Biểu hiện thường gặp khi bị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm dù xảy ra ở một hay nhiều đĩa đệm thì những dấu  hiệu phát bệnh đều giống nhau, bệnh gây nên những cơn đau nhức do thần kinh cột sống bị tổn thương. Để xác định bệnh thoát vị đĩa đệm một cách rõ ràng không nhầm lẫn với các căn bệnh khác thì bạn nên lưu ý một số đặc điểm nhận dạng như sau:

Triệu chứng nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm

Chuyên gia y tế cảnh báo khi gặp phải một số biểu hiện xảy ra ở lưng, cột sống, đốt sống cổ giống như những gì mô tả dưới đây thì mọi người nên cảnh giác đi khám chụp X- Quang từ sớm giúp loại bỏ bệnh càng sớm càng tốt.

           a) Đau tại vùng bị thoát vị

thoat-vi-dia-dem-bieu-hien

Vùng thoát vị cột sống có thể là thoát vị đốt sống cổ, đốt sống lưng và thường khi thoát vị đĩa đệm thường xảy ra những cơn đau nhức khó chịu tại vùng thoát vị, đau nhức liên tục, đau nhiều hơn khi vận động liên tục.

Trường hợp thoát vị đĩa đệm bị lệch nặng có thể gây chèn ép các dây thần kinh cảm giác làm ảnh hưởng tới các chi tay và chân làm đau tay chân khó vận động. Cơn đau càng nghiêm trọng hơn nếu như để bệnh khéo dài mà không có biện pháp điều trị bệnh hợp lý.

           b) Tê bì chân tay

Rễ thần kinh bị chèn ép gây tê  các chi tay chân, đối với vùng thoát vị đĩa đệm sống cổ thì khả năng tê vùng cánh tay, các chi tay là khá cao, tê bì thường xuyên nhưng không diễn ra liên tục. Còn đối với vùng thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng thì tê bì chân, bắp chân, mặt ngoài bắp chân.

Cảm giác tê bì này xuất hiện không thường xuyên và có thể xuất hiện trước cơn đau hoặc sau cơn đau.

          c) Thoát vị đĩa đệm gây yếu cơ

Yếu cơ làm giảm sức vận động, hoạt động cầm nắm trở nên khó khăn hơn. Có thể nói đây là dấu hiệu cho biết bệnh thoát vị đĩa đệm đã tiến triển rơi vào giai đoạn muộn. Bệnh lúc này đã ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe của người mắc phải dễ phát hiện bởi những cơn đau và vận động yếu.

         d) Vận động hạn chế, mất khả năng vận động

Việc vận động có thể bị hạn chế do đĩa đệm bị lệch, nhất là trường hợp gập người xuống hoặc ngửa ra đều trở nên khó khăn đối với người bị thoát vị địa đệm. Nặng nhất là bệnh nhân có khả năng mất vận động không thể thực hiện vận động như bình thường.

Dựa vào các triệu chứng biểu hiện bên ngoài thôi chưa đủ, muốn biết chính xác có mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm hay không thì bệnh nhân cần thực hiện một số xét nghiệm như: Chụp X- Quang, hay MRI hoặc CT được dùng để củng cố chẩn đoán chính xác bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh.

XEM THÊM :

Bệnh thoái hoá khớp vai, vôi hoá sụn khớp: bài thuốc chữa hiệu quả.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp Đông y – phương pháp hiệu quả nhất hiện nay

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 10:33 - 13/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *