Người bị Gout có uống sữa được không, nên uống sữa gì?

Bệnh Gout bị chi phối bởi chế độ dinh dưỡng, do đó có rất nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề này. Câu hỏi của bạn đọc về vấn đề Người bị Gout có uống sữa được không, nên uống sữa gì?

“Ba tôi mới được chẩn đoán bị Gout, vì bệnh chưa được chữa trị dứt điểm nên bác sĩ khuyên phải thay đổi chế độ dinh dưỡng để tình trạng không chuyển biến nặng hơn. Tôi có tham khảo vài nguồn thông tin về vấn đề người bị Gout có nên uống sữa không thì nhận được nhiều thông tin trái chiều. Tôi gửi câu hỏi mong muốn bác sĩ tư vấn giúp tôi Người bị Gout có uống sữa được không? Xin cảm ơn!”

Minh Huy, 35 tuổi, TP HCM

Chào bạn,

Bệnh Gout là bệnh lý mãn tính chưa thể điều trị dứt điểm, chính vì chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Cho nên ngoài biện pháp điều trị chuyên sâu, người  bệnh buộc phải thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Về thắc mắc Người bị Gout có uống sữa được không? chúng tôi sẽ giải đáp ngay sau đây!

bị Gout có uống sữa được không
Người bị Gout có uống sữa được không

Người bị Gout có uống sữa được không?

Thực phẩm giàu purin được liệt vào “danh sách đen” trong chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân Gout. Trước đến nay, mọi người thường nghĩ sữa có chứa nhiều purin nên không thích hợp với người bị Gout. Tuy nhiên, nghiên cứu về hàm lượng purin từ các nhà khoa học Canada cho thấy sữa chứa ít purin, chỉ chứa khoảng 10-50mg purin trong 100g. Điều này có nghĩa sữa không ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh Gout, bệnh nhân gout có thể bổ sung thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng.

Đạm trong sữa không quá cao và có chứa hai thành phần có lợi – lactalbumin và glycomacropeptide có khả năng giảm thiểu hiện tượng viêm do tinh thể muối urat hiệu quả. Khi hiện tượng viêm giảm, cơn đau gút cấp tính cũng ít xuất hiện hơn.

Đến năm 2004, tạp chí Y học New England đã thực hiện nghiên cứu và cho thấy uống sữa còn tăng khả năng bài tiết axit uric đến 43%. Đồng thời sữa còn chứa hàm lượng canxi cao, đây là thành phần cực kỳ tốt cho xương khỏe, ức chế sự tích tụ và hình thành tinh thể muối urat.

Ngoài ra, sữa còn là nguồn cung cấp năng lượng dễ chuyển hóa cho cơ thể. Với người bị gout, tình trạng rối loạn chuyển hóa chiếm đến 87%, do đó việc thu nạp năng lượng bằng sữa được nhiều chuyên gia khuyến khích.

Như vậy, có thể khẳng định người bị bệnh gout có thể bổ sung sữa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, người bị gout nên cân nhắc trong việc lựa chọn loại sữa sử dụng. Không nên sử dụng sữa nhiều chất béo và đường, đây sẽ là yếu tố cản trở quá trình đào thải axit uric. Vì thận phải đảm bảo lượng đường trong cơ thể ở mức cân bằng, việc thu nạp đồ ăn nhiều đường khiến khả năng đào thải những chất khác bị ngưng trệ, thúc đẩy sự phát triển của bệnh gout.

Loại sữa nào dành cho người bị gout ?

Người bị bệnh gout nên sử dụng loại sữa nào để cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể nhưng không ảnh hưởng đến bệnh là điều được nhiều người quan tâm.

Chuyên gia Nguyễn Minh Toàn – Trưởng khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Sữa bò không đường là lựa chọn hoàn hảo dành cho bệnh nhân gout vì hàm lượng dinh dưỡng và canxi cao nhưng không chứa đường và chất béo. Mỗi ngày dùng 1 – 2 ly sữa, người bệnh sẽ có đủ năng lượng cho cơ thể đồng thời đào thải nồng độ axit uric trong máu hiệu quả.”

bị Gout có uống sữa được không
Bệnh nhân gout nên bổ sung sữa bò không đường để cải thiện sức khỏe

Sữa hạt thường rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên đối với bệnh nhân gout những loại sữa này có nguy cơ khiến bệnh chuyển biến nặng nề hơn. Hàm lượng đạm trong các loại hạt khá cao, có nguy cơ gia tăng cơn đau gút ở bệnh nhân. Người bệnh nên tránh những loại sữa hạt, nhất là sữa đậu nành – đây là loại hạt chứa lượng đạm rất cao.

Bệnh nhân cũng nên tránh sữa bò nguyên chất, bởi loại sữa này chứa nhiều chất béo và đạm hơn bình thường. Điều này đồng nghĩa với việc nồng độ axit uric trong máu có thể tăng cao và kéo theo những cơn đau gút cấp tính.

Ngoài việc bổ sung sữa vào chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên chú trọng những thực phẩm lành mạnh hỗ trợ cơ thể đào thải axit uric hiệu quả. Đồng thời loại bỏ những thực phẩm làm tăng nồng độ axit uric như rượu bia, thịt đỏ, hải sản,…

Vì sữa chứa nhiều canxi, do đó người bệnh nên kết hợp với những bài tập thể dục để tăng quá trình chuyển hóa, giúp mật độ xương tăng, cải thiện độ cứng cáp và khỏe mạnh cho xương khớp. Nếu bổ sung nhiều canxi nhưng không kết hợp luyện tập, có nguy cơ canxi sẽ tích tụ không đúng chỗ và hình thành gai, nhất là khi bệnh nhân có độ tuổi cao.

Trả lời cho thắc mắc người bị gout có uống sữa được không và nên uống loại sữa nào thì đó là sữa bò không đường. Người bệnh nên bổ sung sữa bò không đường với liều lượng ở mức phù hợp để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Tham khảo thêm:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 23:35 - 19/01/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *