Những triệu chứng đốt sống cổ: mỏi cổ, đau cổ, cứng gáy, đau nhức bả vai,… rất dễ nhận biết, người bệnh cần nhận biết sớm và điều trị bởi một khi đốt sống cổ bị thoái hóa, tổn thương nghiêm trọng thì các cơ quan khác cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định.
Nội dung bao gồm:
I. 4 Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ điển hình nhất
- Mỏi cổ, cứng cổ, đau vùng cổ
- Khó khăn trong việc xoay vùng cổ
- Cứng gáy, ngáp, chóng mặt
- Đau nhức các vị trí: thái dương, hai hố mắt, trán, vai, cánh tay
Đốt sống cổ là nơi tập trung nhiều dây thần kinh nhất và có mối liên hệ trực tiếp với những bộ phận khác trong cơ thể. Nếu bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở mức độ nặng, các chồi xương và khối lồi thoái hóa đốt sống cổ cũng sẽ nhanh chóng phát triển theo nhiều chiều hướng khác nhau. Lúc này, tủy sống cổ sẽ rất dễ bị chèn ép, làm xuất hiện hội chứng cổ – tủy sống và gây đe dọa đến sức khỏe người bệnh.
I. 4 Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ điển hình nhất
Khi gặp phải một số triệu chứng được liệt kê dưới đây, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị đúng cách để tránh tình trạng gây ra biến chứng không cần thiết.
1 – Mỏi cổ, cứng cổ, đau vùng cổ
Đây là những triệu chứng điển hình nhất của căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Thời gian đầu, khi mắc bệnh ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ có triệu chứng mỏi cổ, cứng cổ. Vùng cổ thường xuyên bị đau nhưng chỉ là những cơn đau âm ỉ, thoáng qua. Về sau, cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều hơn, có khi đau dữ dội, khiến người bệnh bị đau nhức cổ, vô cùng khó chịu. Khi bệnh nặng, cơn đau biến đổi phức tạp hơn, nhanh chóng lan dần từ vùng sống cổ xuống bả vai và cánh tay, thậm chí kéo dài từ gáy sau đó lan ra tai. Một số trường hợp, bệnh nhân sẽ bị tê liệt tạm thời, mất cảm giác linh hoạt, đau buốt khó chịu ở vùng cổ.
Khi mắc phải căn bệnh này, đa số bệnh nhân đều rơi vào trạng thái mất ngủ, sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng. Nếu tình trạng này vẫn cứ tiếp tục tiếp diễn, người bệnh sẽ rất dễ gặp phải tình trạng sái cổ, vẹo cổ. Bên cạnh đó, mỗi khi thời tiết lạnh, tình trạng đau nhức vùng cổ ngày càng tăng lên. Đôi khi chỉ cần những cơn hắt hơi cũng đã khiến cho cho vùng cổ càng thêm đau nhức.
2 – Khó khăn trong việc xoay vùng cổ
Khi mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ, việc người bệnh cử động vùng cổ, xoay cổ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, khi thời tiết trở trời, bệnh nhân sẽ rất dễ gặp phải tình trạng cổ bị vướng và đau, có khi bị vẹo cổ. Nếu bệnh nhân vẫn cố tiếp tục thực hiện động tác xoay vùng cổ sẽ rất dễ bị đau nhức, đồng thời vùng cổ sẽ xuất hiện thêm tiếng kêu răng rắc.
Nhiều người cảm thấy thoải mái hơn khi xoay cổ và nghe tiếng kêu này. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cứ tiếp tục lặp lại động tác này sẽ càng khiến cho vùng cổ bị thoái hóa nhanh hơn. Nếu không tiến hành điều trị bệnh kịp thời, tình trạng này kéo dài sẽ rất dễ khiến cho bệnh nhân bị liệt cổ.
3 – Cứng gáy, ngáp, chóng mặt
Với những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở mức độ nặng sẽ rất dễ gặp phải tình trạng cứng gáy. Bệnh nhân sẽ rất khó cử động được vùng cổ, kèm theo đó là hiện tượng ngáp, buồn ngủ nhưng người bệnh lại không thể nào ngủ được. Khi dùng tay ấn vào vùng gáy, nhất là vùng gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức. Nếu tiến hành chụp X – quang cột sống cổ sẽ rất dễ nhận thấy tình trạng hẹp đĩa liên đốt, biến dạng thân đốt sống, có gai xương ở vùng cổ của người bệnh.
Khi các đốt sống cổ bị thoái hóa, gai xương sẽ nhanh chóng mọc ra ở các đốt sống gây chèn ép các dây thần kinh. Đồng thời làm hẹp động mạch đốt sống thân nền, chèn ép động mạch sống nền và làm suy giảm quá trình tuần hoàn máu lên não. Khi tuần hoàn não không thể cung cấp đủ máu lên não sẽ gây ra triệu chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt,suy giảm trí nhớ, mất ngủ,…
4 – Đau nhức các vị trí: thái dương, hai hố mắt, trán, vai, cánh tay
Đốt sống cổ là cơ quan có quan hệ mật thiết với những bộ phận khác. Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng theo gây ra tình trạng đau nhức ở vùng thái dương, trán, hai hố mắt. Bên cạnh đó, người bệnh còn có cảm giác tê tay, vai do đám rối thần kinh cánh tay bị chèn ép. Kèm theo đó là tình trạng chóng mặt, ù tai, nhức đầu, hoa mắt.
Những cơn đau liên tiếp ở vùng cổ cũng sẽ nhanh chóng lan lên đầu, gây ra tình trạng đau nhức ở đỉnh đầu và trán. Bên cạnh đó, cơn đau từ vùng gáy cũng sẽ nhanh chóng lan xuống tới bả vai và cánh tay ở một hoặc cả hai bên. Một số trường hợp, bệnh nhân bị mất đi cảm giác ở đôi tay, thậm chí cả cánh tay và cả bàn tay cũng có thể bị tê liệt.
II. Phân loại dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ theo 10 cấp độ
Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, những dấu hiệu của bệnh sẽ nặng dần lên không được thăm khám và chữa trị kịp thời. Dưới đây là 10 cấp độ tăng dần của bệnh thoái hóa đốt sống cổ bạn cần biết, từ đó xác định được mình đang mắc bệnh ở cấp độ mấy để có biện pháp xử lý phù hợp.
– Cấp độ 1: Mới đầu, khi người bệnh thực hiện ngửa đầu nhìn lên trần nhà sẽ có cảm giác bị cứng khớp và đau nhẹ ở cổ.
– Cấp độ 2: Người bệnh có cảm giác đau mỏi cổ thường xuyên, nhiều lúc cảm giác đau và cứng khớp lan sang cả vùng vai và lưng.
– Cấp độ 3: Khi ngủ đầu người bệnh dễ dàng bị tuột khỏi gối, sau khi ngủ dậy có cảm giác khó vận động ở cổ, đau, khó chịu, đặc biệt là vào buổi sáng.
– Cấp độ 4: Lúc này cánh tay có cảm giác bị tê và đôi khi có cảm thấy mờ mắt, nhìn không rõ.
– Cấp độ 5: Đi lại khó khăn, xiêu vẹo, thị lực kém nên dẫn đến không thể đi lại trên một đường thẳng như bình thường.
– Cấp độ 6: Phần cổ, vai và cánh tay hạn chế hoạt động và thậm chí không thể cầm nổi bút để viết.
– Cấp độ 7: Không thể cầm đũa để ăn mà chỉ có thể dùng thìa gắp thức ăn.
– Cấp độ 8: Mệt mỏi, không có sức lực để đi lại, thậm chí có cảm giác không trọng lượng.
– Cấp độ 9: Một số chức năng như đại tiện, tiểu tiện và hoạt động chăn gối khó khăn.
– Cấp độ 10: Lúc này thì bệnh tình đã trở nên rất nghiêm trọng, bệnh nhân phải nằm một chỗ không thể bước xuống khỏi giường.
III. Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên làm gì?
Thoái hóa đốt sống cổ không chỉ gây đau nhức mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, ngoài việc thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ cần thực hiện tốt chế độ ăn uống và sinh hoạt, cụ thể:
A. Chế độ dinh dưỡng
Một chế độ ăn uống khoa học có thể góp phần hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp cho người bị thoái hóa đốt sống cổ. Vậy nên người bệnh cần tích cực bổ sung những thực phẩm sau vào chế độ ăn uống hàng ngày.
– Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin và omega3 như cá hồi, hàu, tôm, cua, ốc để giúp bổ sung nhiều protein, chất béo, glucid, kẽm, magie, canxi làm cho hệ xương khỏe mạnh và giảm đau, kháng viêm tốt hơn. Tuy nhiên, mỗi tuần bạn chỉ nên bổ sung hải sản 2-3 lần là tốt nhất.
– Sữa và các sản phẩm từ sữa cũng là những thực phẩm mà người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn. Trong sữa có chứa nhiều canxi giúp xương phát triển và hoạt động khỏe mạnh hơn. Mỗi ngày một ly sữa không những tốt cho xương khớp mà còn tốt cho hệ tiêu hóa, đẹp da.
– Những loại rau xanh đậm như súp lơ xanh, rau chân bina, cải xoăn, cải xoong chứa rất nhiều canxi tốt cho người bệnh xương khớp. Vì vậy, bạn nên ăn chúng mỗi ngày để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn.
– Ăn nhiều trái cây chứa vitamin C như cam, quýt, ổi, dâu tây, kiwi giúp ngăn ngừa quá trình thoái hóa khớp và tăng tổng hợp chất collagen type I từ đó làm tăng mật độ của xương cột sống, xương sẽ chắc khỏe hơn.
– Các loại gia vị: Hành, tiêu, tỏi, ớt, gừng, lá lốt đều là những gia vị chứa nhiều chất kháng viêm tự nhiên. Những chất này giúp kích thích lưu thông máu đến nuôi dưỡng các khớp, đồng thời giảm các triệu chứng đau nhức cho người bệnh.
– Ngoài những thực phẩm cần bổ sung nói trên, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng nên kiêng ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ ngọt, nhiều đường, các loại thịt đỏ, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, vì đây đều là những tác nhân khiến bệnh nặng hơn.
B. Chế độ luyện tập
Chế độ tập luyện hàng ngày giúp quá trình chữa bệnh nhanh khỏi, đồng thời giúp hạn chế các triệu chứng đau do thoái hóa đốt sống cổ gây ra hiệu quả. Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ cần chú ý thực hiện những điều sau:
– Tuyệt đối không được mang vác nặng, thường xuyên, nếu mang vác đồ trong một thời gian dài thì cần giải lao 5 phút rồi tiếp tục, không được cúi quá nhiều.
– Thực hiện các bài luyện tập tại nhà nhẹ nhàng, không được tập những môn cần nhiều sức lực như tập tạ.
– Thư giãn cơ thể, giúp vùng cổ thoải mái hơn bằng cách đứng hai chân rộng bằng vai, thả lỏng các cơ ở cổ, hai mắt nhìn thẳng và hít thở tự nhiên.
– Dùng tay nhẹ nhàng xoa bóp phần cơ phía sau gáy từ trên xuống, từ từ chuyển động đầu sang phía bên trái. Sau đó lại quay về vị trí ban đầu, hít vào. Tiếp theo chuyển động sang phải, mắt nhìn phải, thở ra, rồi trở về vị trí ban đầu, hít vào.
– Người bệnh có thể nhún vai, nghiêng bên phải, bên trái hoặc cúi về phía trước, ngửa ra sau và dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng phần cơ sau gáy. Khi thở ra thì đầu nên nghiêng về phía bên trái, khi hít vào thì đầu nghiêng về phía bên phải.
– Mỗi ngày nên thực hiện các bài tập đơn giản trên 5 phút mỗi lần, cách 1 tiếng/ lần. Kiên trì lâu dài để có hiệu quả cao.
Việc nhận biết rõ các triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ giúp chúng ta sớm phát hiện ra bệnh, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm. Chúc mọi người sức khỏe!
➥ Bạn nên xem ngay: 3 Cách chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ phổ biến nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!