Bà bầu bị đau xương mu tháng cuối thai kỳ có phải sắp sinh không?

Nhiều mẹ bầu thường cảm thấy đau xương mu tháng cuối thai kỳ, vậy đây có phải là dấu hiệu em bé sắp chào đời hay không?

Xương mu với tên gọi tiếng anh là pubis là một phần xương của vùng xương chậu. Hai bên xương chậu được kết nối bằng khớp xương mu ở phía trước và khớp có thể co giãn nhờ hệ thống dây chằng. Do đó, khi dây chằng bị kéo căng sẽ gây đau nhức vùng xương mu. Mẹ bầu thường gặp phải tình trạng đau nhức này ngay trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Đau xương mu tháng cuối ó phải sắp sinh hay không? đau xương mu có phải sắp sinh
Đau khớp háng và xương mu khi mang thai

Đau xương mu tháng cuối thai kỳ có phải sắp sinh không?

Theo bác sĩ sản phụ khoa Đỗ Ngọc Lan (bệnh viện phụ sản Trung Ương) cho biết, đau xương mu tháng cuối thai kỳ là một trong những hiện tượng phổ biến và tự nhiên ở mẹ bầu, nhất là phụ nữ mang thai ở tuần thai nhi thứ 37. Do đó, mẹ bầu không cần phải lo lắng về vấn đề này. Đau xương mu vào những tháng cuối có thể do những nguyên nhân sau đây.

  • Bé yêu quay đầu: Như các bạn cũng biết, vùng xương mu thực hiện nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ phần phía trên của cơ thể. Chính vì vậy, vào những tuần cuối của thai kỳ, đầu thai nhi bắt đầu xuống thấp hơn. Đây chính là thời gian, lượng hormone Relaxin được điều tiết nhiều nhằm giúp vùng xương chậu và dây chằng giãn nở nhiều hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho bé chào đời. Do đó, người mẹ sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội ở vùng xương mu vào những tháng cuối của giai đoạn mang thai. Tình trạng đau nhức sẽ thuyên giảm khi bé yêu quay đầu hoàn toàn.
  • Do vận động, đi lại nhiều: Vào những tháng cuối của chu kỳ thai nhi, người mẹ cần có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn mức bình thường và hạn chế đi lại, vận động. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu không tuân thủ theo nguyên tắc này sẽ gây áp lực lên dây chằng, xương mu và gây đau nhức. Cảm giác đau nhức thường tập trung chủ yếu ở vùng khớp háng, bẹn, hông và đùi,…
  • Thiếu canxi ở mẹ bầu: Theo các chuyên gia khoa dinh dưỡng và khoa sản, việc mẹ bầu bị đau mu vùng kín khi mang thai tháng cuối thai kỳ có thể là do thiếu canxi. Bởi thiếu canxi mật độ xương sẽ bị loãng và trở nên yếu ớt, dễ bị đau nhức và mệt mỏi.
  • Mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh thoát vị đĩa đệm và thoái hóa khớp háng: Nếu mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh thoái hóa khớp háng hoặc bệnh thoát vị đĩa đệm thì tình trạng đau xương mu tháng cuối thai kỳ là điều không thể tránh khỏi. Bởi cột sống phải gánh đỡ trọng lượng cơ thể quá nặng dẫn đến hiện tượng đĩa đệm bị thoát ra ngoài và xương khớp bị thoái hóa nhanh hơn gây đau nhức.

