Hướng dẫn tập luyện phục hồi giãn dây chằng đầu gối

Đầu gối là vùng có rất nhiều sợi dây chằng như dây chằng chéo trước, dây chằng bên, dây chằng chéo sau, chúng có tác dụng bao bọc khớp. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp không may có thể khiến cho dây chằng của bạn bị đứt hoặc bị giãn. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Những lúc này, ngoài việc điều trị bệnh bằng nội khoa, ngoại khoa thì các bài tập vật lý trị liệu cũng được áp dụng khá nhiều. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn đến mọi người cách tập luyện phục hồi giãn dây chằng đầu gối hiệu quả nhất.

1. Đối tượng dễ bị giãn dây chằng đầu gối

Đứt hoặc giãn dây chằng đầu gối nguyên nhân chủ yếu là do chấn thương thể thao. Đối với nam giới thường xảy ra khi chơi một số môn thể thao vận động mạnh như bóng chuyền, bóng đá, chảy nhảy.

Tai nạn trong sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông cũng là một nguyên nhân chính gây ra giãn dây chằng đầu gối. Ví dụ khi đi xe máy bất ngờ bị té họ thường dùng chân để trụ và chống đỡ. Việc này có thể gây trật khớp hoặc gãy chân rất nguy hiểm.

Người già, người cao tuổi thường hay bị thoái hóa khớp gối, khớp không khỏe nên đi đứng yếu, dễ bị trượt cầu thang cũng rất dễ bị giãn dây chằng đầu gối.

huong-dan-tap-luyen-phuc-hoi-gian-day-chang-dau-goi

→ Đối với những người khi không may bị tai nạn, giãn dây chằng thường có những triệu chứng cơ bản sau:

+ Bị lỏng gối: Người bệnh có cảm giác đau, khó chịu, đi lại khó khăn, yếu ớt, vận động dễ bị té, vấp ngã.

+ Sưng đầu gối: Khi di chuyển sẽ nghe thấy tiếng rắc rắc trong khớp gối, kèm theo đó là sưng gối, da ửng đỏ.

+ Teo cơ: Khi bị chấn thương để lâu đùi sẽ bị teo cơ, chân bị teo sẽ yếu và khó di chuyển hơn so với chân kia.

∗ Thông tin hữu ích cho bạn: Người mổ dây chằng nên ăn và kiêng ăn gì?

2. Bài tập phục hồi giãn dây chằng đầu gối

Như đã nói ở trên, ngoài việc điều trị bệnh bằng phương pháp nội khoa, ngoại khoa thì các bài tập vật lý trị liệu tại nhà cũng được rất nhiều áp dụng. Tuy nhiên, quá trình tập luyện cần phải kiên trì và đúng cách thì mới đem lại hiệu quả cao.

∗ Duỗi gối thụ động

Bài tập được thực hiện như sau: Kê gót chân bên bị giãn dây chằng lên một chiếc gối hoặc chăn mỏng. Tiếp theo dùng tay ấn nhẹ gối xuống mặt giường để giữ phần gối duỗi thẳng trong khoảng 5,6 giây, sau đó thả lỏng 10 giây và tiếp tục bài tập như ban đầu.

huong-dan-tap-luyen-phuc-hoi-gian-day-chang-dau-goi1

∗ Tập cơ tứ đầu

Khi bị dãn dây chằng đầu gối, người bệnh cần phải nhanh chóng điều trị và tập luyện để tránh tình trạng teo cơ. Sau khi kết thúc bài tập 1, tư thế chân đang duỗi thẳng, người bệnh tiếp tục tiến hành bài tập gồng cơ tứ đầu gối. Bước đầu tiên duỗi thẳng hai chân, kê phía dưới gót một chiếc chăn mỏng và gồng căng cơ tứ đầu gối để giữ vững gối tồi từ từ nhấc toàn bộ phần chân lên khỏi mặt giường khoảng 20-30 cm là đủ. Thực hiện bài tập từ 6-8 lần mỗi ngày cho đến khi chân duỗi thẳng được.

∗ Tập vận động khớp háng, cử động phần cổ chân

Người bệnh nằm thẳng trên sàn nhà, đặt phần chân duỗi thẳng dựa vào tường, tạo với mặt tường một góc 90 độ. Sau đó từ từ co dần bàn chân bên gối bị giãn dây chằng xuống cho đến khi cảm thấy khớp gối căng lại thì dừng lại. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây rồi thu chân về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác này từ 2-4 lần.

huong-dan-tap-luyen-phuc-hoi-gian-day-chang-dau-goi2

∗ Tập phần cơ bắp chân

Bài tập cơ bắp chân rất quan trọng trong quá trình tập luyện phục hồi giãn dây chằng. Vì cơ bắp chân có tác dụng làm vững hai bên khớp gối nhờ công dụng dịch chuyển phần xương dây chằng ra phía trước. Người bệnh nên nhớ, bước đầu thực hiện bài tập cơ bắp chân nhưng không tì phần trọng lượng cơ thể lên. Sau một thời gian, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn tì toàn bộ phần trọng lượng cơ thể lên cơ bắp chân ở giai đoạn tiếp theo khi bệnh nhân đã có sự chuyển biến bệnh nhất định.

∗ Tập nhóm cơ mặt sau đùi

Đối với bài tập này, không nên tập vào giai đoạn đầu khi vừa mới bị đứt dây chằng, mà nên tập vào tuần thứ 4-6 trong thời gian điều trị bệnh. Cách thực hiện như sau: Nằm ngửa, duỗi thẳng chân trên giường, nhẹ nhàng gồng phần cơ mặt phía sau đùi đồng thời ấn gót chân xuống mặt giường, giữ nguyên trong 6 giây sau đó thả lỏng và thực hiện khoảng 8-12 lần.

→ Ngoài việc điều trị bệnh bằng các bài tập, để nhanh khỏi bệnh người cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cụ thể như:

huong-dan-tap-luyen-phuc-hoi-gian-day-chang-dau-goi3

+ Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin như rau xanh, trái cây tươi, đồng thời bạn cũng nên chọn những thức ăn mềm dễ tiêu hóa.

+ Ăn thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, và các loại hải sản khác. Ngoài ra, một số đạm thực vật bạn cũng nên bổ sung như: Đậu phụ, bột đậu nành, các loại đậu đỗ hạt.

+ Bổ sung thực phẩm chứa axit béo omega-3: Chất này có nhiều trong các loại cá, đặc biệt là cá hồi.

+ Nên kiêng ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất hóa học không tốt cho sức khỏe như thức ăn chế biến sẵn, cà phê, rượu bia, thuốc lá.

+ Thực phẩm đông lạnh cũng không nên sử dụng, vì chúng không chỉ mất chất dinh dưỡng mà khi bảo quản lâu sẽ tiềm tàng rất nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

 ➡ BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 00:45 - 21/12/2018

Bình luận

  1. Phạm Văn Trung Trả lời

    Chào Bác sĩ, tôi bị dãn dây chằng đầu gối do đá bóng cách đây 1 năm. lúc mới đi lại thì hơi đau sau đó đi lại bình thường. Nhưng thời gian gần đây khi đi lại có cảm giác hơi bị lỏng khớp.
    Vậy nhờ bác sĩ tư vấn giờ tôi nên tập luyện như thế nào để cải thiện tình trạng.
    Cảm ơn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *