Thai phụ cần đặc biệt cần hết sức cẩn trọng với việc sử dụng thuốc trong thời gian đầu của thai kỳ, vì lúc này các cơ quan của thai nhi mới bắt đầu hình thành. Vậy mang thai uống thuốc khớp được không? Giai đoạn cần cẩn thận nhất là 13 – 56 ngày sau khi thụ thai. Sau 12 tuần thai ảnh hưởng của dược phẩm đối với thai nhi giảm bớt đi. Tuy vậy trong suốt 9 tháng theo lời khuyên của các bác sĩ sản khoa thì không được sử dụng thuốc một cách tùy tiện – dùng thuốc sẽ chỉ được chỉ định trong trường hợp khi lợi ích của nó phải vượt xa nhiều lần so với ảnh hưởng đến thai nhi. Trong các trường hợp cụ thể bác sĩ đều phải “đặt lên bàn cân” tất cả các yếu tố “được” và “mất” tùy theo thể trạng của người mẹ.
Phụ nữ mang thai uống thuốc khớp được không?
Bác sĩ Hà Thị Thu Sương, Trung tâm chăm sóc bà mẹ và trẻ em chia sẻ: “Thực tế, phụ nữ mang thai hầu như không được sử dụng bất kỳ một loại kháng sinh nào vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai kỳ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh nhất định phải điều trị bằng thuốc và việc sử dụng này cần có sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa điều trị. Ở giai đoạn đầu thai kỳ, người mẹ thường chưa trang bị kiến thức mang thai kỹ càng nên rất dễ mắc phải sai lầm trong việc dùng thuốc.”
Khi hiểu được những tác động mà thuốc viêm khớp dạng thấp gây ra trong mỗi giai đoạn phát triển của thai nhi thì bạn sẽ có thể tránh được tác hại của thuốc tới thai nhi và dùng sao cho đúng cách. Thai nhi sẽ phát triển theo 3 giai đoạn cơ bản:
Ảnh hưởng của thuốc điều trị khớp đối với thai nhi:
+ 3 tháng đầu tiên được biết tới là quá trình hình thành các cơ quan. Trong trường hợp sử dụng thuốc sẽ dẫn tới việc làm cho quá trình này bị sai lệch gây ra các dị tật bẩm sinh, thậm chí là quái thai.
+ 3 tháng giữa thai kì là quá trình các cơ quan hoàn thiện, phát triển. Lúc này thai nhi ít nhạy cảm hơn, ít bị làm ảnh hưởng từ thuốc nhưng khi đó một số bộ phận trong cơ thể của thai nhi sẽ tiếp tục biệt hóa như cơ quan sinh dục, thần kinh và thuốc sẽ làm ảnh hưởng tới những bộ phận này.
+ 3 tháng cuối thai kỳ hầu như các bộ phận của thai nhi đã hình thành đầy đủ tuy nhiên chức năng hoạt động vẫn chưa được hoàn thiện hoàn toàn. Mặt khác nhau thai cũng sẽ mỏng đi, sử dụng thuốc có thể khiến cho các thành phần thấm vào trong bào thai.
Như vậy, thuốc điều trị bệnh khớp sẽ có những tác dụng không tốt làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như gây ra một số bất lợi khác nhau đối với cơ thể của thai nhi. Vì vậy, các mẹ bầu phải hết sức thận trọng trong việc dùng thuốc để điều trị. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc làm giảm triệu chứng trong thời kỳ mang thai.
Có nên mang thai khi mắc bệnh xương khớp hay không?
Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ mắc bệnh xương khớp nên điều trị dứt điểm trước khi có ý định mang thai để thời gian thai kỳ trở nên thuận tiện hơn. Nếu chẳng may mắc bệnh xương khớp trong thời gian mang thai, các mẹ bầu phải hết sức lưu ý với các nhóm thuốc được giới thiệu ở dưới đây vì ngoài việc giảm nhanh triệu chứng của bệnh, nó còn có các dụng cải thiện tình trạng của bệnh, ngưng lại sự hủy hoại của chức năng khớp. Tuy nhiên, không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Cyclophosphamid, methotrexate: Đây là loại thuốc sẽ gây ra quái thai, khiến sự phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng. Do đó trong suốt quá trình mang thai bạn không được phép dùng. Đối với người đang trong độ tuổi sinh đẻ thì cần phải chắc chắn sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp, ngừng dùng trong vòng 3 tháng mới được có thai.
Lefunomid: đây là một chất có khả năng gây ra tích lũy nếu như người bệnh dùng lâu. Nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, nếu người mẹ dùng thuốc này thì trẻ sơ sinh ra đời sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Do đó, nếu người mẹ đang trong quá trình dùng thuốc phải đảm bảo sau 2 năm mới được có thai. Ngoài việc dùng thuốc trong thai kỳ, các mẹ bầu có thể cải thiện tình trạng đau nhức của mình bằng cách:
+ Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, không để cơ thể chống lại sức nặng của thai nhi khi cơ thể tăng cân đột ngột. Việc nghỉ ngơi đúng lúc sẽ giúp cho các khớp không trượt lên nhau quá mức sẽ làm giảm triệu chứng đau.
+ Mẹ bầu có thể ngồi kiểu nửa nằm nửa ngồi, dựa lưng vào gối mềm để thai nhi không trực tiếp đè lên khung chậu nên giảm đau khớp háng. Tư thế ngủ của mẹ bầu nên nằm nghiêng trên một lớp chăn mỏng hoặc gối mỏng để đỡ đau lưng.
+ Thường xuyên vận động cơ thể bằng những bài tập phù hợp như nằm giữa giường và nhấc chân khỏi giường, co duỗi chân hạ xuống. Mỗi ngày tập 30 phút, nhưng tập 4-5 nhịp dừng lại một chút để nghỉ ngơi. Bài tập này giúp duy trì sức mạnh của cơ hông, đồng thời hỗ trợ cho việc chuyển dạ trở nên thuận lợi.
+ Ngoài ra, chị em nên bổ sung đủ lượng DHA, omega-3, vitamin, nước, canxi calcium corbiere để ngăn ngừa tình trạng thiếu canxi và các dưỡng chất cần thiết cho quá trình mang thai.
Như vậy, mang thai uống thuốc khớp được không không còn là vấn đề đáng lo ngại. Theo các chuyên gia nhận định, việc đau nhức xương khớp có thể chấm dứt sau khi sinh, nếu trường hợp này kéo dài, chị em nên thăm khám tại chuyên khoa uy tín để có phương pháp điều trị phù hợp hơn.
Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!