Đau xương mu tháng cuối do bà bầu bị thót vị đĩa đệm

Tuy nhiên, bác sĩ Đỗ Ngọc Lan cũng cảnh báo tình trạng sắp sinh đối với trường hợp mẹ bầu bị đau nhức xương mu dồn dập vào tuần thai 37 trở đi. Cho nên, bác sĩ khuyên mẹ bầu nên đến ngay bệnh viện và chuẩn bị tinh thần chào đón bé yêu ra đời nếu hiện tượng đau nhức xương mu tháng cuối có kèm theo các biểu hiện như chân phù nề, có dấu hiệu sa bụng, đi tiểu nhiều và các cơn đau thường co thắt,… Một số dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần phải biết đó là

  • Thở dễ dàng hơn và kèm theo triệu chứng đi tiểu nhiều: Trong quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở do thai nhi đè lên cơ hoành. Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ sẽ cảm thấy dễ thở hơn do thai nhi tụt sâu xuống vùng xương chậu giúp giải phóng áp lực hệ hô hấp. Song song với quá trình này, bàng quang bị đè nén dẫn đến hiện tượng bà bầu đi tiểu nhiều.
  • Ra dịch nhầy: Dịch nhầy thường đảm nhận vai trò bảo vệ thai nhi khỏi các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài. Tuy nhiên, trong những tháng cuối thai kỳ, cổ tử cung bắt đầu co giãn và mở ra. Lúc này, lớp dịch nhầy sẽ rò rỉ và chảy ra ngoài. Dịch nhầy thường xuất hiện vài phút trước khi mẹ bầu lâm bồn và có màu trong suốt hoặc màu hồng nhạt kèm theo những tia máu.
  • Mẹ bầu bị vỡ ối: Hiện tượng này thường rất hiếm khi xảy ra, chỉ 1 /10 phụ nữ mang thai mới gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng này, có thể bạn sắp sinh.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên cảnh giác với tình huống đau xương mu tháng cuối nếu biểu hiện đau từ âm ỉ chuyển sang đau co thắt mạnh vùng tử cung và có kèm theo dịch nhờn âm đạo. Bởi đây có thể là dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn có nguy cơ sinh non.

⇒ Kết luận: Dựa vào câu trả lời nêu trên, chúng ta có thể đưa ra kết luận như sau: Đau xương mu tháng cuối thai kỳ không phải là dấu hiệu sắp sinh mà có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên lưu ý những biểu hiện kèm theo để có hướng chủ động hơn trong quá trình lâm bồn.

Cách giúp cải thiện cơn đau xương mu tháng cuối thai kỳ

Các triệu chứng đau nhức vào những tháng cuối thai kỳ như đau xương mu, khung xương chậu hay đau khớp háng,… thường khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Vì vậy, bà bầu nên tham khảo và áp dụng những giải pháp sau đây để cải thiện tình trạng đau nhức do bệnh gây ra.

Bổ sung nước giúp giảm đau xương mu tháng cuối cho bà bầu

  • Bổ sung đủ nước, lượng canxi và hàm lượng dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp cơn đau xương mu tháng cuối thuyên giảm hiệu quả.
  • Bên cạnh đó, bà bầu nên vận động nhẹ nhàng tại nhà bằng các động tác yoga dành riêng cho mẹ bầu hoặc đi bộ nhẹ nhàng và chậm rãi vừa giúp giảm đau nhức vừa giúp mẹ bầu dễ sinh.
  • Ngồi và đứng đúng tư thế giúp mẹ bầu cải thiện cơn đau hiệu quả. Bà bầu nên ngồi với tư thế sao cho chân vuông góc với sàn nhà giúp máu lưu thông tốt hơn. Đặc biệt, khi đứng mẹ bầu nên đứng thẳng tránh trường hợp đứng cong vẹo, nghiêng sang một bên khiến trọng lượng cơ thể đổ dồn và gây đau nhức dữ dội hơn.

Với câu trả lời cho câu hỏi đau xương mu tháng cuối có phải mẹ bầu sắp sinh không mà chúng tôi đề cập trên, bà bầu không nên lo lắng mà hãy giữ cho tâm lý thật thoải mái để giúp quá trình sinh diễn ra thuận lợi hơn.

BTV: Khả Ngân

➥ Tìm hiểu ngay: Bà bầu bị đau khớp háng nên làm gì mau khỏi?

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 08:52 - 20/07/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *