Khi nào nên chọc hút dịch khớp gối – cách phòng tránh biến chứng

Các hoạt động mạnh, trọng lực tăng đột ngột cũng là nguyên nhân khiến cho bao hoạt dịch của khớp gối bị tổn thương và làm tràn dịch. Biểu hiện ban đầu của tràn dịch khớp gối không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng về lâu dài nó có thể gây nên rất nhiều biến chứng. Vậy khi nào nên chọc hút dịch khớp gối? Cách phòng tránh biến chứng do tràn dịch khớp gối là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những vấn đề liên quan đến phương pháp chọc hút dịch khớp gối nhé.

Khi nào nên chọc hút dịch khớp gối - cách phòng tránh biến chứng

Khi nào nên chọc dịch khớp gối?

Khi nào nên chọc hút dịch khớp gối? – Không thể bỏ qua

Chọc hút dịch khớp gối là thủ thuật hút bớt lượng dịch khớp dư thừa trong khớp gối bằng kim nhỏ. Mục đích của thủ thuật này là giúp chẩn đoán các bệnh lý ở khớp gối như viêm khớp mủ ở đầu gối, tràn dịch khớp gối, viêm màng hoạt dịch khớp không đặc hiệu hay tình trạng tràn máu ổ khớp gối sau khi chấn thương. Đây là thủ thuật đơn giản tuy nhiên cần phải thực hiện tại cơ sở chuyên khoa uy tín. Đồng thời, cần phải tuân thủ và đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và nguyên tắc vô trùng nhằm đạt hiệu quả tốt nhất cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Chỉ định xét nghiệm dịch khớp gối trong trường hợp:

  • Viêm màng hoạt dịch khớp gối chưa rõ nguyên nhân.
  • Viêm màng hoạt dịch khớp gối nghi ngờ bị nhiễm khuẩn, lao.
  • Viêm màng hoạt dịch khớp trong các bệnh lý về khớp gối như thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mạn tính thiếu niên, viêm khớp vẩy nến,…
  • Tràn dịch khớp gối sau chấn thương.
  • Tràn dịch khớp gối chu kỳ.
  • Chọc dò khớp gối thường được áp dụng nhằm chẩn đoán bệnh tràn dịch khớp gối, viêm màng hoạt dịch khớp,…

Khi nào nên chọc hút dịch khớp gối - cách phòng tránh biến chứng

Thủ thuật chọc dịch khớp gối

Chọc dò khớp gối chống chỉ định trong các trường hợp:

  • Người mắc bệnh ưa chảy máu.
  • Người đang điều trị bằng thuốc chống đông máu.
  • Người bị tổn thương vùng da ở khớp gối, ngay tại vị trí cần chọc hút dịch khớp gối.

Lưu ý: Cần hết sức thận trọng khi chọc hút dịch khớp gối ở những người cao huyết áp, suy tim, tiểu đường hoặc chưa được kiểm soát đường máu, người suy giảm miễn dịch nặng (do HIV).

Nguyên tắc khi chọc hút dịch khớp gối:

  1. Thủ thuật cần phải được tiến hành trong phòng tiểu phẫu.
  2. Thực hiện theo đúng kỹ thuật, vô trùng tuyệt đối
  3. Bệnh nhân được thực hiện chọc hút dịch khớp gối phải tự nguyện và hợp tác trong quá trình thực hiện.
  4. Dịch khớp cần phải được xét nghiệm trong vòng 8 tiếng ở nhiệt độ phòng và trong 24 giờ nếu được bảo quản dịch ở nhiệt độ từ 4-8°C.
  5. Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám và chọc dò khớp gối

Các bước tiến hành chọc dò khớp gối

  • Bước 1: Bác sĩ sử dụng một cây bút để đánh dấu vị trí khớp gối cần đưa kim vào chọc hút.
  • Bước 2: Sát trùng khớp gối cần chọc hút bằng bông cồn iod 1% thật kỹ.
  • Bước 3: Tiêm thuốc gây mê hoặc xịt thuốc tê lên vùng da ở khớp gối.
  • Bước 4: Tiến hành chọc và hút dịch khớp bằng bơm tiêm nhựa vô trùng và kim vô khuẩn.
  • Bước 5: Dán băng dính vô trùng lên vị trí khớp gối vừa được chọc kim sau khi chọc hút dịch khớp gối.
  • Bước 6: Băng chun khớp gối cố định tạm thời nếu cần thiết.

Khi nào nên chọc hút dịch khớp gối - cách phòng tránh biến chứng

Cách phòng tránh biến chứng do tràn dịch khớp gối

Để phòng tránh các biến chứng do tràn dịch khớp gối, người bệnh cần phải hết sức lưu ý trong các vấn đề sau:

+ Không vận động mạnh, mang vác quá sức khi có dấu hiệu tổn thương đầu gối và gây tràn dịch khớp gối.

+ Nên kiểm tra chức năng khớp sau tổn thương hoặc có dấu hiệu tổn thương.

+ Điều trị tràn dịch khớp gối do chấn thương, tai nạn: Với trường hợp này, người bị tràn dịch khớp gối sẽ phải áp dụng phương pháp can thiệp xâm lấn bằng cách chích hút dịch khớp, tiêm thuốc kháng sinh để giảm đau, chống viêm giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Đồng thời các bác sĩ cần phải xét nghiệm để chuẩn đoán tình trạng bệnh. Sau đó có thể thực hiện phẫu thuật để xử lý triệt để tình trạng tràn dịch khớp gối và viêm nhiễm phần mềm xung quanh khớp gối.

+ Đối với việc điều trị bệnh tràn dịch khớp gối do nguyên nhân bệnh lý, người bệnh cần đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Nếu như bệnh nhẹ có thể điều trị tràn dịch khớp gối bằng cách dùng thuốc giảm đau, chống viêm, kháng sinh để giảm các triệu chứng bệnh. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng các bài thuốc Đông y, Nam Dược giúp cho việc điều trị lâu dài an toàn, ít tác dụng phụ hơn thuốc Tây.

+ Tuy nhiên, nếu như bệnh tràn dịch khớp gối nặng, có khả năng người bệnh cần được phẫu thuật để can thiệp loại bỏ dịch khớp thừa, viêm nhiễm. Trường hợp không may mắn nhất có thể phải thay khớp gối để cải thiện chức năng vận động, giúp người bệnh không trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.

Khi nào nên chọc hút dịch khớp gối - cách phòng tránh biến chứng

Nói tóm lại để hạn chế biến chứng của bệnh tràn dịch khớp gối, tốt nhất người bệnh không nên chủ quan trước những biểu hiện tạm thời. Nếu không thể nhận định được nguyên nhân hoặc cụ thể bệnh thì nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.

Khi nào nên chọc hút dịch khớp gối cần phải dựa trên rất nhiều yếu tố cần thiết và liên quan đến tình trạng bệnh. Tuy nhiên, hãy cải thiện chế độ sinh hoạt và vận động để hạn chế những thương tổn.

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 16:33 - 02/05/2018

Bình luận

  1. Nguyễn Ngọc Thiên Trang Trả lời

    Em bị tràn dịch do tai nạn, em đã chọc dịch nhưng do đi lại khá nhiều nên bị tràn dịch lại. Nhưng lượng dịch rất ít, em không cảm thấy khó chịu khi đi lại. Cho em hỏi có cần phải đi hút dịch lại không ạ. Và không hút thì có sao không?

  2. Đào ánh tuyết Trả lời

    Em bị tràn dịch khớp gối đã hút dịch và nặn máu đông,lượng dịch đã ít nhưng gập gối cảm thấy rất nặng và đau là sao ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *