đến gặp bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu trên.
  • Sử dụng một số thực phẩm chức năng có thể sử dụng bổ sung như: glucosamine, chondrotin… Tuy nhiên tác dụng của một số loại thực phẩm chức năng vẫn đang gây tranh cãi.
  • Phẫu thuật: Bằng các biện pháp điều trị bảo tồn như trên nếu tình trạng đau không cải thiện, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, chất lượng cuộc sống thì có chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật là biện pháp điều trị đau khớp háng nhanh chóng nhưng đối với người già thì đây là phương pháp này khá rủi ro, có thể để lại nhiều di chứng sau phẫu thuật.

Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp háng bên trái tốt hiện nay

2- Điều trị đau khớp háng bên trái bằng bài thuốc dân gian

– Dùng cây lá lốt: Lấy 10 gam lá lốt và 5 gam lá ngải cứu, rửa sạch 2 nguyên liệu rồi cho vào nồi nước đun sôi. Sau khi vớt lá lốt và ngải cứu ra thì trộn với giấm đã được đun nóng và đắp lên phần khớp háng bị đau. Giữ trên da khoảng 15 phút sẽ làm mất đi các triệu chứng khó chịu.

– Sử dụng cây mồng tơi: Bằng cách rửa sạch rau mồng tơi rồi thái nhỏ ra cho vào nồi nấu canh cùng với xương sườn, pha thêm một thìa rượu trắng cho người bệnh sử dụng khi còn nóng. Như vậy, người bị đau khớp háng bên trái sẽ có một món canh vừa ngon, vừa có tác dụng làm giảm cơn đau. Có thể sử dụng món ăn này trong các thực đơn hàng ngày để giúp làm giảm nhanh cơn đau.

Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp háng bên trái tốt hiện nay

3- Chế độ dinh dưỡng cho người bị đau khớp háng bên trái

+ Người bị đau khớp háng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình. Nên duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D, vitamin B, omega 3 rất tốt cho xương, giúp tái tạo sụn khớp. Ngoài ra, người bị đau khớp háng cũng nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.

+ Tránh uống rượu, bia, hay các thức ăn sẵn, đồ nhiều dầu mỡ. Không nên ăn các loại thực phẩm như: chuối tiêu, các loại cà (cà ghém, cà pháo, cà chua), thịt chó và canh cua.

Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp háng bên trái tốt hiện nay

* Hướng dẫn một số bài tập phục hồi cho người mắc bệnh đau khớp háng bên trái:

Người bị đau khớp háng thường rất khó khăn trong cử động. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên tập các bài tập căng giãn cơ và khớp háng nhằm giúp khớp háng được mềm mại và giúp máu lưu thông tốt hơn.

  • Động tác kéo gối: Nằm ngửa ra trên một mặt phẳng có trải thảm, co hai khớp đầu gối lại và kéo áp sát vào ngực sao cho cảm thấy có sự căng giãn cơ.
  • Động tác căng cơ: Ngồi khoanh chân lại sao cho 2 gót chân áp sát vào nhau rồi kéo từ từ 2 bàn chân về phía khớp háng tạo độ co giãn.

Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp háng bên trái tốt hiện nay

Đau khớp háng bên trái là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý về xương khớp. bệnh không chỉ gặp ở người già mà hiện nay, căn bệnh này đang dần được trẻ hóa. Ngoài việc ngăn ngừa và điều trị bệnh đúng cách, hi vọng người bệnh luôn tuân thủ việc thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh, tránh gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn.

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 16:22 - 02/05/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *