Sưng khớp đầu gối là biểu hiện của bệnh gì? làm sao giảm đi những cơn đau nhức đầu gối một cách hiệu quả và nhanh chóng? Hãy tham khảo những mẹo đơn giản sau đây.
Sưng khớp đầu gối là bệnh gì?
Sưng khớp đầu gối hay còn gọi là đau đầu gối. Đây là một trong những tình trạng đầu gối bị sưng do tích tụ một lượng lớn chất lỏng ở trong hoặc xung quanh khớp gối. Và tình trạng sưng khớp đầu gối có thể xảy ra do chấn thương trong quá trình lao động, di chuyển hoặc sưng cũng có thể là bệnh lý xương khớp nào đó gây ra. Sau đây là các bệnh lý xương khớp có thể gây sưng khớp đầu gối.
1/ Bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Viêm đa khớp dạng thấp – một căn bệnh tự miễn và thường hay gặp ở phụ nữ trung niên. Biểu hiện thường hay thấy nhất của bệnh viêm đa khớp dạng thấp đó là người bệnh sẽ thấy cảm giác co cứng khớp vào mỗi buổi sáng, gây khó khăn vận động, đặc biệt là đau nhức. Triệu chứng sưng khớp đầu gối trong bệnh viêm đa khớp dạng thấp thường có tính đối xứng. Do đó, nếu bên khớp này bị, chắc chắn khớp còn lại cũng bị ảnh hưởng.
2/ Bệnh thoái hóa khớp gối
Đây là một trong những căn bệnh gây tổn thương xương dưới sụn và sụn khớp, gây giảm thiểu điều tiết dịch khớp, làm giảm khả năng bôi trơn giữa các khớp, khiến cho khớp va chạm vào nhau gây đau nhức. Bên cạnh biểu hiện đau nhức, bệnh nhân cũng gặp phải các triệu chứng thoái hóa khớp gối kèm theo đó là tiếng kêu răng rắc, lạo xạo trong khớp gối. Đồng thời, khớp gối bị co cứng gây khó khăn trong vấn đề di chuyển, nhất là vào buổi sáng sớm. Bệnh thoái hóa khớp nói chung hay thoái hóa khớp gối nói riêng là căn bệnh kinh niên và rất hay thường gặp ở đối tượng là người lớn tuổi.
3/ Bệnh gout
Sưng khớp đầu gối xảy ra cũng có thể do căn bệnh gout “ác quái” gây ra. Đây cũng là một trong những triệu chứng hiển nhiên của bệnh gout, bởi lượng acid uric tích tụ trong khớp gối gây chèn ép dây thần kinh gây đau nhức. Ngoài biểu hiện sưng đau, bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy khớp gối khó cử động và da bên ngoài khớp có màu đỏ.
→ Thông tin hữu ích: Nguyên nhân chính gây ra bệnh gout
Bị sưng khớp đầu gối phải làm sao?
Như đã nói ở trên, người bệnh bị sưng khớp đầu gối có thể là do chấn thương hoặc do bệnh lý. Do đó, để điều trị sưng khớp đầu gối mang lại hiệu quả cao, cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Sau đây là cách khắc phục triệu chứng sưng khớp đầu gối, người bệnh nên làm.
1/ Đặt lịch thăm khám
Người bệnh nên tiến hành đặt lịch thăm khám khi thấy đầu gối có dấu hiệu sưng phồng, đau nhức nghiêm trọng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên đến gặp bác sĩ khi thấy gối có dấu hiệu bị biến dạng như đỏ tấy. Hoặc nên đến bệnh viện khám ngay sau đó 4 ngày khi dấu hiệu sưng khớp đầu gối không có dấu hiệu thuyên giảm.
Tại nơi bạn thăm khám, bác sĩ sẽ giúp bạn tiến hành làm các xét nghiệm, thủ thuật kiểm tra như chụp cộng hưởng từ, chụp X – quang,… Dựa vào kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây sưng khớp đầu gối là do chấn thương hay do bệnh xương khớp. Từ đó, tùy thuộc vào mức độ tổn thương khớp gối bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bệnh. Có hai cách điều trị bệnh sau khi thăm khám, đó là:
✽ Điều trị sưng khớp đầu gối bằng Tây Y
Dựa vào mức độ tổn thương của khớp gối, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho người bệnh sử dụng. Thuốc dùng ở đây có thể là thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm, giúp xoa dịu cơn đau nhức, làm chậm hoặc ngăn ngừa quá trình viêm nhiễm khớp.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, các chuyên gia y tế cũng khuyên bệnh nhân nên sử dụng đúng cách và đúng liều thuốc. Bởi ưu điểm nổi bật của thuốc Tây là giúp làm giảm cơn đau trong thời gian ngắn nhưng nhược điểm khó khắc phục của thuốc là luôn tác động xấu đến dạ dày và các bộ phận khác như gan, thận. Do đó, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định, không nên tự ý sử dụng, tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
✽ Yêu cầu tiến hành phẫu thuật
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây sưng khớp đầu gối, các chuyên viên xương khớp sẽ đề nghị bệnh nhân phẫu thuật. Một số trường hợp sưng khớp đầu gối cần tiến hành phẫu thuật như
- Người bệnh bị chấn thương gây sưng đau khớp đầu gối có kèm theo triệu chứng gãy xương hoặc sụn chêm bị rách, dây chằng bị ảnh hưởng không hề nhẹ.
- Hoặc phẫu thuật cũng có thể được chỉ định khi người bệnh mắc các bệnh như thoái hóa khớp gối, viêm đa khớp dạng thấp,… mà các biện pháp điều trị bảo tồn không đem đến hiệu quả trị liệu.
- Ngoài ra, phẫu thuật được tiến hành khi có biến chứng gây biến dạng khớp xuất hiện.
Một vài hình thức phẫu thuật thường được áp dụng sau đây:
- Nội soi khớp đầu gối: Biện pháp này giúp loại bỏ mô đã bị hủy hoại hay lỏng lẻo ra khỏi khớp gối.
- Thay khớp gối: Nếu đầu gối của bạn không có bất kỳ dấu hiệu nào tiến triển cho thấy khả năng hồi phục, khi đó, thay khớp gối là điều chắc chắn xảy ra.
- Thủ thuật chọc khớp gối: Giúp loại bỏ dịch tồn dư trong khớp, làm giảm áp lực xương khớp và giảm đau.
2/ Mẹo điều trị sưng khớp đầu gối
Nếu tình trạng sưng khớp đầu gối xảy ra ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các mẹo điều trị sưng khớp gối từ dân gian sau đây để giúp giảm đau tại nhà, đồng thời, tăng cường hỗ trợ, phòng tránh bệnh quay trở lại.
✽ Dùng lá ngải cứu kết hợp với muối chườm ấm
Mẹo chữa trị sưng khớp đầu gối không còn xa lạ với người bệnh. Đây cũng là mẹo dân gian được rất nhiều bác sĩ chuyên gia đánh giá khá cao, bởi cách làm đơn giản nhưng cho kết quả tốt. Chất giảm đau chứa trong ngải cứu kết hợp với tính kháng khuẩn, chống viêm của muối giúp làm tăng khả năng thẩm thấu, giảm đau nhức, sưng tấy và hạn chế viêm.
Bệnh nhân dùng 100g lá ngải cứu với 40g muối biển hạt to. Đem muối biển và lá ngải cứu đi rang trên chảo nóng từ 6 – 7 phút. Sau đó, cho hỗn hợp này vào túi chườm và đặt lên khớp đầu gối bị sưng. Chườm liên tục cho đến khi hỗn hợp nguội lại. Kiên trì thực hiện biện pháp này, chứng sưng khớp đầu gối sẽ thuyên giảm.
✽ Dùng gừng chữa đau nhức do sưng khớp đầu gối
Một số nghiên cứu gần đây đã chứng mình gừng có ảnh hưởng khá tốt đến việc làm giảm đau ở khớp gối. Tính chống viêm, chống oxy hóa và chống loét của gừng sẽ giúp làm cản trở sự viêm nhiễm khớp, giảm sưng. Chính vì vậy, thực phẩm này được coi như vị thuốc trị liệu bệnh xương khớp khá hiệu quả.
Bệnh nhân chỉ cần sử dụng 1 củ gừng đem giã nhuyễn với một ít muối và đắp lên vùng đầu gối bị sưng. Thực hiện liên tục, triệu chứng sưng khớp đầu gối sẽ giảm nhanh chóng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể dùng gừng pha trà rồi hòa thêm mật ong uống mỗi ngày cũng giúp cải thiện cơn đau.
✽ Chườm nóng đầu gối bằng lá đu đủ và muối
Bệnh nhân chỉ cần sử dụng một vài lá đu đủ với 100g muối biển hạt to. Sau đó, bạn cho muối biển vào chảo và rang nóng lên. Sau đó, cho muối biển vào một miếng vải đã được vệ sinh sạch. Dùng lá đu đủ quấn quanh khớp gối rồi đắp muối lên vùng khớp gối bị sưng.
Trong quá trình đắp, người bệnh nên di chuyển bọc muối đi qua đi lại hết khớp gối cho đến khi muối nguội hoàn toàn thì dừng lại. Rang lại muối và tiếp tục chườm khoảng 1 đến 2 lần. Thực hiện đều đặn hàng ngày, cơn đau nhức ở đầu gối sẽ nhanh chóng biến mất. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên lưu ý, trước khi chườm nên kiểm tra độ ẩm của muối có gây ảnh hưởng đến da hay không. Bởi chườm muối với nhiệt độ cao có thể gây phỏng da và tác động xấu đến mạch máu và dây thần kinh cảm giác dưới da.
Trên đây là các mẹo trị sưng khớp đầu gối bệnh nhân có thể sử dụng để điều trị triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra ngay tại nhà. Tuy nhiên, các mẹo này chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau và chỉ hiệu quả khi bệnh ở mức độ nhẹ. Cho nên, cách tốt nhất, bệnh nhân vẫn nên đến bệnh viện kiểm tra và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
BTV: Hạ Thiên
➥ Xem ngay: Bệnh viêm khớp gối mãn tính – những điều cần phải biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!